Bi kịch mang tên “cho con học đại học”
Nếu như ở miền Trung, miền Bắc…, một gia đình nghèo, phải vay mượn cho con cái thực hiện giấc mơ đổi đời bằng cách học đại học, và sẽ trở thành “tấm gương” của hàng xóm thì ngược lại ở nhiều địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long, điều đó sẽ bị miệt thị kiểu “thân ốc mà bày đặt đòi mang mai rùa”. Chính sự khinh rẻ này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bi kịch đẫm nước mắt và máu trong thời gian qua…
Đã hơn 20 ngày, nhưng gia đình và người dân ấp 5, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau vẫn chưa thôi bàng hoàng về cái chết của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân. Họ không tin và không thể nào lý giải nổi rằng vì sao, một bà mẹ của 3 người con, đã sống trên đời này đến 48 năm như chị Nhân lại có thể tự tay kết liễu cuộc sống của mình chỉ vì không vay được 4 triệu đồng cho con đóng học phí…
Tôi gặp anh Đinh Ngọc Bảo – người đàn ông trông hom hem và cam chịu trước mọi thứ – là chồng chị Nhân tại chi nhánh NHNN&PTNT thành phố Cà Mau, khi anh đang làm thủ tục trả nợ số tiền 25 triệu đồng mà vợ chồng anh vay cho con đi học trước đó. “Cũng… nhờ có tiền phúng điếu và cô bác hỗ trợ sau cái chết của vợ, tui mới trả được nợ ngân hàng, nếu không thì chẳng biết đến năm tháng nào tui mới trả được”. Nói rồi anh cười, trông như mếu, bảo tôi “ráng chờ chút nữa rồi cùng về nhà nói chuyện”. Đó là nụ cười duy nhất mà tôi nhận được từ anh Bảo trong suốt cả một ngày nói chuyện sau đó.
“Không lối thoát…”
Giữa trưa. Nhà anh Bảo, giống như bao gia đình nghèo khác ở miền Tây bốn bề bọc tôn, nóng nực tới mức tưởng như di ảnh của chị Nhân trên bàn thờ cũng toát mồ hôi như người lạ đang thắp hương cho mình. Hương vừa cắm xong là anh Bảo lấy tay quệt nước mắt, nắm tay tôi kéo vội xuống nhà sau. Anh gọi con trai út đang ngồi thu lu một mình sau vườn vào lấy nước mời khách.
“Nó tên là Ngân. Từ ngày bả mất, nó trở nên lầm lỳ. Nhớ hôm má nó chết, bà con ra trường chở nó vào. Nó bảo tưởng má hôm nay làm bánh gì ngon kêu nó vào ăn nên mừng hú…”. Ông Bảo thở dài thườn thượt, nói “hai mươi ngày nay, đêm nào tui cũng thức trắng, ngồi một mình với hàng trăm câu hỏi vì sao? Thời gian gần đây, đêm nào vợ tui cũng nói chắc em sẽ chết thì may ra các con mình mới có cơ hội được tiếp tục đi học. Tui cũng có la rầy, khuyên bảo, nhưng chỉ nghĩ là vợ mình túng quẫn quá nên nói bậy, ai ngờ bả chết thiệt…”.
Anh Đinh Ngọc Bảo – chồng chị Nhân. Ảnh: H.V.M
Rồi anh kể, điều được điều mất, trước sau lẫn lộn. Anh và chị Nhân cưới nhau năm 1990, sinh được ba con trai: Đinh Công Bằng, đang học Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu; Đinh Thành Tâm, đang học lớp 11 và Đinh Phát Ngân, đang học lớp 8. Anh chị được cha mẹ hai bên cho 5 công (5 ngàn mét vuông) đất ruộng. Việc trồng trọt thất bát, cộng thêm vài trận bệnh của chị, đất phải bán đi để trả nợ nần và lo việc học cho các con.
Khác với phần lớn người dân trong ấp, anh chị cùng có ước mơ sẽ nuôi ba đứa con trai ăn học đến nơi đến chốn để được đổi đời. Với quyết tâm này, họ đã quần quật mười mấy năm qua bằng đủ nghề, từ phụ hồ, bán rau cải, bánh mì ngoài chợ… Và bi kịch cũng bắt đầu từ ước mơ này.
Đầu năm 2011, chị Nhân bị viêm thần kinh số 7, miệng méo và sức khỏe sa sút. Mỗi ngày chị phải chích thuốc hết 140 ngàn đồng, trong khi tiền công phụ hồ của anh Bảo chỉ có 100 ngàn đồng một ngày. Không thể cùng chồng phụ hồ được nữa nên chị xin giúp việc nhà cho một gia đình ở thành phố Cà Mau.
