Bi kịch làng “triệu phú”
Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc – Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành “triệu phú” ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm.
Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), hầu hết người dân ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia phải chuyển đến vùng đất mới. Nhiều gia đình bỗng nhiên giàu sụ, trở thành tỉ phú, triệu phú trong nháy mắt. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, cư dân làng “triệu phú” đang “run rẩy” trước vẻ ngoài hào nhoáng của mình.
Đua nhau xây nhà, sắm xe
Dự án về, gia đình trưởng thôn Lê Ánh Hồng, thôn Trung Yến, xã Hải Yến đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha và hơn 1 mẫu ruộng và đất thổ cư. Đổi lại gia đình ông được nhà nước đền bù được gần 2 tỷ đồng. Sau khi chuyển lên vùng đất tái định cư, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để cất một ngôi nhà 2 tầng khang trang lộng lẫy.
Cũng theo ông Hồng thì gia đình ông là một trong những hộ tiên phong lên vùng đất mới để sinh sống, rồi lần lượt 179 hộ dân trong thôn cũng chuyển lên định cư để nhường đất cho dự án trọng điểm. Và một chiến dịch “đua nhau” xây nhà mọc lên ầm ầm, ở khu TĐC này, hiếm thấy có một ngôi nhà cấp 4 nào, chí ít cũng nhà mái bằng, còn đại trà là nhà 2, 3 tầng và biệt thự. Không chỉ xây nhà, nhiều gia đình còn thi nhau mua tivi, xe máy, tủ lạnh toàn đồ “xịn”, thậm chí có nhà còn sắm cả ô tô con chạy vi vu. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2010 đến nay), khu TĐC Nguyên Bình nhìn chẳng khác nào một đô thị đang trên đà phát triển.
Khu TĐC Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài
Ông Lê Quang Sáng, thôn Trung Yến cho biết, khi chuyển lên gia đình ông đã phải nhường lại 3 sao ruộng quanh năm xanh mướt lúa, lạc, khoai. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng tiền đền bù, lại có 2 con nhỏ đang còn ăn học nên vợ chồng ông chỉ dám xây cho mình một ngôi nhà bằng với tổng số tiềng khoảng 500 triệu đồng, số còn lại sắm sửa đồ đạc giản đơn và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau hoạn nạn.
Theo ông Sáng thị ở vùng TĐC này có khoảng 50% hộ dân xây xong nhà là hết tiền, bởi nhà nhiều được đền bù dăm bảy tỷ, nhưng lại đông con, nhà ít thì được vài trăm triệu, nhưng nhà nào cũng muốn xây nhà cho thật oách, thật to. “Viễn cảnh tái nghèo ở vùng đất này tôi thấy không còn xa nữa đâu” – ông Sáng lo lắng.
Bán dần đồ đạc để chạy ăn
Lúc mới lên thì thi nhau xây nhà, sắm sang nhà cửa thật hào nhoáng. Nhưng rồi “miệng ăn núi lở”, rất nhiều người dân ở vùng TĐC Nguyên Bình đang đứng trước viễn cảnh tái nghèo, đói khi mà việc làm chẳng có, tiền cũng chẳng kiếm ra, họ đang phải sống bằng những đồng lại ít ỏi tử tiền đến bù gửi ngân hàng. Thậm chí, có nhiều nhà khi mới chuyển lên vùng TĐC đã trót xây nhà, mua sắm hết nên giờ đành phải bán dần tải sản trong nhà để tiêu.
Video đang HOT
Ông Hà Văn K. buồn rầu cho biết, rất nhiều hộ nơi đây đã phải bán bàn ghế, xe máy, kệ tủ… để lấy tiền sinh sống. “Năm 2010, khi mới lên đây, ngày Tết nhà nào cũng sắm mai, đào rất to, nhạc đinh tai nhức óc, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây chẳng còn nhà nào dám chơi sang như thế nữa. Nhà đứa cháu tôi lúc lên đây cũng oai oách, sắm sang chẳng thiếu thứ gì, rồi 5 khẩu trong độ ăn việc làm không có, mới sau Tết vừa rồi được ít hôm vợ chồng nó phải bán nốt bộ bàn ghế để lấy tiền nuôi miệng” – ông K. nói.
