Bi kịch sau cuộc đua “phân chia giai cấp” bằng những viên “lắc”
Với “dân chơi” Sài thành thì đẳng cấp ăn chơi, “bay lắc” được phân biệt rất rõ ràng. Nhưng đàng sau những cuộc chơi ấy, bi kịch đọng lại cung không phải là hiếm…
Cũng phải nói thêm rằng, cơn lốc thuốc “lắc” thâm nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 1990 qua một số Việt kiều về nước. Một thời gian ngắn sau nó đã lan rộng trong các vũ trường, quán bar. Dân chơi đêm thời đó bắt đầu nhảy vào cuộc đua “ phân chia giai cấp” bằng những viên “lắc” có giá trị khác nhau.
Chúng tôi đã có nhiều ngày đêm theo chân những “thợ bay” để tìm hiểu con đường xâm nhập và hệ thống cung cấp, vận chuyển loại ma túy độc hại này…
Ảnh minh họa.
“Thợ bay” đủ loại đẳng cấp
Tôi được Quân giới thiệu cho một “thợ bay” tên Hải hiện đang làm DJ cho bar cà phê S. Trước khi làm “thợ bay” Hải đã từng là một tay chơi rủng rỉnh tiền của, thường cặp với những quí bà hàng U50 để moi tiền. Rồi Hải nghiện nặng và trở thành “thợ bay”. Hải thừa nhận rằng cái giới hạn giữa mua thuốc để chơi và mua thuốc để bán là vô cùng mong manh, bởi dân “bay” khi mới vào cuộc còn xông xênh tiền bạc thì rất vô tư, nhưng khi đã đến mức “cháy túi” thì phải làm “thợ bay”.
Hải cho biết thông thường ai nắm được mối thuốc quen thì bao giờ giá mua cũng mềm hơn. Nếu lấy được cho một hội chơi khoảng vài chục viên, mỗi viên ăn hoa hồng 40.000 – 50.000 đồng thì coi như dư tiền “bay”. Một vài lần như thế, cái ý nghĩ bán thuốc mặc nhiên thành thói quen, mỗi tối chịu khó đưa vài mối là có tiền “bay”.
Tối đó, tôi và Hải đóng bộ bảnh bao rồi trực chỉ bar S. Khách của bar (Q.1, TP.HCM) này phần lớn là dân “gay”. Hải chọn chỗ ngồi gần sân khấu, trên đó hai cô gái đang uốn éo trong trang phục… hai mảnh, với nửa phần ngực trần lộ ra bên ngoài. Anh chàng dẫn chương trình cầm micro làm những đ ộng tác gợi dục, chốc chốc lại gào lên “Henessy là Henessy, Heineken là Heineken, vui lên đi, say lên đi các bạn trai bạn gái ơi…”. Càng về khuya, các cô gái nhảy mồi càng quậy bạo, họ chia từng cặp đứng đối diện nhau uốn éo, gợi tình với những động tác mà người ta chỉ có thể làm ở… chốn phòng the.
Không gian ngột ngạt bởi mùi thuốc lá, rượu bia và tiếng nhạc ầm ĩ. Hải đang ngồi lắc lư thì một thanh niên tóc vàng hoe đến nói nhỏ vào tai. Hải đứng dậy, móc điện thoại ra điện cho ai đó. Chỉ ít phút sau một nhân viên của quán đến, vờ cầm ly bia mời tôi uống rồi nhanh tay dúi cho Hải một gói nhỏ. Hải đứng dậy đi vào nhà vệ sinh giao cho “khách hàng” rồi trở ra ghé tai tôi nói: “Lấy bảy con cười (viên thuốc có hình mặt cười) giao cho tụi nó sáu viên, lời một viên”. Khai thác mãi Hải mới tiết lộ người cung cấp hàng cho Hải là một tay phân phối ở đường H.M.G, rồi nhất quyết không chịu hé thêm điều gì khác. Giữa khuya, khắp vũ trường, trên bàn của các “thượng đế” nhiều chai bia, rượu mạnh uống dở nằm chỏng chơ.