Khi đó, con trai lớn của chị là Đinh Công Bằng thi đỗ vào Trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu, tiền nong gia đình vì vậy càng thêm bức bách, nhất là khoản học phí một năm 8 triệu của Đinh Công Bằng. Túng quá, chị làm đơn ra xã chứng nhận hoàn cảnh khó khăn của gia đình để vay Ngân hàng Chính sách Cà Mau cho con đi học. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối vì chị không có sổ hộ nghèo.
Chị lại về xin công nhận hộ nghèo nhưng xin mãi chẳng ai cho chị nghèo với lý do: Nhà chị có hai lao động chính, thu nhập 5 triệu đồng một tháng (anh làm thợ hồ 3 triệu, chị đi giúp việc được 2 triệu). Số tiền đó chia cho 5 nhân khẩu thì bình quân mỗi người được 1 triệu đồng một tháng. Trong khi theo quy định hiện hành, một gia đình muốn được công nhận là nghèo thì phải có thu nhập bình quân đầu người 401.000 đồng trở xuống.
Trước buổi chiều định mệnh 24/4 mấy hôm, chị Nhân xin chủ nhà nghỉ một hôm để đi chạy 4 triệu cho con nộp học phí và sau đó bất ngờ chị bị chủ nhà cho thôi việc luôn. Không chạy được tiền, lại mất việc, bệnh tật, rồi nợ nần, cực khổ, tủi nhục chồng chất bây lâu… đã khiến chị Nhân tìm đến cái chết bằng cách treo cổ ngay trong nhà mình.
Di ảnh chị Nhân. Ảnh: H.V.M
Chị chết vào chiều 24/4, để lại một một bức thư tuyệt mệnh 4 trang giấy học trò. Mở đầu chị viết: “Anh! Trong hoàn cảnh quá khổ sở, không lối thoát, em đành phải xa anh và các con…”. Chị nói mình chọn cái chết là vì để cho chồng bớt gánh nặng tiền thuốc men cho vợ, dành phần tiền này lo cho các con ăn học vì bản thân bệnh nặng, sức khỏe tinh thần đều suy sụp, vì muốn phù hộ cho chồng con khỏe mạnh, trúng số độc đắc và cuối cùng là để chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo. Chị viết: “Xin các cấp chính quyền ấp 5 thấu hiểu cho hoàn cảnh không lối thoát của chúng tôi hiện nay mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi để sống những ngày tháng còn lại trên đời…”.
Video đang HOT
Chết vì sự vô cảm?
Cái chết của chị Nhân đã dấy lên những luồng dư luận trái chiều trên báo chí và ở Cà Mau, trong đó sự công kích nặng nề nhất dành cho chính quyền địa phương vì đã cứng nhắc trong việc xét hộ nghèo cho gia đình chị Nhân, dẫn đến thảm cảnh đau lòng chưa từng thấy ở vùng đất này. Ông Trần Đại Đoàn – Bí thư Đảng ủy xã An Xuyên; bà Nguyễn Thị Tiến – Hội trưởng Hội Phụ nữ ấp 5 – những người tôi gặp để tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của chị Nhân, đều khẳng định là chính quyền địa phương không có lỗi trong cái chết của chị Nhân.
Bà Nguyễn Thị Tiến: “Chị Nhân chết không phải lỗi của chính quyền địa phương”. Ảnh: H.V.M
“Dư luận, báo chí nói chị Nhân chết do ấp, xã An Xuyên không xét cấp hộ nghèo cho chị Nhân là không chính xác. Thực tế là gia đình chị Nhân không hề nghèo theo quy định và trong ấp, trong xã còn hàng chục gia đình khác nghèo hơn chị Nhân nhiều, nhưng không ai tìm đến cái chết cả” – bà Tùng bức xúc.
Theo lời bà Tùng (có xác nhận của ông Đinh Ngọc Bảo) thì “nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến việc chị Nhân phải thắt cổ tự vẫn ngoài bệnh tật, thiếu nợ, không chạy được tiền đóng học phí cho con… là sự vô cảm của anh em, bà con bên nhà chị Nhân”.
