Bi kịch khi muốn ‘cải tạo’ chồng
Các bà vợ thường có tâm lý chung là muốn thay đổi chồng nhưng trên thực tế hiếm ai làm được điều đó. Càng mong muốn thay đổi chồng bao nhiêu thì họ càng dễ bị thất vọng, chán nản bấy nhiêu.
… Theo các chuyên gia, nhiều khi bi kịch của họ lại chính từ việc muốn thay đổi người khác.
Ảnh minh họa
Vòng quay của hy vọng đến… thất vọng
Chuyện của Kiều Loan, giáo viên một trường mầm non tư thục tại Hà Nội là một ví dụ. Loan 27 tuổi, cao ráo xinh xắn, hát hay, múa giỏi khéo nữ công gia chánh. Vợ chồng Loan lấy nhau được 5 năm, có hai con gái. Hiếu, chồng Loan có một cửa hàng điện nước làm ăn cũng tạm được. Nếu vợ chồng hòa thuận, không sa đà nghiện ngập thì có lẽ cuộc sống của họ như vậy là tạm ổn. Thế nhưng, ngặt nỗi Hiếu mắc phải bệnh nghiện cờ bạc. Khi làm ra tiền, Hiếu đưa hết cho vợ giữ. Nhưng có khi đưa cho vợ được 10 triệu thì Hiếu lấy lại 12, 15 triệu. Những lần bị chồng hỏi quá số tiền đưa vợ giữ như vậy, Loan không khỏi không bức xúc vì thế mà vợ chồng họ thường to tiếng với nhau. Không ít lần vì bức xúc, Hiếu đã “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ.
Video đang HOT
Ngày con đầu lòng được 1 tuổi, Loan bị chồng đánh vào đầu, máu chảy đầm đìa. Lần đó may là Loan chỉ bị tổn thương bên ngoài, não không bị ảnh hưởng. Sau vụ bị chồng đánh, Loan tạm xin nghỉ việc đưa con về quê với bố mẹ đẻ, quyết tâm bỏ chồng. Nhưng về quê được vài tuần, Loan lại đưa con quay trở lại Hà Nội. Vợ chồng Loan lại tái hợp, vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra. “Lần này anh ấy hứa sẽ thay đổi. Anh ấy đã khóc lên khóc xuống với em. Tất cả cũng là tại cờ bạc chứ anh ấy rất yêu em, anh ấy không thể bỏ em. Anh ấy sợ em ly dị, anh ấy sẽ thay đổi ạ. Anh ấy hứa là không bao giờ dính vào cờ bạc và đánh em nữa”, Loan nói.
Thế nhưng quay về Hà Nội chưa được 2 tháng sau thì vợ chồng Loan lại xích mích to tiếng về vấn đề tiền bạc. Hiếu vẫn tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, vẫn đi chơi bài ăn tiền, vẫn lừa vợ lấy tiền. Loan lại cằn nhằn, lại xỉ vả chồng và cô lại bị “ăn đấm”. Sau những lần như vậy, Loan lại dỗi, rồi Hiếu lại xin lỗi và Loan lại bỏ qua. Vợ chồng Loan lặp đi lặp lại vòng xoay đó không biết bao nhiêu lần. Cho đến nay, Loan đã có đứa con thứ 2 nhưng mọi chuyện dường như không thay đổi. Loan càng ngày càng cảm thấy tuyệt vọng. Cô sống trong đau khổ vì cảm thấy cuộc sống vợ chồng con cái như là gánh nợ đời của mình.
