Bi kịch khi tình thương đặt nhầm chỗ
Buổi sáng hôm ấy tiết trời lạnh buốt đến tê tái nhưng đông đảo bà con thôn Khuẩy Lào (xã Hội Hoan, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) vẫn vượt một chặng đường dài để đến động viên… thủ phạm của vụ án. Suy cho cùng, người mẹ hại con trong vụ án này rất mực thương con nhưng tình thương đó đã đặt nhầm chỗ, dẫn đến một kết cục đau lòng ngoài ý muốn.
Vụ án đau lòng
Cho đến nay, đã gần nửa năm sau khi xảy ra vụ án “ mẹ giết con” tại thôn Khuẩy Lào, xã Hội Hoan nhưng dư luận Lạng Sơn vẫn chưa thể nào quên vụ án đau lòng và chấn động dư luận này.
Bị cáo Nông Thị Mét khi còn được tại ngoại.
Theo cáo trạng, vào hồi 6 giờ 30 phút ngày 17/7/2011, người dân Khuẩy Lào vô cùng hốt hoảng khi biết tin anh Hoàng Văn Đức (SN 1985, trú tại địa chỉ trên) đã tắt thở. Người khiến anh này tử vong chính là bà Mét – mẹ đẻ của nạn nhân.
Trước ngày xảy ra vụ án (16/7), Đức lên cơn động kinh và xách dao chạy ra ngoài đồng tìm mẹ và bảo với bà Mét rằng: “Con sẽ đi giết một thằng, không tin mẹ cứ đi theo con mà xem”. Hoảng sợ, bà Mét vội chạy theo Đức ngăn cản con mình đang đi thẳng đến nhà anh Thường (một người cùng làng) với ý định trả thù vì anh Thường có lần vô ý làm phật ý Đức. Sau một hồi thuyết phục, Đức cũng nguôi ngoai nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định ban đầu. Đợi sau khi mẹ ra về, Đức vẫn còn nán lại nhà anh Thường tìm cách hãm hại gia đình anh này, nhưng anh Thường đã chủ động tránh mặt.
Đến tối, Đức không về nhà mà chạy thẳng lên rừng, cứ một lúc lại cầm gạch đá ném vào nhà Thường khiến gia đình này hoảng sợ phải cầu cứu lực lượng Công an xã. Thấy con làm kinh động làng xóm, bà Mét cùng người thân vội vã chạy đi tìm Đức nhưng không thấy.
Gần sáng thì Đức cầm dao đứng trên đỉnh đồi không cho ai lại gần và liên tục chửi mọi người. Khuyên bảo con thế nào cũng không được, bà Mét tìm cách tiếp cận con và có ý định đưa con về nhà.
Tuy nhiên, khi tước được con dao từ tay con, bà mẹ này lại không giữ được bình tĩnh mà tức giận vớ một đoạn gỗ gần đó đánh con tới tấp. Chưa hả giận, bà Mét còn dùng con dao của Đức chém thanh niên này một vài nhát nữa khiến nạn nhân bị thương nặng rồi tử vong.
Video đang HOT
Cuộc đời bất hạnh
Ngay sau khi xảy ra vụ án, bà Mét đã đến cơ quan công an đầu thú với con dao gây án và tường thuật lại toàn bộ câu chuyện mà bà chất chứa suốt hơn mười năm qua.
Lấy chồng và có hai con từ sớm nhưng bi kịch cuộc đời người phụ nữ bất hạnh này bắt đầu khi bất ngờ chồng chị qua đời đột ngột năm 1989. Hai vợ chồng chị có hai người con trai nhưng khi chị vừa sinh đứa thứ hai thì có một người bạn của chồng ngỏ ý muốn giúp đỡ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Phú Yên.
Bàn bạc với vợ một hồi, anh Hoàng Văn Khôi (chồng chị Mét) quyết định sẽ đi Phú Yên. Do điều kiện đi lại khó khăn, anh quyết định gửi người con trai đầu (chính là Hoàng Văn Đức) cho ông bà nội chăm sóc, còn hai vợ chồng và đứa con thứ hai sẽ đi. Trong quá trình xây dựng kinh tế mới tại Phú Yên, do mắc phải căn bệnh sốt ác tính nên anh Khôi đột ngột qua đời.