Ông Sáng lo lắng về nơi ở mới không công ăn việc làm
Ông Vũ Phấn, Bí thư chi bộ thôn Trung Yến lo lắng, nhìn bên ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, nhưng bên trong thì chẳng có gì đâu. “Hiện trong thôn có rất nhiều người chưa đóng tiền đất cho nhà nước, nhưng có lẽ con số không còn khả năng đóng là rất cao, vì họ tiêu hết sạch tiền rồi còn gì” – ông Phấn cho hay.
Cũng theo ông Phấn thì khi tất cả xã Hải Yên chuyển lên đây thì toàn xã có khoảng 3000 lao động trong độ tuổi lao động sẽ ngồi chơi xơi nước, nếu có việc làm chỉ là những công việc tạm thời mà thôi.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết giải pháp trước mắt để tháo khó khăn cho bà con khu TĐC Nguyên Bình là đề nghị Công ty giày đóng trên địa bàn thu nhận lao động tại đây và tăng độ tuổi tuyển dụng để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là những thanh niên không có công ăn việc làm.
Bình Minh
Theo Dantri
Người phụ nữ 40 năm "vật vã" nuôi 5 con và người chồng thần kinh
Người phụ nữ ấy biết anh bị thần kinh từ lúc 2 người còn yêu nhau nhưng chị vẫn quyết lấy anh. Về với nhau, anh chị có 5 đứa con. Và hơn 40 năm qua, chị nai lưng làm thuê nuôi 5 con với người chồng bệnh tật.
"Không biết sao mình lại đủ động lực như vậy!"
Chị là Phạm Thị Lan, trú thôn Hà My Đông, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chúng tôi đến thăm chị Lan vào một ngày mưa, trong căn nhà xây vẫn còn mới, những kỷ vật được treo trang trọng trên tường nhà. Chị Lan cười khoe: "Nhà này mới xây chừng mấy năm nay, con cái tôi giờ có công ăn việc làm nên góp cho mẹ xây nhà".
Kể lại chặng đường hơn 40 năm qua, chị nói: "Nhìn lại, tôi không biết sao mình lại đủ động lực như vậy, nhưng tôi luôn nhìn vào tương lai để đi tiếp".
Tình yêu chân thành dành cho anh là sức mạnh để chị vượt qua quãng đường dài chông gai.
Chồng chị là anh Hoàng Văn Hải, quê gốc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tháng 2/1975, anh nhập ngũ, tham gia vào binh đoàn pháo binh C12, tập kết tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn. Tại đây, anh gặp chị Lan - cô hàng nước địa phương. Hai người đem lòng yêu mến nhau nhưng khi cuộc tình ấy vừa chớm nở thì anh Hải bắt đầu có những biểu hiện của bệnh thần kinh. Anh quậy phá, la mắng chị mỗi ngày. Chị Lan vẫn hằng ngày quấn quýt bên anh Hải để chăm sóc, khuyên ngăn anh đừng quậy phá.
Chị Lan nhớ lại: "Lúc đầu anh Hải không nghe lời tôi, nói gì ảnh cũng bỏ ngoài tai và tiếp tục quậy phá. Một thời gian sau thì bệnh tình có vẻ dịu lại khi thỉnh thoảng tôi lại khuyên bảo được anh".
Khi phải đau đớn chứng kiến căn bệnh quái ác hằng ngày tàn phá anh Hải, chị Lan đã tìm đến đơn vị để xin phép đưa anh về quê Ninh Bình, tìm cách chữa trị. Năm ấy đưa anh về Ninh Bình nhưng chị không cho gia đình biết.
Thời gian đầu, gia đình anh Hải nhiều lần không đồng ý cho chị Lan ở lại để chăm sóc cho anh. Nhưng trước sự cứng rắn và tình yêu chân thành của chị, gia đình anh Hải đồng ý cho chị ở lại, nhưng không quên dặn dò "con có sống được với nó thì sống không thì con cứ về quê đi. Gia đình này chỉ sợ con bị khổ khi ở bên thằng Hải".
Cưới nhau được một thời gian, anh chị dần sinh hạ những đứa con. Tuy nhiên, năm 1989, trong cơn điên dại anh Hải đã đốt cháy túp lều tranh, nơi gia đình anh nương náu tại quê nhà.
Chị Lan kể lại, sau khi anh đốt cháy căn nhà, chị xin bố mẹ anh đưa anh trở lại Quảng Nam. Nhưng đó vẫn là khoảng thời gian anh còn tỉnh táo nhất; sau khi vào Quảng Nam, cuộc sống bắt đầu bị đảo ngược.