Tâm sự trên một diễn đàn mạng xã hội, chị Quỳnh Trang, 30 tuổi cho biết, chị cũng từng nuôi hy vọng chồng thay đổi trong gần chục năm trời nhưng hy vọng chỉ làm cho chị càng thất vọng hơn mà thôi. Chị lấy chồng hơn 10 năm nay, có hai đứa con, một trai một gái. Anh Bảo chồng chị làm trong ngành văn hóa thể thao. Mặc dù làm trong ngành văn hóa nhưng chồng chị Trang lại rất thiếu văn hóa trong cách ăn nói, xưng hô. Nói chuyện với vợ cứ suốt ngày cô-tôi, mày-tao. Ngay cả những lúc bình thường, vợ chồng không có xích mích gì thì anh Bảo vẫn có lối nói chuyện với vợ một cách thô lỗ, thiếu tôn trọng. Nhiều lúc trước mặt bao nhiêu người, vì bực một chuyện rất nhỏ, anh Bảo cũng sẵn sàng văng tục mày tao chi tớ với vợ khiến chị Trang cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Cũng từ cách nói chuyện đó mà chị Trang giận lên giận xuống, khóc hết nước mắt. Giận dỗi chán chê không được, chị Trang quay sang đáp trả bốp chát với chồng. Chồng văng 1, chị văng 2 để “lấy độc trị độc” nhưng cũng chẳng ăn thua. Thậm chí có lần vì dùng chiêu trị chồng này mà chị Trang bị chồng ném cả mâm cơm vào người.
Thay đổi tâm ý của mình trước khi muốn thay đổi hoàn cảnh sống
Tâm lý muốn thay đổi chồng là tâm lý khá phổ biến ở chị em. Mặc dù không đến mức quá tồi tệ như trường hợp của chị Loan và chị Trang đã nêu ở trên nhưng trên thực tế không ít chị em đều mang tâm lý muốn thay đổi, cải tạo chồng. Và kết quả là hầu như 10 bà vợ thì có đến 9 người thất bại trong công cuộc cải tạo, thay đổi tâm tính của chồng.
Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân khiến các bà vợ muốn chồng mình thay đổi là bởi họ muốn mọi điều được như mong muốn của mình. Vì muốn người khác thay đổi nhưng không được nên nhiều người đã trở nên thất vọng với người bạn đời của mình. Họ trở nên bất mãn với hoàn cảnh của mình nên đau khổ vì thế lại chồng lên đau khổ, đã bế tắc càng trở nên bế tắc.
Thực tế như ông cha ta xưa đã từng nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Vì vậy, việc muốn thay đổi người khác là việc không tưởng. Nếu muốn thay đổi người khác thì trước tiên mình phải thay đổi mình trước. Nếu bản thân mình không thay đổi thì mãi mãi không thay đổi được người bạn đời của mình.
Theo lý nhân quả trong Đạo Phật, hoàn cảnh sống hiện tại của mỗi người trong đó có những người chung sống với mình như bố mẹ, vợ chồng, con cái… chính là “quả” mà mình đã gieo trong nhiều kiếp sống. Theo nguyên lý tự nhiên thì không ai thay đổi được “quả” mà chỉ có thể thay đổi được “nhân”. Ví dụ, một người vợ cảm thấy không vừa lòng về chồng mình. Vì thế việc người vợ muốn người chồng thay đổi, tức là muốn cái “quả” của mình tự thay đổi là việc không tưởng. Để thay đổi sự bức xúc, sự không hài lòng thì họ chỉ có thể thay đổi “nhân”, tức là thay đổi chính tâm ý, hành vi của mình. Do vậy, mỗi khi xảy ra sự bực dọc, sự bất như ý trong cuộc sống, sự bất như ý về người khác thì việc quan trọng là hãy nhìn vào bên trong con người mình. Thay vì nhìn vào sai lầm của người bạn đời thì mình hãy nhìn vào tâm ý của mình để nhận ra ngọn lửa “sân” đang đốt cháy mình như thế nào. Tâm “sân”, tâm “tham” là những tâm uế nhiễm, là nguồn gốc của mọi đau khổ. Muốn hết đau khổ thì phải nhận biết nó khi nó xuất hiện. Khi nhận ra được nó thì tự khắc sự phiền não đau khổ của mình cũng chấm dứt. Nhà Phật gọi đó là Chánh niệm.
Theo GĐXH
Kỷ niệm 2 năm ngày cưới, tôi về sớm định làm anh bất ngờ bi kịch ...