Xuyên qua ánh sáng lờ nhờ chớp tắt của dàn đèn laser, chúng tôi thấy nhiều khuôn mặt đờ đẫn, thẫn thờ. Những khuôn mặt vô cảm như bóng ma, duy chỉ có cái đầu còn lúc lắc, quay cuồng theo điệu nhạc. Không biết ở bar này có bao nhiêu “thợ bay”, cũng không thể thống kê được có bao nhiêu người đã “cắn” thuốc, nhưng một điều chắc chắn là sau khi chúng tôi ra về chỉ riêng khoản lãi Hải đã kiếm đến năm con “lắc”.
Theo thượng tá Lê Thanh Liêm, trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.HCM, thời gian gần đây khi hoạt động mua bán heroin có chiều hướng giảm thì hoạt động mua bán ma túy tổng hợp (thuốc “lắc”) đang diễn ra phức tạp tại các nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke. Nguồn thuốc “lắc” tuồn về VN chủ yếu qua đường hàng không, đường thủy và đường tiểu ngạch qua biên giới Lào, Campuchia. Quy luật hoạt động bất di bất dịch của bọn trùm đường dây thuốc “lắc” là không bao giờ ra mặt hoặc trực tiếp phân phối tận tay các “đại lý” mà giao cho đàn em.
Video đang HOT
Khi hàng về tới VN, chúng phân phối về các mạng lưới đại lý khắp các quận, huyện. Từ đây thuốc “lắc” sẽ tiếp tục sang tay cho bọn chuyên đi bỏ mối tại các nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke. Tại những nơi này, bọn bỏ mối thuốc sẽ cấu kết với nhân viên quản lý, phục vụ, tiếp viên, vũ nữ, bảo vệ, xe ôm… để trực tiếp bán cho con nghiện. Những con nghiện nắm được đầu mối, lấy hàng sang tay cho bạn chơi để kiếm chút tiền lời tiếp tục “bay” thì dân “lắc” gọi là “thợ bay”. Từ “đại lý” cho tới nhữngông trùm.
Làm sao ngăn chặn “cơn lốc lắc”
Những viên thuốc lắc Thượng tá Lê Thanh Liêm cho biết hiện hàng “lắc” có mặt ở thị trường VN có xuất xứ từ châu Âu, chủ yếu là từ Bỉ, Hà Lan và hàng châu Á thì phần nhiều xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng châu Âu thường nặng, chất lượng hơn, khoảng 1.000 viên thì cân nặng 500g, còn hàng châu Á phải từ 1.500 viên mới có trọng lượng tương đương. Vì vậy dân “bay” rất thích hàng châu Âu dù giá đắt hơn rất nhiều lần so với hàng châu Á.
Cũng theo thượng tá Liêm, quá trình điều tra cho thấy hàng châu Âu đi theo đường hàng không từ Hong Kong về Tân Sơn Nhất hoặc đi theo đường thủy từ Hong Kong về cảng Hải Phòng. Trong chuyên án triệt phá đường dây vận chuyển, cung cấp thuốc “lắc” do Vũ Minh Đào cầm đầu, PC17 đã bắt quả tang khi y và đồng bọn đang vận chuyển từ Hải Phòng vào TP.HCM hơn 2.000 viên “lắc”. Trong một chuyên án khác đầu năm 2005, cơ quan này cũng bắt hai đối tượng người nước ngoài vận chuyển 1.000 viên “lắc” từ Hong Kong về Hải Phòng rồi đưa vào TP.HCM phân phối.
Theo tiết lộ của Hải, hàng châu Á thường đi theo con đường tiểu ngạch, chủ yếu qua biên giới Campuchia về TP.HCM. Con đường này được các đối tượng buôn bán ma túy khai thác triệt để vì dễ đi. Phương thức vận chuyển được Hải khái quát: “Cứ khoảng một vài tháng thì những tay trùm thuốc “lắc” ở Việt Nam lại liên lạc với các tay chế biến thuốc ở Campuchia để đặt hàng, sau đó vận chuyển về Việt Nam qua cửa khẩu An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh”. Con đường thẩm lậu từ bên ngoài vào Việt Nam là vậy, còn đường đi của những viên “lắc” vào những ngóc ngách ăn chơi ở Sài Gòn này như thế nào?
