Bi kịch người phụ nữ cưới “nhầm” khủng bố
Khi chồng của Maureen nói rằng anh phải đi nước ngoài để giúp bạn, cô đã tin là thật. Cho tới khi cảnh sát tới gõ cửa. Họ truy lùng anh có liên hệ với các vụ đánh bom tại Madrid năm 2004. Người vợ của kẻ khủng bố đã tâm sự về người chồng mà cô đã lấy nhầm.
Trang bìa các báo thế giới đưa tin về vụ đánh bom tàn khốc tại Madrid (Tây Ban Nha) năm 2004 khiến cho hơn 200 người thiệt mạng.
Sáng tinh mơ một ngày tháng 3/2004, khi cảnh sát gõ cửa nhà Maureen tại một phố chợ ở Maaseik phía bắc nước Bỉ, cả gia đình vẫn đang ngủ. Cô choàng tỉnh dậy và chạy vội ra mở cửa. Đột nhiên, cô thấy toàn súng ống chĩa thẳng vào mình, các cảnh sát hét lớn: “Chồng cô đâu?”
Vẫn khoác trên người bộ đồ ngủ, cô lắp bắp: “Anh ấy không có ở đây… anh ấy ở Syria”. Người đàn ông đẩy cô vào bếp và sục sạo khắp nhà, lật tung các căn phòng và ngăn kéo. “Tôi không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã rất sốc” – Maureen kể lại. Khi cảnh sát yên tâm rằng cô chỉ có một mình, họ bắt đầu tra hỏi về chồng của cô, và về các mối quan hệ của anh ta với các tên khủng bố.
Trước đó một tuần, Maureen cũng được biết về việc những kẻ đánh bom đã cho nổ tung các toa tàu ở Madrid, khiến cho gần 200 người thiệt mạng hôm 11/3/2004. Đó là một trong các vụ tấn công tàn bạo nhất tại châu Âu. Việc truy tìm thủ phạm không tốn quá nhiều thời gian, đó là các thành viên của một mạng lưới khủng bố cùng hội với al Qaeda, bao gồm cả những cộng sự trợ giúp chỗ ẩn náu an toàn tại Bỉ. Rachid Iba – chồng của Maureen cũng bị tình nghi trong số đó.
Maureen không phải là người có thể lấy một kẻ khủng bố làm chồng. Năm 2002, cô đã gặp người chồng của mình trong một hoàn cảnh rất bất ngờ. Đêm đó, Maureen tổ chức sinh nhật tuổi 18 của mình tại một quầy bar ở Maastricht. Bất ngờ, một thanh niên Ả Rập đẹp trai xuất hiện nổi bật trong quầy bar. Ánh mắt của anh nhìn Maureen khiến cho cô bối rối. Đêm đó, anh tiếp cận cô và xin số điện thoại, Maureen đưa cho anh và cười: “Bởi vì hôm nay là sinh nhật tôi”.
Video đang HOT
Rachid làm việc tại một cửa hàng ôtô. Cha mẹ anh là người theo đạo Hồi, giống như bao gia đình khác, họ di cư từ Marốc. Trong quá trình tìm hiểu về tín ngưỡng để giải thích cho Maureen, Rachid đã tìm đến Khalid Bouloudo – một người gốc Marốc làm việc tại cửa hàng bánh mỳ. Khalid huấn luyện các trại khủng bố tại Afghanistan, anh ta là một thành viên trong nhóm chiến đấu tại Marốc, một chi nhánh của al Qaeda.
Sau đó, Rachid và Maureen kết hôn. Hai người tạo ra thế giới của riêng mình. Maureen đã không kể với bố mẹ cô về việc cô choàng khăn che mặt, cổ và vai khi kết hôn với Rachid tại thánh đường Hồi giáo.
Ngay sau khi Maureen thành hôn, cha mẹ cô đã không muốn liên lạc. Họ miễn cưỡng đồng ý tham dự lễ thành hôn của cô (theo luật pháp của Bỉ để hợp thức hóa hôn nhân). “Mẹ tôi đã dọa tôi khi tôi tới tòa thị chính với áo choàng của phụ nữ theo đạo. Tôi và Rachid đã rất khó xử”.
Maureen đã hòa nhập rất tốt với những người vợ trong nhóm bạn của Rachid. “Mọi chuyện đều tốt đẹp: một cuộc sống êm ả, hiền hòa. Chúng tôi nói về những đứa trẻ, về thực phẩm, về các bữa ăn; chúng tôi đã rất vui vẻ. Chúng tôi đều cùng tuổi với nhau, mới ngoài 20 tuổi”. Cô đánh giá cao tính tương trợ trong nhóm.
Vào cuối năm 2003, Maureen sinh hạ một bé gái. Cô bé có nước da màu ô-liu giống cha, với mái tóc xoăn sẫm màu. Ngay trước khi em bé ra đời, Rachid đã nói với Maureen rằng anh cần ra nước ngoài để giúp một người bạn. Nhưng trên thực tế, anh đang tiến hành vụ việc đầu tiên với mạng lưới khủng bố Maaseik.
Nhiệm vụ của Rachid là tới Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để đưa một thành viên của nhóm chiến đấu Marốc là Lahoussine el Haski thâm nhập vào Bỉ. Lahoussine el Haski đang chạy trốn khỏi chính quyền Ả Rập Xê Út vì bị tình nghi là đã giúp tổ chức các cuộc đánh bom cách đó không lâu làm rung chuyển Casablanca và Riyadh.
Trong suốt thời gian hơn hai tháng đó, Maureen đã rất lo lắng. “Tôi nghĩ anh ấy bỏ tôi. Anh ấy không hề liên lạc với tôi trong suốt hai tháng”.
Ngay sau khi vụ khủng bố ở Madrid xảy ra, Rachid trở thành kẻ bị truy nã. Maureen khẳng định rằng cô không hề biết công việc của chồng và các bạn của anh ta. “Trong đạo Hồi, giết chóc là việc làm cấm kỵ” – Maureen nói.
Maureen đã tìm cách tới Syria để chứng minh chồng mình vô tội, vì cô tin Rachid. Nhưng khi gặp nhau, Maureen thấy anh đã thay đổi quá chừng. Anh không còn là chàng trai mà cô đã gặp ở quán bar hôm nào. Anh cáu giận nếu như đi ra ngoài mà không cải trang. Trong một nỗ lực liều lĩnh, cô đã tới lãnh sự quán Bỉ tại Damascus và nói rằng Rachid sẽ từ bỏ mọi việc để đổi lại, anh sẽ trở về Bỉ bình an. Nhưng các quan chức không chấp thuận. Không thể đưa chồng về nước, Maureen đành quay về nhà.
Vào tháng 9/2004, Rachid bị bắt không lâu sau khi anh trốn được về nhà. Hơn một năm sau, Rachid và 12 người khác bị kết tội là thành viên của mạng lưới khủng bố tại một phiên tòa xử tội khủng bố thuộc diện lớn nhất tại Bỉ.
Khi phiên tòa mở ra, thông tin cho biết về một phụ nữ trẻ tên là Muriel Degauque là trường hợp khủng bố đánh bom tự sát đầu tiên do một phụ nữ châu Âu tiến hành.
Một người đàn ông Bỉ gốc Marốc có tên là Mohammed Reha vừa bị bắt trước đó. “Ông ta nói rằng Mureil là người đầu tiên và tôi sẽ là người thứ hai, và rằng tôi đã gọi cho ông ta để hỏi về các cách phát nổ vì tôi muốn làm mình nổ tung” – Maureen kể lại sự việc. Chính mẹ cô là người đã kể lại cho cô về tin tức đó.
Sáng hôm sau, Maureen gặp luật sư trong phòng chờ, cách phòng xử án chồng cô không xa. Nhưng sau khi họ ngồi xuống nói chuyện, họ lập tức bị cắt ngang. “Có cảnh báo về việc gài bom. Họ tìm thấy một chiếc vali bị bỏ quên. Và bởi vì tôi không có mặt trong phòng xử án như mọi khi nên họ tưởng rằng tôi đã bỏ quả bom đó lại”.
Tất cả mọi người đều nghi ngờ Maureen, kể cả cha mẹ cô. Họ muốn từ mặt cô. Cảnh sát tới truy vấn, cô đã một mực phủ nhận “âm mưu” đánh bom tự sát. “Làm sao tôi có thể làm việc đó khi mà tôi còn có một đứa con gái nhỏ?”.
Đó là khoảng thời gian tồi tệ. Tên của cô gắn liền với vết nhơ. “Tôi đã nghĩ là mình sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi nó. Tôi nghĩ rằng mình có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời. Đó là một nỗi sợ hãi khủng khiếp”.