Tôi và chồng quen, yêu rồi cưới nhau vỏn vẹn có 1 năm, nhanh như thế cũng là vì tôi có bầu trước. Tuy thời gian ngắn ngủn, nhưng tôi và anh vẫn rất yêu và thương nhau. hai đứa đều còn trẻ, cuộc sống thời gian đầu rất vui vẻ, mật ngọt.
Được độ gần một năm, sau đó vợ chồng tôi bắt đầu xảy ra xích mích, cãi cọ, vì chồng còn ham chơi lắm, anh lúc nào cũng trốn vợ con đi tụ tập với đám bạn lông bông. Thời gian đầu tôi cũng ham chơi, nhưng khi sinh con thì khác, lúc đó tự dưng thấy mình biết thu vén hẳn lên, lúc nào cũng chăm chăm lo cho chồng, cho con. Chồng tôi kinh doanh tự do, vì thế thời gian giờ giấc của anh tôi không kiểm soát được.
Vợ chồng thể hiện ra bên ngoài thì vẫn ngọt ngào, hạnh phúc nhưng sự thực tôi biết đã mục ruỗng nhiều lắm rồi. Tôi chẳng nhớ nổi bao nhiêu đêm mưa gió, khuya khoắt, tôi ôm con đi tìm chồng, trong khi anh mải mê cờ bạc, chè chén, nhậu nhẹt với đám bạn của mình. Rồi những lần chờ cơm, ôm gối khóc, nghe anh chửi bới, xỉ vả... Có nhiều lúc tôi chỉ muốn biến khỏi cuộc hôn nhân này để không phải chịu đựng bi kịch nữa nhưng nghĩ thương con, hơn nữa bản thân còn rất yêu anh nên chẳng đành.
Hôm vừa rồi là kỷ niệm hai năm ngày cưới. Tôi vốn định tranh thủ dịp này để có thể củng cố tình cảm vợ chồng. Tôi lên kế hoạch gửi con về ngoại, bảo với anh là đi công tác hai ngày. Sáng tôi đi mua cho chồng cái áo, mua ít đồ ăn, chuẩn bị mọi thứ tươm tất, ý định chiều về sớm làm một bữa cơm ngon.
Ảnh minh họa
Bình thường chồng cứ phải cỡ 8,9h tối mới về nên thời gian thoải mái. 4 giờ chiều, tôi về nhà, cửa khóa im lìm. Thế nhưng vào đến bên trong, tôi ngạc nhiên cực độ khi thấy đôi giày phụ nữ. Rồi tiếng cười nói vang lên trong phòng ngủ, tôi đi vào, chết sững khi thấy chồng và một ả đàn bà khác đang ôm nhau quấn quýt ngay trên chiếc giường của vợ chồng tôi.
Hoảng hốt, tôi làm rơi hết đồ trên tay xuống, chồng giật mình quay lại, anh lắp bắp: "Sao... sao em...". Lúc đó, trời đất như quay cuồng trước mắt tôi, tôi ngã lịm xuống không còn biết gì nữa.
Khi tỉnh lại, thấy chồng nửa ngồi nửa quỳ bên mép giường. Tôi nhìn anh mà ứa nước mắt, chẳng hiểu sao tôi thấy mình không còn chút sức lực nào để hờn ghen hay chí ít là cho anh cái tát. Tôi đau đớn kinh khủng, thật sự không biết phải làm sao bây giờ nữa. Mấy ngày rồi tôi không nói với chồng câu gì, dù cho anh ra sức thanh minh, xin lỗi...
Theo Iblog
Bi kịch của gái xinh ôm mộng đổi đời bằng mọi giá Bố, mẹ tôi đường ai nấy đi năm tôi đã 14 tuổi, nên tôi hiểu được nguyên nhân khiến gia đình tôi tan đàn xẻ nghé. Đầu tiên là chuyện khó khăn về kinh tế, bố, mẹ đều là công nhân của xưởng dệt khăn mặt, khăn tắm, lương không đủ chi dùng cho bố mẹ và chị em tôi vậy mà hàng...