Bi kịch hôn nhân vì không biết cách làm…mẹ kế
Cuộc hôn nhân đầu tan vỡ không có nghĩa là người đàn bà hay đàn ông không được quyền mưu cầu hạnh phúc nữa.
Thế nhưng, chuyện tái hôn vẫn là một vấn đề nan giải với người trong cuộc khi mà hai bên đều đã có con riêng và đây chính là lý do ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
Trái ngọt muộn màng
Chuyện vợ chồng của gia đình chị Trịnh Kim Yến (32 tuổi) và anh Hoàng Ngọc Sơn (39 tuổi) ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) là một ví dụ. Không phải là vợ chồng son mà họ đến với nhau khi cả hai đã qua một lần đò. Chồng cũ của chị Yến là người vũ phu, nghiện rượu nặng và gia trưởng. Đỉnh điểm uất ức là khi chị mang bầu đứa con thứ 2 mới được hơn 1 tháng, trong cơn say, gã chồng lại tiếp tục giáng xuống tấm thân gầy gò của chị trận đòn tàn bạo để rồi cướp đi mạng sống của đứa trẻ đáng thương còn chưa thành hình. Chị đã đi đến quyết định kết thúc quan hệ vợ chồng gần 10 năm đầy nước mắt. Tài sản duy nhất chị mang theo là cậu con trai khi ấy tròn 8 tuổi.
Anh Sơn là người đàn ông có hạnh phúc gia đình không được như mong muốn, đã từng đổ vỡ trong hôn nhân và có 1 con trai kém con trai chị 2 tuổi. Lắng nghe những tâm sự gia đình của anh Sơn, chị Yến càng đồng cảm hơn khi hiểu việc vợ chồng anh ly hôn là điều bất đắc dĩ. Trong thời gian vợ anh đi học nghiên cứu sinh 2 năm ở nước ngoài, chị đã ngoại tình với người đàn ông đi học cùng đợt với chị. Từ sự đồng cảm, tình yêu đã đến với anh chị.
Bi kịch từ sự cả nể
Cưới nhau về, thời gian đầu, hạnh phúc gia đình anh Sơn và chị Yến khiến nhiều người ngưỡng mộ. Dù khả năng còn eo hẹp nhưng anh chị đã cố gắng vun vén gia đình cũng như hoàn thành bổn phận làm cha mẹ một cách tốt nhất. Còn nhớ cách đây vài năm, khi trào lưu tranh thêu chữ thập lên ngôi, chị vốn khéo tay nên đã nhanh chóng nhận được nhiều đơn hàng từ công việc này. Kinh tế được cải thiện, hạnh phúc gia đình cũng càng được vun đắp.
Rồi anh chị cũng quyết định sinh thêm con sau hơn 1 năm chung sống. Ngày biết tin chị mang bầu, hạnh phúc gia đình như càng nhân lên gấp bội.
Video đang HOT
Hôn nhân gia đình tan vỡ vì mâu thuẫn mẹ kế – con chồng – Ảnh minh họa: Internet
Chị thai nghén mệt mỏi nên đã bàn với anh thu xếp chuyển con trai mình về học cùng trường với con trai anh để thuận tiện cho việc đi lại và đưa đón các con. Anh vì thế cũng nhận việc đưa đón hai đứa trẻ đi học. Xích mích trong gia đình bắt đầu xuất hiện từ đó. Nguyên nhân từ việc nhỏ nhặt hằng ngày như việc tranh nhau ngồi trước xe máy của bố mà hai đứa cũng tranh nhau òm tỏi. Có lần vì quá bực tức, con trai anh (mặc dù kém tuổi con trai chị) đã hét lên: “Bố của tao nên tao có quyền ngồi trước. Mặc dù nghe câu nói đó từ miệng một đứa trẻ nhưng chị cũng không khỏi chạnh lòng. Thế nhưng, chị cố nén mà nhắc nhẹ con mình nhường cho em vì em nhỏ tuổi hơn.
Chính tâm lý e dè trong quan hệ vợ chồng, sợ mất lòng nhau trong việc làm cha mẹ khiến con trai anh càng được thể “lộng hành”, luôn giành giật với con chị từ đồ chơi cũng như đồ ăn, thức uống trong nhà. Thậm chí, cậu không ngại ngần dùng tới bảo bối như: mách mẹ, mách bà nội… nếu chị làm gì khiến cậu không vừa ý. Hạnh phúc gia đình có dấu hiệu rạn nứt khi anh cho rằng chị ích kỷ, chỉ chăm cho con mình ăn uống đầy đủ còn dành cho con anh những miếng “đầu thừa đuôi thẹo”.