Trở về quê nhà nuôi hai con trai, bố mẹ chồng đều tỏ ý muốn chị Mét đi thêm bước nữa vì có rất nhiều người đến ngỏ lời muốn cưới chị làm vợ. Thấy hai con còn nhỏ, nhớ lời hứa năm xưa với chồng sẽ nuôi hai con trưởng thành, chị Mét quyết ở vậy nuôi hai con. Chị Mét dành nhiều thời gian chăm sóc cho người con trai cả vì nghĩ Đức thiếu thốn tình cảm cũng như sự quan tâm của mình. Ở nhà, Đức là người được chị Mét yêu thương, chăm sóc hơn cả, nhất là khi Đức bắt đầu có biểu hiện bệnh động kinh.
Biết con gặp điều chẳng lành, người mẹ này vội đi báo cho mọi người trong làng đến giúp đỡ. Chạy ngược chạy xuôi nhờ vả khắp nơi nhưng bệnh của Đức không khỏi. Các bác sĩ tại bệnh viện chữa trị cho Đức cho biết, Đức bị bệnh động kinh và phải dành nhiều thời gian theo dõi thêm. Lúc đó, chị Mét là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, rất có uy tín và đang nhận được sự tín nhiệm cao của bà con nhân dân. Tuy nhiên, chị đã nhất định xin về bằng được để chăm sóc hai con.
Khoảng năm 2004 thì Đức phát bệnh thường xuyên hơn và hễ phát bệnh là cậu lại sẵn sàng đi “trả thù” những người mình ghét. Một người hàng xóm cho hay: “Thằng Đức nó có tính thù dai, ai mà trêu chọc nó hoặc làm nó ghét việc gì là y như rằng mỗi khi nó bất thường, nó thường tìm những người này để trả thù, không chỉ người trong thôn mà cả người ngoài thôn nữa, nên mọi người trong thôn xóm không ai dám lại gần thằng Đức cả”.
Có lần, chính quyền thôn đã đến tận nhà vận động bà Mét đưa Đức vào trại tâm thần hay Trung tâm chuyên chữa trị bệnh động kinh tại khu Đồi Chè, xã Hoàng Đồng, TP.Lạng Sơn. Tuy nhiên, vì thương con và lấy lý do gia đình có một vài người đã mất ở xa nên bà Mét đã xin được điều trị cho con ở nhà. Tuy nhiên, việc Đức ở nhà ngày càng bệnh nặng hơn, lại thường xuyên làm kinh động mọi người bằng cách dọa giết những người mà mình ghét nên ai cũng phải tránh mặt.
Sau khi biết con mình chết, người phụ nữ gần như suy sụp hẳn, không ăn uống được gì. Do sức khỏe yếu nên cơ quan điều tra đã cho phép được tại ngoại.
Bản án lương tâm
Tại phiên tòa diễn ra cách đây không lâu tại TAND tỉnh Lạng Sơn, bị cáo Nông Thị Mét đã phải nhận mức án 4 năm tù giam về hành vi “Giết người” căn cứ theo cáo trạng truy tố tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.
Rất đông bà con làng xóm và thôn Khuẩy Lào tha thiết xin được giảm án hoặc cho người phụ nữ tội nghiệp được hưởng án treo nhưng quyết định cuối cùng vẫn được giữ nguyên. Thẩm phán Lương Thị Hồng chia sẻ: “Đây là một vụ án thương tâm và đau lòng. Mặc dù rất hiểu hoàn cảnh của bị cáo và nguyên nhân sâu xa của vụ việc là do những chất chứa buồn tủi suốt bao nhiêu năm của người mẹ, nhưng pháp luật vốn nghiêm minh, hành động vi phạm pháp luật của bị cáo Mét cần phải được xử phạt.
Ở góc độ khác, Đức là thanh niên tuy mắc bệnh thần kinh, đáng lẽ gia đình phải chọn giải pháp đưa đến trung tâm điều trị nhưng người mẹ đã không đồng ý. Chính điều này đã dẫn tới hậu quả đau lòng và nỗi đau mà bị cáo phải chịu đựng. Giá như tình thương ấy được đặt đúng chỗ và tỉnh táo thì hôm nay chúng ta không phải chứng kiến cảnh tượng bi thương thế này”.