Bà Tùng nói: “Từ nhà chị Nhân vạch bán kính một ngàn mét trở lại, đâu đâu cũng là anh em, bà con của chị. Và chị Nhân từng nhiều lần tâm sự với tui rằng, trong cơn túng quẫn, đã nhiều lần, kể cả trước khi chết mấy hôm, chị Nhân đã tìm đến họ, gõ cửa từng nhà để cầu xin sự giúp đỡ, nếu không chị sẽ tự vẫn chết, nhưng ai cũng làm ngơ. Thậm chí có ông anh ruột của chị Nhân còn nói đại ý mày về đào mả cha mẹ tao lên để bán mà lấy tiền cho con mày đi học…”.
Ông Bảo ngồi rũ xuống, nước mắt lăn dài khi nghe bà Tùng nhấn mạnh câu cuối cùng. Ông kể cách đây mấy hôm, Chi bộ ấp 5 có tổ chức họp để bình xét lại chuyện nghèo của gia đình anh sau khi chị Nhân chết, có người đã đứng lên phê phán vợ chồng anh “thân ốc mà bày đặt đòi mang mai rùa” (ý nói nghèo không có tiền mà bày đặt cho con đi học đại học). Anh nấc lên từng hồi: “Mấy năm nay, chỉ vì ước mơ cho các con được đổi đời bằng cách đi học mà vợ chồng tui chịu không biết bao nhiêu điều tiếng của bà con cô bác. Ai cũng nói vợ chồng tui ngu, nghèo mà không để con ở nhà đi làm kiếm tiền, cho đi học làm chi để mang nợ…”. Bà Tùng thở dài: “Đó là lý do khiến cả ấp, cả xã này, số em tốt nghiệp đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay…”.
Ông Bảo lại khóc, nói “cũng may là bả chết không vô nghĩa”. Ông kể sau khi chị Nhân mất, tiền phúng điếu và cô bác khắp nơi gửi về cho đến nay đã nhận được hơn 200 triệu đồng, đủ để trả nợ và để dành cho các con đi học. Rồi một nhà báo giấu tên đã hứa sẽ bảo trợ cho Đinh Công Bằng đến lúc tốt nghiệp; đích thân Chủ tịch thành phố Cà Mau cũng đã gặp anh Bảo hứa sẽ dành một suất việc cho Đinh Công Bằng sau khi tốt nghiệp. Với Đinh Thành Tâm và Đinh Phát Ngân, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Cà Mau cũng hứa sẽ miễn học phí cho hai em bắt đầu từ năm nay cho đến khi tốt nghiệp 12.
“Vợ tui thắt cổ chết cũng chỉ vì mong có được cái sổ nghèo để vay tiền cho các con tui đi học. Nghe nói sắp tới ấp và xã sẽ họp lần nữa để xét công nhận hộ nghèo cho tui. Nhưng tui quyết định rồi, sẽ không xin, không nhận hộ nghèo nữa…”.
Theo 24h
Bị tai nạn thảm khốc, 4 người trong gia đình lâm vào tình cảnh nguy kịch
Cuối tháng 2 cả gia đình anh Hải chở nhau đi xem lễ hội, bất ngờ bị một xe máy đi ngược chiều đâm phải khiến cả 4 người phải nhập viện trong tình cảnh hết sức nguy kịch. Hiện tại cả 4 người đều đang được điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng).
Vất vả cầm lá đơn đi xin cứu trợ, người chú Nguyễn Văn Hải nước mắt đầm đìa nói với chúng tôi trên tòa soạn báo điện tử Dân trí : "Cầu xin mọi người cứu lấy gia đình cháu tôi, chúng tôi đã cố hết sức rồi nhưng cũng đến lúc cùng đường không biết xoay đâu ra tiền nữa". Lần theo địa chỉ, chúng tôi trở về thăm gia đình bất hạnh có 4 người gặp nạn hiện đang được điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng.
Người bố Nguyễn Văn Hưng năm nay đã ngoài 70 tuổi, đi chân đất, tấp tểnh vừa chạy từ khoa Hồi sức cấp cứu nơi con trai là anh Nguyễn Xuân Hải đang nằm lên ngay khoa Ngoại nơi có con dâu và hai cháu nội đang điều trị. Vừa gạt nước mắt ông vừa kể lại: Lúc 7h30 tối ngày 22/2, gia đình con trai tôi là Nguyễn Xuân Hải cùng vợ và hai cháu Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Trung Kiên đi xe máy trên đường vào lễ hội núi Voi thì bất ngờ bị một xe máy đi ngược chiều đâm phải gây tai nạn thảm khốc. Người đâm đã chết ngay tại chỗ và được công an giám định trong máu có rất nhiều nồng độ cồn vì anh ta vừa uống rượu.
