Bi kịch gia đình nữ diễn viên xinh đẹp (Kỳ 3)
Lana được đề cử giải Oscar, cô không muốn mình xuất hiện bên cạnh một tay xã hội đen khét tiếng, và bi kịch đã xảy ra.
Bạn bè Lana cho rằng cô đang mạo hiểm khi có mối quan hệ thân thiết với một tay xã hội đen khét tiếng. Nhưng đối với Lana, khi bắt đầu mối quan hệ, cô nghĩ rằng John càng nguy hiểm càng hấp dẫn cô. “John như trái cấm và điều đó thách thức tôi.” Và sau này Lana đã hối hấn về những suy nghĩ đó.
Liên tiếp xung đột xảy ra khiến mối quan hệ của hai người trở nên xấu đi. Lana quyết định tạm biệt John, chuyển đến Los Angeles. John nhanh chóng tìm đến người phụ nữ khác.
Tuy nhiên, sau đó John vẫn tìm đến với Lana. Lana tránh xuất hiện cùng John ở những nơi đông người, những sự kiện quan trọng.
Khi đã mệt mỏi với cuộc sống bị John theo sát, Lana quyết định dành cho mình một kì nghỉ yên tĩnh ở Acapulco, tránh xa Hollywood, xa John và cả Cheryl. Cheryl đã 14 tuổi, cô bé đã chuyển đến một trường nội trú Công giáo để sống, cô bé không thích mối quan hệ giữa mẹ mình và John.
Lana cố gắng giữ bí mật khi cô ở Mexico, tuy nhiên, ngay khi đặt chân đến sân bay Stompanato, một nhóm nhà báo đã đợi sẵn từ lâu. John đã bí mật theo dõi Lana và cung cấp tin này cho giới báo chí. Lala thừa nhận: “John có thể làm bất cứ điều gì hắn muốn”.
Lana Turner và Cheryl
Lana vẫn bị John khống chế khi ở Acapulco. Thậm chí hắn đã dùng súng để ép Lana làm theo lời mình. Lana đã biết sợ những lời đe dọa của John.
Trong thời gian Lana ở Mexico, cô nhận được tin mình được đề cử giải Oscar cho vai diễn trong bộ phim Peyton Place. John cũng tỏ ra vui mừng vì điều đó cho đến khi hắn biết tin Lana sẽ đi dự giải một mình. Lana không muốn mình xuất hiện ở một sự kiện quan trọng như vậy bên cạnh một tay xã hội đen khét tiếng. Lana lo sợ John sẽ làm xấu đi hình ảnh của mình.
Đêm trao giải bắt đầu như một giấc mơ đối với Lana nhưng kết thúc lại như một cơn ác mộng. Cheryl có mặt cùng với Lana trong buổi lễ hôm đó. Lana trông thật tuyệt trong chiếc váy ren, áo choàng trắng. Đôi mắt sáng, nụ cười duyên dáng, mái tóc vàng bạch kim khiến Lana trở thành trung tâm buổi lễ.
Video đang HOT
7h30 tối, John ngồi xem truyền hình tại căn hộ ở Beverly Hills, trong nhà có thêm người giúp việc. John đang xem truyền hình trực tiếp buổi lễ trao giải và cảm thấy giận dữ với hành động của Lana.
Ngay khi Lana và Cheryl bước vào cửa, John đã hét lên đe dọa.
Hiện trường vụ án
John đã uống khá nhiều rượu, hắn lao vào tát Lana tới tấp. Theo lời kể của Lana, John kéo lê cô trên sàn, đánh liên tiếp vào mặt cô. Lana văng mạnh ra cửa kính, kính vỡ tan trên sàn nhà. Lời kể của cô vẫn còn có chút sợ hãi của người phụ nữ lần đầu tiên bị đánh dã man. “Đằng sau sự sợ hãi còn cả sự xấu hổ”, Lana tâm sự.
Đêm hôm đó, Lana vẫn ngủ cùng Jonh, khuôn mặt cô nhiều chỗ thâm tím, máu chảy cả ra ga trải giường.