Mọi việc không chỉ dừng lại ở đó. Cho đến khi chị sinh con là một bé gái xinh xắn, bụ bẫm thì chuyện vợ chồng của anh chị càng thêm căng thẳng. Chứng trầm cảm sau sinh cộng với việc kèm cặp hai đứa trẻ đang cận kề độ tuổi “dở dở ương ương” với nhiều thay đổi về tâm sinh lý khiến chị không khỏi mệt mỏi, có lúc tưởng chừng như kiệt sức. Thời gian chị ở cữ cũng là lúc anh được thăng chức trưởng phòng kinh doanh nên thường xuyên đi công tác nên quan hệ vợ chồng càng thêm xa cách. Anh chị đành phải nhờ mẹ anh ở quê đến ở cùng để chăm sóc và đỡ chị trong công việc nuôi dạy lũ trẻ. Về phần con trai anh, từ ngày có bà nội đến ở cùng, cậu mặc nhiên coi đó là lá chắn cho mình. Được bà bênh vực mọi lúc, mọi nơi nên cậu bé càng ngày càng sống vô tổ chức.
Có lần, con trai anh còn liều lấy số tiền đóng học phí (600.000 đồng) trong cặp sách của con trai chị. Tra hỏi mãi, con của anh cũng nhận mình là thủ phạm. Cậu bé thú nhận, mình lấy tiền để ăn quà vặt trước cổng trường và chơi game hết gần 200.000 đồng. Thậm chí, có bà bán hàng rong còn cho biết thêm, cháu thường mua chịu hàng. Khi được hỏi, cháu nói do mẹ kế không quan tâm, không cho tiền tiêu xài nên mới phải mua chịu. Tận tai nghe được những điều này, chị vô cùng bực tức bởi lẽ chị chưa bao giờ thiên vị hay cho con mình nhiều tiền hơn con riêng của chồng.
Để phạt con, chị quyết định cắt tiền ăn sáng của con anh trong 3 ngày. Chị chỉ định cảnh cáo cho con biết lỗi rồi sẽ phân tích đúng sai để con không tái phạm. Tuy nhiên cậu bé đã gọi điện cho mẹ ở nước ngoài kể khổ và xin tiền. Người vợ cả nhân cơ hội lôi kéo chồng cũ đã có những lời miệt thị, xúc phạm đến chị. Từ đó, bầu không khí u ám, nặng nề cứ thế bao trùm lên quan hệ vợ chồng của anh chị. Vào một ngày cuối đông năm 2016, sau 3 năm làm vợ chồng, anh Sơn, chị Yến đã quyết định đệ đơn xin ly hôn thêm một lần nữa.
Tâm sự gia đình của anh Sơn, chị Yến không phải là hiếm trong xã hội. Ths Trần Thị Thục – Giảng viên khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho rằng: ” Chị Yến cần học cách làm mẹ kế bởi lẽ tùy từng cá tính đứa trẻ mà có cách đối xử cho phù hợp. Trong trường hợp con riêng của anh Sơn là đứa trẻ thông minh, có phần “láu cá” thì với trách nhiệm làm cha mẹ cần nghiêm khắc, quyết đoán ngay từ đầu. Còn về phần anh Sơn cũng cần gần gũi con hơn nữa để thấu hiểu cá tính của con mình, từ đó có sự đồng thuận với vợ trong cách nuôi dạy và giáo dục con.”
Theo Gia đình Việt Nam
Chuyện tình đẹp khó tin: Người mẹ kế sẵn sàng gửi con đẻ để chăm sóc cho con chồng
Xưa nay, nhiều người vẫn luôn bị ám ảnh câu nói "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng". Chị Nguyễn Thị Đào (40 tuổi, Tuyên Quang) là một người làm mẹ kế thật lòng yêu thương con chồng.
Chồng không thể tự mình đi tiểu
Khi chị Đào đến với anh Dương Văn Cường, một người đàn ông khuyết tật do tai nạn giao thông gây nên. Nhiều người ngoài cuộc lấy làm lạ bởi họ nghĩ hai người khuyết tật dựa vào nhau liệu cuộc sống có êm đẹp hơn.
Quả thực, cuộc sống của họ khốn khó khi không có thu nhập ổn định. Chưa kể đến những lúc cả hai vợ chồng ốm đau, tiền thuốc thang tốn kém. Tai nạn giao thông khiến sức khỏe anh Cường ảnh hưởng nặng.