Tạm thời qua giai đoạn nguy hiểm và giữ được mạng sống, tuy nhiên tình trạng của anh Hải vẫn rất nặng
Về phía gia đình, anh Hải bị đa trấn thương bởi bị chấn thương sọ não, vỡ xương đầu gối và xương chậu, tổn thương nghiêm trọng ở vùng mặt. Cháu Nguyễn Thị Hằng bị gẫy xương mũi và dập xương hàm, chị Bùi Thị Phượng (vợ anh Hải) bị bầm tím toàn thân và hiện đang được điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Xót xa nhất là bé Kiên năm nay mới vừa tròn 4 tuổi nhưng vụ va chạm mạnh khiến mắt phải của cháu bị vỡ nhãn cầu toàn bộ, phải tiến hành phẫu thuật tại bệnh viện Mắt TW. Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Quốc Anh (Bệnh viện Mắt TW), hiện tại mắt của cháu không thể hồi phục được và khả năng có thể tổn thương sẽ lây sang mắt còn lại nên phải theo dõi và điều trị.
Vụ tai nạn khiến cháu Hằng bị gẫy xương mũi, xương hàm và những tổn thương khác
Bản thân bé Kiên từ khi bị tai nạn phải chuyển gấp lên bệnh viện Mắt TW. Đi chăm cháu, ông nội không khỏi xót lòng khi đêm nào cháu cũng khóc thét lên vì đau đớn quá. Có những lúc mê sảng, thằng bé lại ôm chặt lấy ông nội, run rẩy nói "sợ lắm, không đi xe máy nữa đâu" rồi quay sang đòi mẹ nên sau khi làm phẫu thuật xong, gia đình phải xin bé ra viện sớm để về bệnh viện Việt Tiệp điều trị tiếp. Nhà neo người, từ ngày bị tai nạn, bà con xóm làng phải phân công nhau ra lên giúp nhưng ở quê đang vào vụ cấy nên ông Hưng vô cùng sốt ruột và nóng lòng.
Gia đình làm thuần nông, không bao giờ có gì để làm "của ăn của để", nên anh Hải, vợ và hai con nằm viện trong tình cảnh "không một đồng dính túi". Quá hoang mang, lại không có cách nào xoay sở nên hơn 1 tuần qua người chú Nguyễn Văn Hải đi khắp mọi nơi xin mọi người cứu trợ. Tuy nhiên chú cũng thật thà tâm sự: Đến bây giờ thì tôi cũng không còn chỗ để đi nữa rồi cô ạ mà tính mạng của cả gia đình cháu thì vẫn còn nguy nan. Mấy ngày hôm trước, cứ xin được đồng nào là buổi chiều tôi lại mang vào bệnh viện để ngày mai cháu có tiền đóng viện phí mua thuốc. Chú Hải cầm lái nên khi tai nạn xảy ra là bị nặng nhất nhà nhưng hoàn toàn lại không có bảo hiểm y tế nên cần nhiều tiền lắm. Nhìn chú ấy cứ mê man nói sảng không biết gì, tôi xót ruột lắm nhưng cũng đành bất lực thôi.
Bé Kiên phải phẫu thuật mắt phải và không có khả năng hồi phục
Hiện tại anh Hải đã qua cơn nguy kịch và tạm thời giữ được tính mạng nhưng tình trạng còn quá nặng; chị Phượng cùng cháu Hằng, cháu Kiên đang được điều trị tại khoa Ngoại. Không còn chỗ để đi xin, người chú Nguyễn Văn Hải đành bất lực ở lại viện chăm các cháu cùng ông Hưng. Thương nhất là bé Kiên, mỗi lần lên cơn đau em lại lấy tay ôm lên mắt phải của mình rồi ngây ngô hỏi mẹ : "Mẹ tìm mắt về cho con chưa? Con không nhìn thấy gì cả để xếp hình?". Câu nói của thằng bé khiến mọi người lại rơm rớm nước mắt nhưng vẫn cố nén lòng để không bật thành tiếng khóc.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 927: Ông Nguyễn Văn Hưng (Đội 6- thôn An Luận - xã An Tiến - huyện An Lão - Hải Phòng)
ĐT: 0934.283.134 (Số ĐT của chú Nguyễn Văn Hải)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
ĐB Phước và những hành động khác người Từng viết thư cho Saddam Hussein xung phong là quân sư để ngăn chặn Mỹ và liên quân tấn công hay viết thư cho TBT Đảng Cộng sản Mỹ, ĐB Phước cho rằng, những việc đó không có gì khác người. Thưa ông, có một bài viết trên blog khá nhiều người xem nói rằng, hồi học Đại học, ông cố tình ở...