Trước cảnh dân làng dìu bà Mét ra về chờ ngày chuẩn bị thi hành án mà ai cũng xót thương. Suốt bao nhiêu năm nuôi nấng con trưởng thành, người mẹ này cũng hy sinh bản thân mình rất nhiều để hoàn thành ước nguyện của người chồng trước khi mất. Thế nhưng, phút giây nóng giận và nỗi uất ức chất chứa bấy lâu đã cướp đi tất cả.
Để giờ đây, khi đối diện với bản án của lương tâm và của pháp luật, người mẹ này gần như suy sụp hẳn. Ngẫm cho cùng, đây là câu chuyện bi thương nhưng là một bài học đắt giá trong cách quản lý và chăm sóc người tâm thần hiện nay ở nước ta
Theo phapluatvn
Giọt nước mắt muộn màng của người mẹ nhẫn tâm
Chỉ vì một phút nông nổi mà Vũ Thị Hồng đã suýt cướp đi mạng sống của đứa con nhỏ dại
Đứng trước vành móng ngựa vì tội giết con đẻ của mình, cô gái trẻ hết sức siết chặt tay lại quay xuống phía dưới, nơi đứa con trai thơ dại với khuôn mặt ngơ ngác đang ôm chặt lấy bà nội. Mỗi khi nhìn thấy vẻ sợ hãi của con, nước mắt người mẹ tội lỗi lại tuôn rơi...
Bi kịch gia đình
Vừa qua, TAND tỉnh Thái Bình đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Vũ Thị Hồng, sinh năm 1983, trú tại thôn Tăng, xã Phong Châu (huyện Đông Hưng, Thái Bình). Vũ Thị Hồng bị VKSND tỉnh Thái Bình truy tố về tội Giết người, mà đau xót hơn, nạn nhân lại chính là đứa con đứt ruột đẻ ra của bị cáo. Rất nhiều người có mặt tại phiên tòa đã lặng đi khi nghe đại diện VKS công bố cáo trạng. Đứng sau vành móng ngựa, Vũ Thị Hồng không ngớt đưa tay lên lau nước mắt. Thỉnh thoảng, thị ngoảnh lại phía sau, nơi đứa con trai do thị đứt ruột đẻ ra đang ôm chặt lấy bà nội. Đứa con trai bé bỏng, thơ dại mà chỉ vì một phút nghĩ quẩn, suýt nữa thị đã đang tâm cướp đi mạng sống của con mình nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Sinh năm 1983, giống như bao cô thôn nữ trong làng, học hết phổ thông biết lực học của mình có hạn, Vũ Thị Hồng không nộp hồ sơ thi đại học như chúng bạn mà ở nhà làm nghề nông. Năm 2005, 22 tuổi, Vũ Thị Hồng yêu rồi kết hôn với anh Phạm Tiến Đạt, sinh năm 1979, trú tại thôn Khuốc cùng xã. Hai năm sau ngày cưới, năm 2007, vợ chồng Hồng sinh con trai đầu lòng đặt tên cháu là Phạm Minh Đức. Anh Đạt là người đàn ông chăm chỉ, ngoài việc đồng áng, trong những lúc nông nhàn anh đi làm thuê kiếm thêm tiền về đưa vợ nuôi con. Tuy đã lo toan vun vén nhưng cái nghèo vẫn bủa vây lấy gia đình bé nhỏ này. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn. Tình cảm vợ chồng đang từ chỗ mặn nồng trở nên cơm không lành, canh chẳng ngọt, dần nhạt phai. Vũ Thị Hồng sinh ra chán nản, suốt ngày tha thẩn, không muốn động chân động tay vào việc gì. Nhà cửa lôi thôi, nhếch nhác.
Khoảng 6h ngày 2/6/2010, Hồng ngủ dậy. Lúc này anh Đạt và mẹ chồng Hồng là bà Nguyễn Thị Nấm đã đi gặt lúa ở ngoài đồng. Không ra đồng gặt cùng chồng và mẹ chồng mà Vũ Thị Hồng lấy xe đạp chở cháu Phạm Minh Đức đến nhà mẹ đẻ là bà Đặng Thị Thuý, ở thôn Tăng chơi. Đến nơi, không thấy có ai ở nhà, Hồng lại chở con về nhà. Lúc này, tự dưng Hồng cảm thấy chán nản nên nảy sinh ý định tự tử.
Để con ngồi ở chiếu, Hồng đi xuống bếp lấy 3 gói thuốc trừ sâu nhãn hiệu SECSAIGON 5OEC (là loại thuốc nước Hồng mua tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật ở phố Tăng để phun diệt sâu cuốn lá còn thừa). Vũ Thị Hồng đổ hai gói thuốc vào một cốc nước, quấy đều lên và uống. Sau đó, Hồng tiếp tục cắt gói thứ 3 để uống nhưng vừa mới đổ được một nửa gói thì cháu Phạm Minh Đức ngồi bên nói: "Mẹ uống gì cho con uống với!". Nghe con nói vậy, trong đầu Hồng nảy ra ý định cho con uống thuốc sâu để chết cùng mình. Nghĩ là làm, Vũ Thị Hồng đã đưa nửa gói thuốc sâu còn lại cho đứa con nhỏ dại. Thấy mẹ đưa, cháu Đức liền cầm nửa gói thuốc cho luôn vào mồm.
Uống thuốc xong, Hồng vẫn còn tỉnh táo, đi lấy giấy bút để viết thư tuyệt mệnh cho anh Đạt. Trong khi viết thư, thấy con nôn ra chiếu, Hồng dừng lại dỗ dành một lát rồi lại tiếp tục viết. Thấy trong người nôn nao khó chịu do thuốc đã ngấm, Hồng bế cháu Đức ra giếng khơi của gia đình để tự tử. Khi ra đến giếng, Hồng lật nắp giếng và ôm con nhẩy xuống. Thấy vậy, cháu Đức sợ hãi khóc thét lên. Nghe con khóc Hồng tỉnh cơn mê muội, lấy hết sức đạp hai chân vào thành giếng phía trước, lưng tỳ vào thành giếng phía sau, tay ôm con nâng lên khỏi mặt nước và kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. Khoảng 10' sau, anh Đạt đi gặt về thấy trong nhà có mùi thuốc sâu nên đã tức tốc chạy đi tìm và phát hiện thấy mẹ con Hồng đang chới với ở dưới giếng. Hồng và cháu Đức được đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy hiểm.
Sự hối hận muộn màng
"Anh Đạt! Tôi đi trước đây bởi vì tôi không thể sống kéo dài với anh như thế này được nữa vì nó nặng nề lắm. Anh đã thay đổi hoàn toàn. Tôi mong anh sớm có tình yêu mới và hãy sống đúng, giữ vững lập trường. Tôi sẽ mang con tôi đi theo...". Đứng nghe vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên toà đọc lá thư tuyệt mệnh viết gửi cho chồng, Vũ Thị Hồng đã bật khóc và qụy xuống, chắp tay hướng về phía chồng và con trai như cầu xin một sự tha thứ. Những giọt nước mắt trào ra từ đôi mắt thâm quầng vì nhiều đêm thức trắng trong phòng giam. Khi vị chủ toạ hỏi lý do chính để Hồng bi quan, đi đến quyết định tự tử và đang tâm giết cả con thì Vũ Thị Hồng cúi gằm mặt, không nói được lời nào.
HĐXX đã tuyên phạt Vũ Thị Hồng mức án 4 năm tù giam về tội Giết người. Hồng ngã quỵ sau lời tuyên án. Tiếng khóc, tiếng gọi mẹ trong nước mắt của đứa con tội lỗi khiến bà Thúy (mẹ Hồng) cũng như bấn loạn. Vũ Thị Hồng đã phải trả giá cho tội ác phát sinh từ những suy nghĩ nông nổi và thiển cận của mình. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai không biết trân trọng cuộc sống của chính mình và những người xung quanh.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Bi kịch 2 người đàn bà giết chết con đẻ Quá mù quáng, 2 người đàn bà ấy đã phải ôm hận vì hành vi giết con đẻ của mình (Hình minh họa) Người đời thường bảo "Hổ dữ không ăn thịt con" thế nhưng 2 người đàn bà ấy lại hoàn toàn khác. Họ từng làm những việc độc ác đến ghê sợ: Đó là tự giết con đẻ mình. Khi cán...