Bi kịch mối tình đầu của một tử tù si tình
Chúng tôi đã cùng nhau quỳ trước tượng Phật ở Liên Chiểu và thề sống chết với nhau trọn đời. Hôm đó cả hai chúng tôi đều thề nguyền rằng, ai trong hai chúng tôi phản bội sẽ chết không toàn thây.
LTS: Tôi gặp tử tù Trần Văn Hường trong trại giam Công an Đà Nẵng khi đơn kháng cáo của Hường bị TAND Tối cao bác đơn. Bản án tử hình vẫn được giữ nguyên với Hường. Hường – gã trai khi đó mới bước qua tuổi 20 – mang trên mình bản án tử hình vì tội giết người yêu, đã có những tâm sự vừa đau đớn, vừa ngây ngô về mối tình đầu vụng dại và đau đớn.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Bình Thuận, thị trấn Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Nhà đông con, bố mẹ đều là nông dân, cuộc sống gia đình khó khăn, quanh năm tối mặt với hết vụ mùa này đến vụ mùa khác, bố mẹ chẳng có thời gian quan tâm cặn kẽ đến tôi. Như bao đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở núi rừng, tôi lớn lên như cỏ dại, sống bản năng, ngang tàng, ngổ ngáo. Vì cái tính ngổ ngáo ấy mà tôi đã phải nhận bài học đầu tiên trong cuộc đời khi phải đi tù 4 tháng về tội “chống người thi hành công vụ”. Hôm đó tôi đi xe máy không có mũ bảo hiểm, bị mấy anh công an xã chặn lại, xử phạt. Tôi tìm mọi cách chạy thoát, thậm chí đánh lại các anh ấy, nên cuối cùng bị bắt.
4 tháng tù không phải là dài, nhưng nhờ đó tôi trưởng thành hơn, biết rằng mình không thể sống hoang dã, ngông nghênh, thích gì làm đó mãi như thế. Sau khi hoàn thành bản án, tôi quyết tâm làm lại từ đầu, vì mọi thứ vẫn rộng mở với tôi. Biết sức học của mình không tốt nên tôi không dám đăng ký thi vào đại học mà chọn thi vào một trường cao đẳng, trung cấp nào đó cho vừa sức. Công sức của tôi đã được đền đáp. Tôi đỗ vào một trường cao đẳng dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh và được bố mẹ cho xuống thành phố học tập. Nhưng con đường học tập của tôi đã dang dở khi mà chuyên tình yêu của tôi không được thuận buồm xuôi gió.
Khi học cấp 3, tôi có một người bạn cùng lớp tên là B.T. Chúng tôi đều sống ở huyện Buôn Hồ, chỉ khác xã. Học chung với nhau suốt từ năm lớp 10 đến năm lớp 12 tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi đã dần nảy sinh tình cảm. Đến năm học cuối cấp, tôi thu hết can đảm để bày tỏ tình cảm với B.T và hạnh phúc vỡ òa khi được B.T đồng ý. Tình yêu tuổi học trò trong sáng, thơ mộng. Dù mới yêu nhau, chúng tôi đã cùng thề non hẹn biển, nguyện sẽ thành vợ thành chồng và gắn bó cuộc đời với nhau mãi mãi.
Tình yêu của chúng tôi cũng đã từng trải qua không ít thử thách, mà thử thách lớn nhất là khi tôi bị bắt giam 4 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”. Thời gian đó, tôi bị giam ở trại giam Công an tỉnh, B.T thường lên trại giam thăm tôi. Lần nào lên, cô ấy cũng mua quà cáp cho tôi, chăm sóc, dặn dò tôi rất ân cần. Cô ấy động viên tôi cố gắng cải tạo, cô ấy nhất định sẽ đợi tôi trở về.
Sau thử thách, tình yêu của chúng tôi càng trở nên đẹp và thi vị hơn. Tôi nghĩ không còn điều gì trên đời này có thể chia rẽ chúng tôi nữa, nhất là khi B.T đã trao cho tôi những gì quý báu và thiêng liêng nhất của người con gái. Điều gì đến đã phải đến, B.T đã mang trong người giọt máu của tôi.