Chúng tôi đã khai thác được chút ít về thủ đoạn của những tay phân phối lẻ từ Hải. Hải cho biết ngoài mối hàng bên Phạm Thế Hiển, Hải, một số “thợ bay” và những nhân viên quán bar, vũ trường còn lấy hàng theo khu vực như ở Q.8 do mẹ con bà D. và Ng.D. cung cấp. Quy luật của mẹ con bà D. là chỉ xuất hàng từ khoảng 17-18 giờ hôm trước cho đến rạng sáng hôm sau. Ở P.Tân Định (Q.1) có bà T. bỏ hàng bằng cách ngụy trang bán quán nước, đàn em của T. giao hàng thì ngụy trang làm nghề xe ôm và thuốc ở đây chỉ bắt đầu bán từ sau 21 giờ đêm. Còn những “đại lý bán lẻ” này lấy hàng từ đâu thì chúng tôi đành chịu.
Trung Hiếu
Theo_Người Đưa Tin
Lý - tình trong vụ "nhượng chồng" 50 triệu đồng
Câu chuyện một người đàn ông được "nhượng" lại với giá 50 triệu đồng giữa hai người phụ nữ đã gây ra nhiều tranh cãi về cái lý, cái tình.
50 triệu đồng để sống với người khác
Ông Trần Văn Thương và bà Bùi Thị Nhị sống chung với nhau từ năm 1992 và có 3 đứa con. Sau đó ông Thương có qua lại với một người phụ nữ khác tên Bùi Thị Hiền. Sau khi hòa giải không thành, bà Nhị đồng ý nhận 50 triệu đồng và để ông Thương đến sống với bà Hiền.
Giấy thỏa thuận giữa ba người có nội dung: "Ngày 24/5/2010 âm lịch, tôi Bùi Thị Nhị đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại... Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới ai".
Sau hai năm chung sống, ông Thương bỏ đi, bà Hiền tìm gặp bà Nhị để đòi lại 50 triệu đồng. Ngày 28/6/2013, tại TAND huyện Thoại Sơn, ông Thương nhận trách nhiệm và cam kết trả 50 triệu đồng cho bà Hiền trong 60 ngày. Vài tháng sau, bà Nhị xin ly hôn nhưng tòa tuyên không công nhận bà Nhị và ông Thương là vợ chồng.
Quá thời hạn trả nợ, bà Hiền tiếp tục khiếu kiện với lý do cho bà Nhị "mượn" 50 triệu đồng chứ không phải "cho". TAND huyện Thoại Sơn căn cứ vào tờ thỏa thuận có dấu sửa nên yêu cầu bà Nhị trả 50 triệu đồng cùng 11 triệu đồng tiền lãi phát sinh.
Chuyện hi hữu này xảy ra tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn (An Giang).
Nhiều câu hỏi quanh chữ "mượn"
Nhiều bạn đọc đã thốt lên rằng đây là trường hợp hi hữu trong những câu chuyện về mối quan hệ ba người. Phần khác thì bày tỏ sự băn khoăn tại sao tòa lại quyết định xử bà Nhị phải trả 50 triệu đồng và 11 triệu đồng tiền lãi dựa trên một văn bản có chỉnh sửa.
Trước tòa, bà Hiền đưa ra tờ thỏa thuận có dòng chữ "cho chị Bùi Thị Nhị mượn với số tiền mặt là 50 triệu đồng thời hạn 1 năm", trong đó chữ "mượn", số "1" và vài chỗ có dấu sửa, được tô đậm lên.
Bà Nhị thì khẳng định các chữ "mượn" và "thời hạn 1 năm" trong tờ thỏa thuận là... ghi thêm.
Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Thủy viết: Văn bản đó có đúng với quy định pháp luật không vì nội dung văn bản cũng là vi phạm pháp luật rồi? Người chồng có phải là tài sản giao dịch không, chẳng lẽ Việt Nam có quy định cho thuê hay bán người sao?
Một bạn đọc khác bày tỏ quan điểm: Giấy nợ có chỉnh sửa mà toà lại xử như kiểu không hề có gì. Thật là buồn.
Nhiều ý kiến khác cho rằng hợp đồng nhượng chồng, mượn chồng là trái với luật hôn nhân gia đình và hoàn toàn vô giá trị.
"Theo tôi, việc hợp đồng mượn chồng là trái với luật hôn nhân gia đình. Vì vậy, tòa không cần phải can thiệp vào hợp đồng này", một bạn đọc chia sẻ.
