Bi kịch quen thuộc trong phim Disney: Sát thương nhân vật đến trầm cảm, đau đớn vô cùng vì dựa trên sự kiện thực tế
Hầu hết nhân vật Disney đều phải trải qua chuyện đau lòng này, nghe mà khóc hết nước mắt!
Nếu từng lớn lên với hoạt hình Disney, cày đi cày lại nhiều tác phẩm đỉnh cao, thì chắc hẳn bạn sẽ biết ngay một mô-típ quen thuộc mà gần như phim Disney nào cũng có. Đó chính là số phận mồ côi của hàng loạt nhân vật chính. Nào là cha, mẹ qua đời ngay từ đầu truyện, bị phản diện giết hại, hay kinh khủng nhất là gặp tai nạn lớn. Đôi khi, những cái chết còn không được nhắc đến trong phim, làm khán giả không khỏi thắc mắc vì sao gia đình nhân vật chính bi đát.
Từ phim kinh điển Bambi đến bom tấn đương thời Encanto, các bộ phim của Disney ít nhiều nhắc đến chuyện mồ côi, nhân vật được nuôi dưỡng bởi cha mẹ đơn thân hoặc ở chung với mẹ kế độc ác. Tại sao Disney lại ưa chuộng tuyến bi kịch này đến vậy? Yếu tố tang thương lấy cảm hứng từ sự kiện nào mà đau lòng thế?
Một số nhân vật trải qua cảnh mồ côi trong phim Disney
Trong một cuộc phỏng vấn với Glamour năm 2014, nhà sản xuất lâu năm của Disney, Don Hahn cho rằng “truyền thống bi kịch” liên quan tới việc người sáng lập Walt Disney mất mẹ. Sau thành công của Bạch Tuyết năm 1937, ông Disney mua nhà mới cho cha mẹ và cho người sửa chữa lò nướng cũ. Thật không may, việc thi công đã không được thực hiện đúng cách, khiến 2 cụ thân sinh Walt Disney ngộ độc khí carbon monoxide.
Trong khi cha của Disney qua khỏi cơn nguy kịch thì cụ bà lại không may mắn sống sót. “Ông ấy (Walt Disney) sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện đó,” nhà sản xuất Don Hahn nói, “Tôi không phải là nhà tâm lý học, nhưng Disney thực sự bị ám ảnh bởi điều đó. Ông ấy nghĩ rằng bản thân góp phần vào cái chết của mẹ, nên đúng là rất bi thảm.”
Video đang HOT
Hình ảnh Walt Disney và mẹ
Theo nhà sản xuất Don Hahn, yếu tố bài học cũng là một lý do chính đáng khiến Disney “giết” phụ huynh nhân vật: “Các bộ phim thường dài 80 hoặc 90 phút, nói về quá trình trưởng thành của nhân vật. Rồi sẽ có một ngày nào đó trong cuộc đời, bạn phải lớn lên và chịu trách nhiệm với bản thân… Simba chạy trốn khỏi nhà nhưng cuối cùng cũng quay lại, đối diện với sự thật mồ côi cha. Mẹ của Bambi bị thợ săn giết nên cậu ấy phải tự lập lớn lên. Người Đẹp Belle chỉ còn cha và phải thay mẹ chăm sóc ông. Tóm lại, nhân vật sẽ trưởng thành nhanh hơn nhiều khi sớm xa rời cha mẹ.”
Hơn nữa, một số phim hoạt hình Disney dựa trên truyện cổ Grimm cũng giải thích thuyết phục cho lý do nhân vật mồ côi cha, mẹ. Những câu chuyện phổ biến này thường có nguồn gốc từ thời Trung Đại, nơi tuổi thọ trung bình của người dân rất kém. Cho đến đầu thế kỷ 20, số lượng phụ nữ qua đời sau khi sinh con vẫn rất cao, có thể thấy ví dụ như mẹ Lọ Lem, Hoàng hậu sinh ra Bạch Tuyết…
Hiện tại, loạt tác phẩm mới nhất của Disney vẫn ít nhiều nhắc đến cái chết. Chúng ta có Coco kể về thế giới “âm phụ”, công chúa Raya mồ côi mẹ, hay như Encanto vừa rồi có người bà mất chồng từ thời chiến. Điều này chứng tỏ Disney muốn duy trì truyền thống bi kịch dài dài, cốt để nhắc nhở khán giả yêu thương gia đình, trân trọng sự sống.