Nhưng đúng lúc đó thì B.T có giấy báo trúng tuyển vào một trường cao đẳng ở Đà Nẵng. Cô ấy bàn với tôi phá bỏ cái thai đi, để cô ấy có cơ hội học hành, xây dựng tương lai. Không muốn làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của B.T, dù rất hạnh phúc với viễn cảnh được làm chồng, làm cha, tôi vẫn đồng ý cho cô ấy hủy đi giọt máu của tôi.
Sau khi B.T xuống Đà Nẵng học cao đẳng, thỉnh thoảng có những lúc nhớ người yêu, tôi lại bắt xe xuống thăm cô ấy. Lần nào tôi cũng ở lại với cô ấy vài ngày, cùng cô ấy đi chơi khắp thành phố Đà Nẵng. Có lần, trong một đêm đi dạo đầy lãng mạn, chúng tôi đã cùng nhau quỳ trước tượng Phật ở Liên Chiểu và thề sống chết với nhau trọn đời. Hôm đó cả hai chúng tôi đều thề nguyền rằng, ai trong hai chúng tôi phản bội sẽ chết không toàn thây.
Video đang HOT
Tình yêu có sức mạnh kỳ diệu và tình yêu là động lực lớn nhất khiến tôi thay đổi tâm tính. Nếu ngày trước tôi ngang tàng, ngỗ nghịch thì sau khi đi tù về, cộng với việc nhìn người yêu đỗ cao đẳng và đang theo học ở thành phố, tôi càng quyết tâm phấn đấu sao cho xứng đáng với B.T, để có thể là người đàn ông mà cô ấy có thể tin tưởng dựa vào. Tôi đã cố gắng học và thi đỗ vào trường cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh như tôi đã kể. Nhưng đó cũng là lúc tình yêu của chúng tôi bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt, mà đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu nguyên nhân của sự đổ vỡ đó là do đâu.
Sau khi tôi vào thành phố Hồ Chí Minh nhập học được một thời gian, B.T bắt đầu có dấu hiệu lạnh nhạt với tôi. B.T rất ít khi nghe điện thoại và trả lời tin nhắn của tôi. Nếu có trả lời thì thái độ của cô ấy cũng rất hờ hững. Điều đó khiến tôi vô cùng lo lắng, sợ hãi. Tôi định bụng sẽ ra thăm B.T để hỏi rõ nguyên nhân sự lạnh nhạt của cô ấy. Có một hôm được nghỉ cuối tuần, tôi về Đắk Lắk thăm nhà. Nhưng tôi không ngờ, cô ấy cũng về Buôn Hồ mà không hề báo cho tôi.
Ảnh minh hoạ
Điều khiến tôi đau lòng nhất là chuyến về thăm nhà đó, cô ấy còn dẫn theo một người con trai và ở lại cùng với gia đình. Tôi tìm mọi cách gọi điện và gặp B.T, nhưng cô ấy kiên quyết tránh mặt. Quá chán nản, buồn bã, tôi ra bắt xe xuống thành phố Hồ Chí Minh để học. Nhưng trớ trêu thay, tại bến xe, tôi đã đụng mặt cô ấy và người bạn trai mới của cô ấy. Cả hai cũng ra bến xe để đón xe về Đà Nẵng. Đứng trước mặt tôi, sau những giây phút trốn tránh, quanh co ban đầu, B.T đã thừa nhận với tôi, cô ấy đã có người yêu mới và muốn kết thúc mối quan hệ với tôi. Lý do mà cô ấy đưa ra là bởi vì cô ấy không nhìn thấy tương lai của tôi và thấy giữa chúng tôi có nhiều khoảng cách về lối sống.
Những lời B.T nói làm tôi buồn vô hạn. Ngày xưa khi chúng tôi còn mặn nồng, tôi bị bắt đi tù, B.T vẫn ở bên tôi, vẫn không ruồng rẫy tôi. Tôi không thể hiểu tại sao giờ đây, khi mà tôi đang phấn đấu, nỗ lực hết mình vì tương lai của hai đứa thì tình yêu của chúng tôi lại bị sứt mẻ.
Vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi không còn lòng dạ đâu để học hành nữa. Lúc nào tôi cũng đau đớn, vật vã và nỗi buồn của kẻ bị phụ tình. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến B.T, nghĩ đến sự phản bội tình yêu của người con gái mà tôi đã hết lòng yêu thương. Đó là mối tình đầu mà tôi vô cùng nâng niu, giờ đã bỏ tôi đi mãi mãi. Không còn tâm trí đâu học hành, tôi bỏ học về nhà, ngày ngày đắm chìm trong men rượu. Không một ai có thể khuyên can được tôi. Lúc đó trong đầu tôi chỉ ngập tràn hình ảnh của B.T.
Có lẽ tôi là người ích kỷ. Tôi không hiểu một điều rằng, trong tình yêu không có sự gượng ép. Khi không còn yêu nhau nữa, người ta nên giải thoát cho nhau, không nên níu kéo nhau làm gì. Nhưng sự ích kỷ đã khiến tôi biến tình yêu trong lòng mình thành tội ác. Trong sâu thẳm trái tim mình, tôi luôn mơ ước được quay lại với B.T, luôn mơ ước sẽ có một lúc nào đó cô ấy hồi tâm chuyển ý. Đã rất nhiều lần tôi điện thoại, nhắn tin cho B.T, xin cô ấy cho tôi một cơ hội. Rất nhiều lần, tôi hỏi cô ấy tại sao lại quên đi lời thề vàng đá của chúng tôi. Nhưng đáp lại là sự im lặng đáng sợ từ phía B.T.
Tháng 12 năm 2009, sau rất nhiều ngày sống trong đau khổ, khi nỗi tuyệt vọng đã lên tời đỉnh điểm, tôi đã xuống Đà Nẵng với ý định sẽ giết B.T và tự sát. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất để tôi có thể có được B.T mãi mãi. Đó là cách duy nhất để cô ấy không thể rời xa tôi.
Tôi xuống Đà Nẵng với một người bạn, nhưng không nói cho người bạn đó ý định của tôi. Tôi chỉ muốn khi tôi chết, bạn ấy sẽ gọi điện về nhà báo cho bố mẹ tôi biết. Đến nơi B.T trọ, tôi lao vào dùng dao đâm chết B.T rồi sau đó tự đâm vào bụng và cổ mình để tự sát. Nhưng bạn tôi đã gọi cấp cứu. B.T chết, còn tôi – kẻ sát nhân – bất hạnh thay lại không chết.
Từ sau ngày bị bắt giam, tôi đã trải qua những ngày sống trong nỗi đau và sự dằn vặt. Tôi nghĩ việc tôi tự sát mà không chết chính là một sự trừng phạt dành cho tôi. Ở trong trại giam, tôi nghĩ đến B.T, nghĩ đến bố mẹ của tôi và bố mẹ của cô ấy. Tôi chẳng biết làm gì để sám hối cho tội lỗi của mình ngoài việc ăn chay để cầu cho linh hồn B.T được siêu thoát. Có những đêm tôi mơ thấy B.T về gặp tôi. Tôi nói với B.T: “Anh đã bị án tử hình”. B.T nhìn tôi một lúc lâu rồi nói: “Em cho anh một cơ hội cuối cùng” – thế rồi cô ấy lại bỏ tôi đi.
Tôi không biết mình có cơ hội nào nhận được sự ân xá của pháp luật không, nhưng nếu có được sự ân xá, tôi nguyện sẽ dành cả cuộc đời này để chuộc lại lỗi lầm của mình, để làm tròn chữ hiếu với bố mẹ tôi và bù đắp cho bố mẹ B.T.
Ghi theo lời của tử tù Trần Văn Hường – trại giam Công an Đà Nẵng
Theo ANTD
Đánh CSGT, nguyên cảnh sát cơ động lãnh 7 tháng tù
Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, nguyên trung úy cảnh sát cơ động thuộc Trung đoàn CSCĐ TPHCM không nhận tội. Tuy nhiên qua đấu tranh khai thác lời khai của bị cáo cũng như lời khai của các nhân chứng, clip trên mạng, cuối cùng Trần Đại Phúc cũng nhận mình đã sai.