Đồng tình, bạn đọc Nguyễn Công Minh viết: Đây là thỏa thuận trái pháp luật (trái với pháp luật về hôn nhân và gia đình) do đó bị vô hiệu hóa. Còn nếu có chữ mượn thì cần giám định xem tờ giấy vay mượn này có bị sửa chữa hay không.
50 triệu đồng thực tế là tiền cấp dưỡng?
Nhận định về vụ việc này, luật sư (LS) Lê Quang Vũ, Phó trưởng văn phòng luật sư Người Nghèo, cho rằng bản án ly hôn đã xác định ông Thương và bà Nhị không phải là vợ chồng nhưng bà Nhị đang chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ và các con của ông Thương thì ông Thương phải có trách nhiệm cấp dưỡng là hợp tình, hợp lý.
LS Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng vì bà Nhị và ông Thương không phải là vợ chồng nên một số ý kiến cho rằng bà Hiền, ông Thương vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là không chính xác.
"Tôi cho rằng trong vụ tranh chấp này cần tập trung vào giấy thỏa thuận ba bên giữa bà Nhị, bà Hiền, ông Thương để làm rõ 50 triệu đồng bà Hiền đưa cho bà Nhị là khoản tiền bà Hiền tặng cho bà Nhị để "bù đắp tổn thất tinh thần" hay là khoản tiền bà Hiền cho bà Nhị vay. Theo đó, toà án cấp phúc thẩm cần tổ chức giám định lại giấy thỏa thuận ba bên để xác định sự thật của vụ án", LS Hậu nói.
Trong khi đó, LS Lê Quang Vũ nhận định vì bà Hiền đã đồng ý cho ông Thương nhận trách nhiệm trả nợ 50 triệu đồng nên cho dù số tiền bà Nhị nhận là tiền vay, tiền cho, tiền cấp dưỡng... thì bà Nhị cũng không còn trách nhiệm đối với bà Hiền.
"Do đó, bà Hiền không có quyền khởi kiện bà Nhị trong lần khởi kiện thứ hai, trừ trường hợp số tiền khởi kiện lần 2 là một giao dịch khác lần khởi kiện thứ nhất. Tòa án có thể đối chiếu văn bản thỏa thuận giữa bà Hiền, ông Thương, bà Nhị trong hai vụ kiện sẽ xác định được bản chất sự việc", LS Lê Quang Vũ nói thêm.
Trao đổi với TTO, một chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình cho rằng câu chuyện này cũng là một lời cảnh báo đối với những người đang có các quan hệ ngoài luồng.
"Cơ sở của một mối quan hệ, một gia đình bền vững là sự chung thủy và tôn trọng lẫn nhau. Nếu nghĩ rằng người vợ hay người chồng là "vật sở hữu" của mình và mình có thể nhượng lại cho người khác thì không đúng. Hậu quả của việc này không chỉ với những người lớn mà còn đối với những đứa trẻ trong gia đình", chuyên gia nhận định.
Thỏa thuận ba bên không vi phạm pháp luật
Theo LS Lê Quang Vũ, thỏa thuận ba bên về mặt đạo đức, thuần phong mỹ tục thì không phù hợp, nhưng không vi phạm pháp luật.
Lẽ ra các bên nên giải quyết vấn đề này theo trình tự pháp luật là bà Nhị, ông Thương giải quyết việc ly hôn, cấp dưỡng xong, rồi ông Thương có thể đến sống chung với bà Hiền và bà Hiền có thể đưa tiền cho ông Thương thanh toán tiền cấp dưỡng.
Lưu ý, việc ông Thương không chịu sống chung với bà Hiền nữa không phải là lỗi của bà Nhị.
Theo_Zing News
Tích hận thù, ra tay sát hại 2 cháu nhỏ Hai bé gái chưa tròn 10 tuổi đã không thể ngờ rằng kỳ nghỉ hè lại là ác mộng trong cuộc đời của các em. Chỉ vì những xích mích thường ngày của người lớn mà hai em đã phải gánh chịu cơn oán giận... Đối tượng Tang Kỷ Siêu và hiện trường vụ án mạng Hãi hùng phát hiện xác 2 con...