Những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại xuất hiện khéo léo trong phim Disney: Sợ nhất là bức tranh 18+ đen tối trong Nàng Tiên Cá!
Các nhà làm phim Disney đã rất khéo léo lồng ghép nhiều kiệt tác hội họa vào bộ phim của mình, để lại ý nghĩa to lớn cho khán giả khám phá.
Nghệ thuật là thứ xuất hiện xuyên suốt ở mọi nền văn hóa, chứa đựng không chỉ giá trị thẩm mỹ mà còn nói lên nhiều điều về thời đại, bối cảnh lịch sử. Đi dọc sự phát triển của nhân loại, đã có rất nhiều tác phẩm hội họa đỉnh cao khiến cả thế giới phải mê mẩn. Các nhà làm phim Disney cũng rất nhiều lần khéo léo lồng ghép tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật xứng tầm "di sản" vào trong những bộ phim đình đám. Khi xem hoạt hình Disney, những khán giả "thánh soi" cũng có thể phát hiện ra được hàng loạt các chi tiết thú vị như thế này đây!
Bức tượng thần Vệ Nữ huyền thoại đã xuất hiện trong Hercules
Cho đến giờ, danh tính người đã tạc nên bức tượng thần Vệ Nữ huyền thoại này vẫn là ẩn số
Nàng Ariel đã từng nhìn ngắm bức họa đỉnh cao Magdalene with the Smoking Flame
Điểm thú vị là đây là một bức họa có nội dung khá đen tối. Cô gái trầm tư với một chiếc đầu lâu trên tay là hình ảnh biểu trưng cho ý nghĩa rằng ai rồi cũng sẽ chết đi. Cả chiếc đầu lâu lẫn cây nến đều gợi nhắc rằng, quỹ thời gian của mọi thứ trên đời đều là hữu hạn.
Trong bức tranh gốc, trên bàn có một cây roi bằng thừng thường được dùng để trừng phạt. Khi được đưa vào phim Disney, các nhà làm phim đã khéo léo che đi chi tiết này bằng tay của nàng Ariel.
Bức họa Magdalene with the Smoking Flame được thực hiện bởi Georges de la Tour tại Pháp năm 1640
Bức tranh Cô gái với hoa tai ngọc trai cũng xuất hiện loáng thoáng trong tòa lâu đài nguy nga của Quái thú trong Beauty and the Beast
Nếu nhìn kỹ ở bức tường bên phải, khán giả có thể thấy bức tranh Cô gái với hoa tai ngọc trai vô cùng nổi tiếng
Bức tranh Cô gái với hoa tai ngọc trai của Johannes Vermeer năm 1665
Trong cung điện của Anna và Elsa, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thời Phục Hưng xuất hiện
Lần này, các bức tranh đình đám được vẽ lại theo phong cách hoạt hình hơn, tuy nhiên những điểm chính vẫn còn rất rõ ràng.
Đây chính là bức họa The Swing (Les Hasards Heureux de l'Escarpolette) của họa sĩ Jean-Honoré Fragonard, sáng tác năm 1767-1768
Ngay cả trong bộ phim Brother Bear nổi tiếng, một tuyệt phẩm hội họa đã xuất hiện
Bức họa A Sunday on La Grande Jatte của Georges Seurat năm 1884-1886 được hình thành từ vô vàn những chấm màu nho nhỏ
Ai mà ngờ hội nhân vật Disney này được dựa trên người thật: Nhân vật Gia Đình Siêu Nhân "sao y bản gốc", mê mẩn nàng Ariel ngoài đời! Không chỉ sở hữu ngoại hình khá giống người thật, các nhân vật Disney này còn "bắt chước" cả tính cách, cử chỉ cơ mà! Những nhân vật hoạt hình của Disney luôn để lại ấn tượng lớn với khán giả khắp thế giới. Từ các nàng công chúa cho tới những kẻ phản diện hắc ám, những người bạn động vật đáng...