Vào tháng 2/2006, Rachid bị phạt tù 3 năm vì đã hỗ trợ cho nhóm khủng bố đánh bom tại Madrid. Trong khoảng thời gian đó, Maureen đã quen một người đàn ông trẻ là Ayoub, một người có quan điểm ôn hòa. Chính Ayoub đã giúp chứng minh rằng Maureen không có ý đồ đánh bom tự sát. Hai người đã nảy sinh tình cảm.
Nhưng khi vào thăm chồng ở trại giam, Rachid đã hét vào mặt Maureen rằng: “Tôi muốn giết cô! Làm sao cô có thể làm những việc đó?”. Nhưng rồi anh lại khóc và cầu xin cô ở lại. “Tôi đã rất sợ hãi, tôi nghĩ anh ta sẽ không giết tôi, nhưng tôi sợ rằng anh ta có thể làm những điều điên rồ” – Maureen nói.
Giờ đây, Rachid đã mãn hạn tù, anh có thể về thăm con gái một tuần một lần. Còn Maureen tìm thấy hạnh phúc mới với Ayoub. Tuy nhiên, những “vết hằn” từ cuộc hôn nhân với một “kẻ khủng bố” vẫn còn ám ảnh lên cuộc sống hiện tại của cô. Họ chưa chính thức ly hôn.
“Quanh đây vẫn có những người có ý nghĩ cực đoan. Họ căm giận về cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, và họ chịu sự tác động của những người có tư tưởng sai lệch” – Maureen nói.
Theo VietNamNet
Joey Barton tham gia phong trào cực đoan?
NHM đã giật mình khi thấy ngôi sao lắm tài nhiều tật Joey Barton xuất hiện bên cạnh thủ lĩnh phong trào cực đoan EDL khét tiếng.
Vẫn biết Joey Barton từng dí thẳng điếu xì gà đang cháy vào mắt đồng đội trong tiệc Giáng sinh khi còn đầu quân cho Man City. Vẫn biết Barton từng bị kết án 6 tháng tù vì hành hung người khác. Vẫn biết Barton từng làm nổ ra không biết bao vụ lộn xộn trên sân cỏ. Nhưng nhiều người vẫn giật mình khi thấy ngôi sao lắm tài nhiều tật của bóng đá Anh xuất hiện bên cạnh Stephen Yaxley Lennon, thủ lĩnh phong trào EDL khét tiếng ( EDL - English Defense League là một phong trào cực đoan có tư tưởng chống Hồi giáo và người nhập cư trên xứ Sương mù).
Ảnh thế này thì khó cãi thật!
Nhắc đến EDL là nhắc đến những kẻ cực hữu, những kẻ phân biệt chủng tộc. Với thế giới bóng đá, EDL cổ súy cho chủ nghĩa hooligan, cho nạn bạo lực sân cỏ. "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", sao chỗ sáng không chơi, Barton lại cứ đâm đầu vào chỗ tối? Hình ảnh tiền vệ 29 tuổi người Anh kề vai với Lennon vừa xuất hiện trên trang mạng xã hội Facebook của EDL. Kèm theo đó là dòng thông báo: "Barton đã gia nhập EDL".
Tiếng dữ đồn xa, lập tức xuất hiện hàng loạt ý kiến phản đối Barton. Họ cho rằng BHL Queens Park Rangers đặt niềm tin nhầm chỗ khi ký hợp đồng với Barton, chứ chưa bàn gì tới chuyện họ còn ưu ái trao cho anh băng thủ quân. Có khi nào Barton lại đi bôi tro trát trấu vào đội bóng mới của mình?
Cả QPR lẫn Barton vừa phải vội vàng lên tiếng thanh minh. Trong thông báo gửi Tổ chức chống phát xít tại Anh (UAF), đội bóng thành London nêu rõ: "QPR và Joey Barton thẳng thừng phủ nhận mọi liên hệ với EDL. Việc một cầu thủ tại Premiership chụp hình lưu niệm với các fan không quen biết là điều hết sức phổ biến. Trường hợp này cũng như vậy. Khi chụp hình, Barton không hề biết người đứng cạnh là thủ lĩnh của EDL".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh đã mang lại hạnh phúc cho em chưa? Có lần anh hỏi em ý nghĩa của dòng chữ "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" phật dạy này có nghĩa là gì? Có nghĩa là "Sợ bất hạnh thì không thể quý trọng được hạnh phúc". Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự cầu cạnh hạnh phúc nhưng mà em lại "trụ" vào...