Sau buổi lễ trao giải, Cheryl luôn bị ám ảnh bởi khuôn mặt mẹ mình bị đánh thâm tím. Lana cấm Cheryl kể chuyện mình bị đánh, nhất là với cha cô.
Tối thứ 6 đầu tiên sau lễ trao giải, Lana và John tiếp tục xảy ra tranh cãi, Cheryl nằm phòng bên cạnh nghe tiếng hai người. Trước đó, Lana nói với Cheryl rằng hôm nay cô sẽ nói chuyện với John để kết thúc mối quan hệ này.
Lana đứng bên ngoài phòng ngủ, cố gắng gọi mẹ mình, cô bé muốn kết thúc cuộc tranh cãi. Có tiếng Lana hét vọng ra, “Cheryl, tránh xa cánh cửa ra.”
Cánh cửa mở tung, Cheryl nhìn thấy John đang đánh mẹ mình. Cô vội vàng chạy xuống cầu thang, đi vào bếp lấy một con dao nhọn và quay lại phòng ngủ của Lana.
Cheryl lao vào đâm John khi hắn đang giằng co với mẹ mình. Vết đâm thẳng vào bụng John. John buông tay, bắt đầu thở dốc. Hắn gục xướng dưới sàn trong sự sợ hãi của Lana. Cheryl vẫn đứng bất động, cô bé vẫn chưa ý thức được việc mình vừa gây ra.
“Ôi Chúa ơi! Con đã làm gì thế này Cheryl”, Lana hét lên sợ hãi rồi ôm ấy Cheryl. Con dao trên tay Cheryl đã rơi xuống đất. Hai mẹ con bắt đầu khóc.
Theo Khampha
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ cuối)
DeSalvo bị xét xử với tội danh giết người. Hung thủ của những vụ giết người hàng loạt ở Boston đã trả giá.
anh minh hoa
Tháng 3/1965, vợ DeSalvo nhận được điện thoại của luật sư bào chữa là F.Lee Bailey. Bailey nói: "Trong vòng 24h tới, một việc nghiêm trọng sẽ đổ lên đầu chồng cô và tin đó sẽ lên đầu trang của các tờ báo".
Hôm sau, Beck nhận được tin Albert DeSalvo thú nhận mình là sát thủ bóp cổ. Cô không tin điều đó và cho rằng ai đó đã trả tiền để xúi giục DeSalvo làm như vậy.
Quả thực, trong tù, DeSalvo và George Nassar cùng bàn bạc về số tiền thưởng 110.000 đô la cho ai giúp phá vụ án. DeSalvo biết rằng nếu nhận tội hắn có thể bị tử hình. Tuy nhiên, vì trong gần 20 năm trở lại đây, bang Massachusetts chưa có ai bị mức án này. Thêm vào đó, cảnh sát đang nghi vấn hắn bị tâm thần nên có thể hắn chỉ phải sống suốt đời ở bệnh viện chứ không phải chết. Bù lại, DeSalvo có thể kiếm tiền cho vợ con.
F. Lee Bailey, lúc đó là luật sư bào chữa cho George Nassar, biết được quyết định của DeSalvo. Ngày 6/3/1965, ông tới gặp hắn. Trong buổi nói chuyện được ghi âm lại, DeSalvo đã khẳng định mình giết 11 người. Hắn còn kể chi tiết từng vụ khiến Bailey không khỏi băn khoăn. Bailey không biết DeSalvo thực sự có tội hay không khi lời khai của hắn quá rõ ràng bao gồm những chi tiết chỉ những người trong cuộc mới biết. Luật sư F.Lee không còn tin DeSalvo bị ai đó dụ nhận tội hay hắn bị điên mà hắn thực sự là tên sát thủ bóp cổ hàng loạt.
Những nghi ngờ ban đầu cho rằng DeSalvo chính là sát thủ bóp cổ dần dần được khẳng định là có cơ sở. Các thành viên của ban điều tra kết luận Albert DeSalvo chính là sát thủ họ cần tìm bấy lâu nay.
Khi DeSalvo bắt đầu thú nhận về các vụ giết người, Bottomly cho triệu tập Marcella Lulka và Gertrude Gruen để họ có thể bí mật nhìn mặt hắn trong tù. Gruen là người phụ nữ duy nhất sống sót trong lần gặp mặt sát thủ bóp cổ. Cô chống cự lại và buộc hắn phải bỏ chạy. Còn Lulka, từ nhiều ngày trước đó đã được xem ảnh của những kẻ tình nghi. Cả hai đều không thể khẳng định được DeSalvo có phải là kẻ họ gặp hay không.
Cuối cùng, các chuyên gia tham gia cuộc điều tra thống nhất đưa ra kết luận rằng những vụ giết người không thể chỉ do một hung thủ gây ra. Theo một nghĩa nào đó, những dấu vết để lại hiện trường là không đồng nhất, và nạn nhân của vụ án thuộc những nhóm khác nhau.
Người ta vẫn nghi ngờ, sát thủ bóp cổ đang nằm trong tù hay lang thang đâu đó ngoài kia?
Ngày 10/1/1967, DeSalvo bị xét xử với tội danh giết người. Bản thân anh ta cũng thú nhận đã gây ra 13 cái chết của những người phụ nữ bị hãm hiếp.
Luật sư Bailey tự tin có thể "cứu" thân chủ của mình khi chứng minh DeSalvo bị thần kinh.. Theo Bailey: "Những lời thú tội đó hoàn toàn vô lý. "Không ai là người cứ khăng khăng mình có tội trong khi anh ta chỉ bị bắt về hành vi lừa đảo".
Đại diện bên công tố, Conn phản đối DeSalvo bị thần kinh với lập luận rằng anh ta đã khôn ngoan thuyết phục được các nạn nhân cho vào nhà. Điều đó chứng tỏ thần kinh DeSalvo hoàn toàn bình thường, nếu không nói là thông minh.
Sau nhiều giờ xét xử căng thẳng, bồi thẩm đoàn tuyên bố DeSalvo có tội và tuyên phạt bị cáo án chung thân.
Mọi chuyện dường như đã khép nếu như Albert DeSalvo không bị đâm chết trong thời gian thi hành án tại nhà tù Walpole vào tháng 11/1973, Đêm trước hôm bị giết, DeSalvo cố gắng liên hệ với Tiến sĩ Ames Robey và yêu cầu ông gặp mình ngay lập tức. Anh ta tỏ ra rất sợ hãi. Robey hứa sẽ gặp DeSalvo vào sáng hôm sau, nhưng đã quá muộn. Đêm hôm đó, DeSalvo bị giết hại.
Robey kể lại: "DeSalvo muốn gặp tôi cùng một phóng viên báo chí. Anh ta nói sẽ kể hết cho tôi nghe sát thủ bóp cổ ở Boston là ai và tất cả những gì liên quan". Đêm hôm xảy ra án mạng, cửa tất cả các phòng giam đều mở.
Các quan chức tin rằng cái chết này liên quan tới hoạt động mua bán ma túy trong tù của DeSalvo. Có 3 phạm nhân bị đưa ra xử về vụ này, nhưng phiên tòa bị hoãn hai lần.
Người ta vẫn nghi ngờ, sát thủ bóp cổ đang nằm trong tù hay lang thang đâu đó ngoài kia? Đúng như bài thơ mà DeSalvo đã viết nên, "sự thật về cái chết của các nạn nhân không bao giờ được biết". Và vụ án "sát thủ bóp cổ thành Boston" không có hồi kết, để đến nay, người ta vẫn tự hỏi: Phải chăng DeSalvo là thủ phạm? Hay Nassar? Cũng có thể, tên sát nhân chẳng phải là ai trong hai kẻ đó, mà là một người bí mật, đến giờ "vẫn lang thang đâu đó ngoài kia".
Theo Khampha
7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic (Kỳ 2) Khi quá trình điều tra vẫn chưa có kết quả, có thông tin cho rằng nghi phạm chính là người đầu tiên phát hiện ra chiếc ba lô xanh chứa bom. ảnh minh họa Mọi nỗ lực của Alanta tập trung vào việc cứu thương. Có tới 111 người bị thương nặng, rất nhiều người chết. Ngay sau vụ đánh bom, Richard Jewell...