Chiều 6-1, TAND quận Bình Thạnh - TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Đại Phúc (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, nguyên trung úy cảnh sát cơ động (CSCĐ) thuộc Trung đoàn CSCĐ TPHCM) 7 tháng tù về tội "Chống người thi hành công vụ" theo khoản 1 điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Nguyên trung úy Trần Đại Phúc trước vành móng ngựa
Theo cáo trạng, trưa 28-7-2011, hai chiến sĩ Văn Thành Luân và Nguyễn Bảo Tâm tham gia điều tiết giao thông tại tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) theo sự phân công của Phòng CSGT Đường bộ CA TPHCM. Lúc này, giao lộ đường D5 và Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, Bình Thạnh) bị kẹt xe nên anh Luân đứng ra phân luồng giao thông.
Lúc 11 giờ 40 phút, Trần Đại Phúc mặc quần ngắn và áo thun điều khiển xe máy từ đường D2 ra Xô Viết Nghệ Tĩnh (hướng về Thủ Đức) không đội nón bảo hiểm.
Hình ảnh hai cảnh sát ẩu đả do người dân quay lại. Ảnh chụp từ clip
Anh Luân từ phía sau bước đến không thổi còi mà dùng gậy nhựa điều khiển giao thông gõ vào vai trái Phúc. Phúc sừng sộ: "Sao mày đánh tao? Mày có biết tao là ai không? Sao mày không đứng trước đầu xe của tao?", đồng thời đá chống nghiêng dựng xe, bước xuống đấm vào mặt Luân.
Bị đấm, Luân dùng gậy đánh vào người Phúc. Phúc chạy đến một tiệm nước gần đó chụp xô inox định tấn công Luân nhưng người dân ngăn cản. Phúc chạy đến trụ điện gần đó nhặt thanh kim loại dài 60 cm đánh vào đầu và người anh Luân, dồn Luân từ nhà số 450 sang 448A Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Anh Luân thấy không ổn nên xin lỗi và nói không xử phạt để cho Phúc đi. Vụ việc bị một người đi đường dùng điện thoại quay lại và tung lên mạng internet.
Trần Đại Phúc bị khai trừ khỏi Đảng, tước danh hiệu Công an Nhân dân và bắt tạm giam từ ngày 4-8. Thượng sĩ Luân cũng bị Hội đồng Kỷ luật của PC67 cắt thi đua năm 2011, phạt cảnh cáo và điều chuyển sang Đội CSGT Nam Sài Gòn.
HĐXX TAND quận Bình Thạnh đã cho công bố 6 lời khai của các nhân chứng. Trong đó 5 người khai rằng Phúc đã có lỗi hoàn toàn khi đấm vào mặt và dùng thanh sắt đánh Luân. Còn một lời khai còn lại cho rằng Luân đã dùng gậy đập vào vai và giựt cùi chỏ vào mặt Phúc trước nên Phúc mới hành động như vậy.
Đại diện VKSND TPHCM cho rằng Phúc đã có lỗi hoàn toàn khi đã vi phạm luật giao thông và có hành vi chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, kiểm sát viên giữ quyền công tố phiên tòa cũng nhắc nhở đại diện Phòng CSGT đường bộ được ủy quyền tham dự phiên tòa phải tuyên truyền, kiểm soát các chiến sĩ CSGT phải thực hiện đúng điều lệnh, nhiệm vụ được giao phó đối với người đi đường, tránh tình trạng sai sót về nghiệp vụ dẫn đến những vụ án không đáng có như thế này.
Theo Người Lao Động
Y án tử hình kẻ giết người tình trong quán cà phê Trong khi đang bị truy nã về tội chống người thi hành công vụ, thanh niên 24 tuổi này lại tiếp tục nhẫn tâm giết chết người tình. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xử phúc thẩm ngày 26-12 đã bác đơn kháng cáo và tuyên y án tử hình đối với Lê Quốc Quân (24 tuổi, quê Bạc Liêu) về...