Anh Cường là người đàn ông có khuôn mặt tuấn tú. Anh từng là trụ cột của gia đình nhỏ với hai đứa con thơ. Tuy nhiên, tai nạn giao thông đã biến anh thành một người hoàn toàn khác. Giờ đây có những sinh hoạt cá nhân anh phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Anh không thể tự đi vệ sinh. Bác sĩ lắp ống dẫn để anh thuận lợi trong việc đi tiểu, người nhà trợ giúp bằng việc đổ bình mỗi khi nước tiểu đầy.
Chị Nguyễn Thị Đào. Ảnh: Ngọc Thi
Gặp vợ chồng anh chị khi tại Bệnh viện Quân đội 108. Anh Cường vừa tiến hành mổ, cắt đôi chân bại liệt. Ngồi cạnh giường bệnh, chị Đào nhẹ nhàng lấy khăn lau những giọt mồ hôi trên mặt cho anh.
Anh Cường cho hay: "Tôi phải cảm ơn cô ấy rất nhiều, một người phụ nữ tốt bụng đã đến chăm sóc, sát cánh cùng tôi lúc hoạn nạn.
Sức khỏe tôi yếu, nhiều khi cũng cáu gắt khi nghĩ về tương lai bế tắc. Nhưng, cô ấy vẫn hiểu, thông cảm và không bỏ rơi tôi".
Họ đến với nhau khi mỗi người đã trải qua một cuộc hôn nhân. Cùng cảnh ngộ là những người khuyết tật họ hiểu và thương nhau nhiều hơn.
Gửi con mình, chăm con chồng
Thực tế cuộc sống có những mối quan hệ mẹ kế con chồng vô cùng mệt mỏi khiến chúng ta luôn bị ác cảm. Nhưng trong xã hội này, vẫn có những người mẹ kế yêu thương con chồng bằng tất cả tấm lòng. Chị Đào là một người làm được điều đó
Xa xưa có câu: "Thuyền theo lái, gái theo chồng", chị Đào cũng vậy. Người phụ nữ ấy gửi các con của mình trên quê ngoại học tập, còn phần mình thì về Thái Nguyên (quê anh Cường) để sinh sống. Gia đình anh Cường cũng ngỏ ý muốn chị đón hai con riêng về ở cùng nhà để đoàn tụ để yên tâm làm ăn và chị cũng có thời gian chăm sóc gia đình.
Chị cũng đắn đo nhưng chị nghĩ hai con của mình sẽ hiểu về quyết định để các con trên quê ngoại. Chị bảo: "Tôi ở vùng núi, thuộc xã trong chương trình 135, các con học trên đó sẽ không mất tiền. Mặc dù không có tôi nhưng anh chị của tôi vẫn còn đó, họ đều giúp tôi dạy dỗ các cháu nên người. Bản thân tôi lúc nào có thời gian thì về quê thăm chúng và thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Cả hai con đều ngoan và thương mẹ, chúng không trách gì tôi cả".
Chị Đào chăm sóc anh Cường tại bệnh viện. Ảnh: Ngọc Thi
Ngày trước, anh Cường chưa đau ốm như bây giờ thì anh chị cùng nhau đi chợ bán hàng rong. Cuộc sống khốn khó nhưng cả hai luôn cố gắng vượt qua. Chị thương, yêu hai con của anh Cường như chính hai con ruột của mình vậy.
Bản thân chị chạy vạy, lo thủ tục, đến tận trường xin cho con trai cả của anh Cường về học tại một trường cấp 3 ở Tuyên Quang. Sau gần 1 năm theo học vì lí do nghỉ học quá nhiều nên nhà trường không cho cậu bé học tiếp.
Nói đến đây khuôn mặt chị thoáng buồn, chị cho hay, bản thân hai con của anh Cường không toàn tâm toàn ý coi chị là mẹ. Chị không trách mà chỉ nghĩ hai con trẻ người non dại. Với chị, chỉ cần hai con không có biểu hiện gì hỗn láo với mình đã là một điều may mắn.
Theo Ngọc Thi (Gia đình và xã hội)
Con chồng nhặt rác nuôi mẹ kế mắc bệnh hiểm nghèo, câu chuyện cảm động triệu người Từ xưa tới nay, người ta vẫn thường cho rằng giữa mẹ kế và con chồng là mối quan hệ căng thẳng, gượng ép và lạnh nhạt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Bởi bản chất của con người là thiện lương, dù ở vị trí nào, trong mỗi người vẫn luôn sẵn có tình yêu và sự đồng cảm...