Đi khám bệnh, theo chẩn đoán của bác sĩ, anh Hải bị suy nhược thần kinh cùng với bệnh sỏi thận. Chị kể: "Ngày đó, bệnh viện bảo tái khám, nhưng anh Hải bảo tôi nhà nghèo, thôi thì đừng đi khám nữa, anh không sao. Tôi nghe anh, nhưng bệnh ngày càng nặng và tôi đã dùng mọi phương cách cứu chữa cho anh".
Năm 2004, chồng chị có triệu chứng lúc tỉnh lúc mê, cơ thể gần như mất kiểm soát. Chị vội đưa anh lên bệnh viện và người ta chuyển anh ra Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. Bác sĩ kết luận anh bị thần kinh phân liệt. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng cú sốc này với chị quá lớn! Từ đây, chị phải một mình nuôi 5 con với 1 chồng.
Làm thuê nuôi chồng con
Nhà chỉ có 2 sào ruộng, ngày anh còn khỏe, chị và anh cùng làm lúa. Giờ anh ngã bệnh, một mình chị lội chân dưới bùn cấy lúa và đến ngày thu hoạch, những đứa con lại ra đồng làm cùng mẹ.
Những ngày sau đó, khi cơ thể anh Hải yếu đi nhiều, chị lại cố gắng đi cắt lúa, làm đồng thuê cho người ta để lấy vài chục nghìn trang trải cho gia đình.
Hồi năm 1994, ngày anh ngã bệnh nặng, đúng lúc đứa con gái út mới sinh được 6 tháng, chị gửi con cho bà ngoại ở TP Hội An (Quảng Nam) để trực ở bệnh viện.
Thời gian từ năm 1994 chị bắt đầu làm đủ nghề để kiếm tiền, từ phụ hồ, khiêng gạch... Có những ngày sau khi hết vụ lúa, chị lại cùng 4 đứa con đi dọc theo đường biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) lên tận quận Ngũ Hành Sơn để đi tìm lá cây Trà Hồ, một loại thuốc Nam quý để bán, dù giá chỉ 3.000 đồng/kg. Để tìm loại cây đó, chị và các con phải đi bộ ít nhất mỗi ngày 10km, vì cây mọc trong bụi rậm, bên đường, nên chỉ có đi bộ mới quan sát tìm. "Hồi ấy, nhà tôi cũng không có xe đạp, nên con cái đi học cũng đi bộ, từ làm ruộng đến làm thuê ở đâu xa cũng đi bộ"- chị nói.
"Điều gì làm chị lo nhất?". Chị trả lời: "Điều tôi lo nhất chính là những lúc anh phát bệnh, có lần anh đốt cả căn nhà do chính anh dựng nên, để rồi, tôi và các con phải tạm về bà nội ở".
Chỉ có duy nhất một động lực giúp chị đi lên chính là những đứa con đang tuổi ăn học và những tình yêu đối với người chồng.
Không phụ lòng của mẹ, nhưng đứa con lớn lên đều học giỏi và có nghề nghiệp. Con gái đầu, Hoàng Thanh Vân, kém may mắn khi chỉ học hết cấp 1, vì bệnh khớp; người kế tiếp Hoàng Thị Thanh Vui, đang làm việc tại khách sạn. Hai người con trai Hoàng Thanh Hiệp và Hoàng Thanh Hậu, cũng làm thuê kiếm sống, đứa con gái út Hoàng Thị Như Quỳnh, hiện đang học Cao đẳng.
Đến lúc này, cuộc sống của chị đã dần ổn định, bước qua một chặng đường dài và sẽ còn đi tiếp nhưng trong chị vẫn một ý chí không gục ngã.
Nguyễn Trang
Theo Dantri
Nổ tàu chở dầu, nhiều người bị văng xuống biển Nhóm ngư dân đang hàn xì trên tàu thì tiếng nổ lớn vang lên, nhiều người bị hất văng xuống biển. Ít nhất một người chết, 4 bị thương, con tàu cháy rụi. Khoảng 8h sáng 23/8, chiếc tàu vỏ sắt chuyên chở dầu (không có số hiệu) do anh Nguyễn Văn Trường (38 tuổi, trú xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh...