Bi kịch đàn ông
Chồng đi làm về, nét mặt có vẻ không vui. Lú ăn, anh dịu dàng gắp đồ ăn cho vợ. Chị Châu thì vừa giục con ăn, vừa quan sát chồng. Có điều gì đấy đang làm anh lo buồn thì phải?
ảnh minh họa
Trong bóng đèn vàng mờ nhạt, chồng nhìn vào mắt chị, hỏi một câu rất khẽ rằng: “Làm vợ anh, em có thấy bị thiệt thòi không?”
Một thoáng im lặng đến sững sờ. Đến lúc này, chị cương quyết gạn hỏi xem, cái điều khang khác mà chị cảm thấy từ chồng ngay lúc anh bước vào nhà là gì?
Vợ sếp có bồ. Cái tin vợ sếp bỏ đi theo một cậu trai trẻ dạy khiêu vũ làm cả công ty xôn xao. Sếp đã có tuổi, thường quan tâm tới thuốc và các loại “chồng uống vợ khen” này nọ từ mấy năm nay… Thế gian, ai dám bảo rằng, chồng già vợ trẻ là tiên kia chứ!
Video đang HOT
Câu chuyện đến đây thì chùng xuống. Chị Châu cảm thấy thương chồng đến thắt lòng. Bảo sao anh không nghĩ ngợi, muộn phiền. Đàn bà trên thế gian này, bỏ mồi bắt bóng, hóa ra cũng còn nhiều đến như vậy sao?
Mọi thứ bắt đầu từ khi anh bỗng phát hiện ra mình ngày càng không thể hoàn thành nhiệm vụ bình thường của một người đàn ông. Anh xa gần bóng gió rằng, tình dục cũng quan trọng lắm, vắng nó là vợ chồng tưởng gần thế mà xa nhau ngay. Chị bật cười, bảo anh sao ngố tàu thế không biết, đâu phải người ta sống với nhau chỉ vì những mặn nồng trên giường. Nhưng, hình như đàn ông họ suy nghĩ khác lắm, nhất là khi cái thứ “bản lĩnh” kia giảm dần, rồi thưa thớt hẳn.
Từ ngày lấy nhau, có lẽ đấy là khúc ngoặt lớn nhất của hai người. Chuyện gối chăn mất lửa ấy làm hạnh phúc gia đình chị dường như lung lay. Anh cáu bẳn, dễ tự ái bởi những thứ lặt vặt. Người chồng khó chịu, hay bắt bẻ, dễ giận dỗi và thích ghen tuông bóng gió ấy dường như chẳng còn là người đàn ông mà chị từng biết nữa. Sự ngưng nghỉ thường tình chưa kịp giết đi tình cảm lứa đôi, thì người trong cuộc đã tự buộc mình vào những bi kịch mất rồi!
Chị vẫn nhớ như in khoảng thời gian ấy. Chồng chén chú chén anh thường xuyên sau giờ làm. Việc đón con, đưa cả gia đình đi chơi bên ngoài dường như mất hẳn. Anh lảng tránh cả những đụng chạm thông thường với vợ. Chị co người lại trong nỗi mặc cảm bị ghét bỏ, bị tổn thương, bị coi thường, bị hắt hủi. Nỗi ấm ức làm chị đâm ra ghét anh. Sao lại có người vô lý đến thế không biết! Nghe ai bày gì anh cũng làm theo, hòng cải thiện cuộc sống phòng the của mình. Nhìn anh loay hoay, chị vừa thương vừa giận, rồi mặc kệ! Đỉnh điểm của cái sự “có bệnh thì vái tứ phương” ấy, chẳng biết có phải là cái hôm chị tức giận hất đổ thẩu rượu anh mới ngâm vài cây cỏ và con rắn gì đấy không. Hay là khi chị kinh tởm xen lẫn với sợ hãi khi anh hớn hở lôi từ trong giỏ đi làm ra một món “đồ chơi” của người lớn, dụ dỗ chị “nằm im để anh phục vụ”. Chị òa khóc, buông thõng một câu rằng, nếu anh còn tiếp tục làm khổ mình khổ vợ thế này, thì ly hôn…
Đấy là gáo nước lạnh tạt vào ngọn lửa mù mịt bế tắc của anh, khiến họ ngồi lại với nhau một lần. Anh xin lỗi vợ, lần đầu tiên chị nhìn thấy nước mắt đàn ông, cùng một câu bệu bạo rằng, anh không ham hố gì đâu, là anh sợ mất em mà thôi!
Những đêm, như đêm này, chị có lúc khó ngủ, nhưng không phải bởi cảm giác thiếu thốn hay thèm muốn, mà chị sợ… Đàn ông, tự ái và sĩ diện cao lắm, biết nói sao đây để anh hiểu là chị thật sự không bận tâm tới mấy cái hũ rượu ngâm tắc kè, sao biển, cá ngựa, chuối hột, rồi mấy món hải sản chị chuẩn bị cũng chỉ để anh vui, anh biết là chị yêu và cần anh biết chừng nào…
Theo TNO
Coi thường con gái thì các anh lấy vợ làm gì
Nhiều bé gái ra đời thay vì được chào đón trong sự vui mừng, hạnh phúc thì lại chịu đựng sự bực dọc, thất vọng từ người lớn chỉ vì giới tính nữ.
ảnh minh họa
Ngày nghỉ, đi ăn cùng một nhóm bạn. Bàn bên cạnh có một chàng U40. Mọi người hỏi thăm bà xã chàng, hóa ra vợ chàng sắp sinh đứa con gái thứ hai. Qua câu chuyện, được biết chàng là người thành đạt, vui vẻ, xuất thân từ gia đình trí thức, vợ cũng môn đăng hộ đối, có vẻ khá hạnh phúc. Thế nhưng chàng bảo đang lo ngại làm sao thuyết phục được bố mẹ chấp nhận việc bé thứ hai cũng là con gái. Mình bảo có gì mà khó, sự thực là như thế và nếu ông bà không thích nhận cháu thì ông bà thiệt, chả ai muốn mất cháu nên không cần lo. Chàng thanh minh ông bà quý cháu nhưng văn hoá nó thế nên bản thân chàng cũng thấy sao sao ấy.
Coi thường con gái thì các anh lấy vợ làm gì
Mình nghĩ đến người phụ nữ đang mang bầu tháng thứ 7, khi toàn thân chỉ còn là một khối đau nhức, chân sưng phù lên, đi lại khó khăn, đi tiểu 15 phút/lần, ăn uống khổ sở, không đêm nào ngủ trọn giấc vì nằm tư thế nào cũng khó chịu và con đạp liên tục. Khoa học đã chứng minh, sự đau đớn khi sinh ngang bằng với gãy cùng một lúc 20 cái xương sườn. Đã có nam giới nào từng nếm trải cảm giác ấy chưa? Có dám để người khác bẻ thử hai cái xương sườn xem cảm giác ra sao không? Chị chịu đựng tất cả, kể cả hy sinh sự nghiệp riêng của mình để sinh con cho chồng vui, chị sẽ nghĩ thế nào khi biết đứa bé mình mang nặng đẻ đau ấy không được hoan nghênh chỉ vì nó không có giới tính mà họ mong muốn, điều mà không ai làm gì để thay đổi được? Mình nghĩ đến đứa trẻ chưa từng làm đơn để được sinh ra, sắp bị đẩy vào cái trần gian bể khổ này chỉ vì bố mẹ nó muốn có thêm con cho vui cửa vui nhà. Nếu bé biết sự ra đời của mình lại không được những người thân nhất trong đời chào đón, liệu bé có muốn ra đời không? Hai người phụ nữ ấy xứng đáng được chăm sóc, nâng niu và được biết ơn vì sự hy sinh của mình, chứ sao lại bị ghẻ lạnh khi không hề có lỗi?
Vì sao những người bố, đáng ra phải là điểm tựa cho vợ con, thay vì chào đón và che chở cho sinh linh chính mình đẩy vào đời lại buồn khổ vì những suy nghĩ lẩn thẩn của người khác? Vì sao những bậc ông bà sắp đi khỏi cõi đời này không vui mừng nhìn một sinh linh bé bỏng tiếp nối cho sự tồn tại của gia tộc mà lại bận bịu vì những suy nghĩ của những người chết từ lâu rồi như Khổng Tử? Đáng ra chỉ có chút ý nghĩ so đo như vậy cũng đáng xấu hổ rồi chứ còn phàn nàn nữa thì quá tệ.
Chàng bảo: "Văn hoá nó thế, biết làm thế nào được?" Mình bảo: "Thế thì nhổ vào cái văn hoá đó". Là người có học, chúng ta phải hiểu chỉ có con người là đáng trân trọng nhất trong cuộc đời này. Là bố mẹ, chúng ta phải hết lòng bảo vệ con mình. Dù có đến 100 loại văn hoá cổ hủ nào đó xúc phạm con mình, thì dù chỉ có một mình, ta cũng phải đứng lên loại bỏ cái văn hoá ấy. Ta phải hiểu, văn hoá là những gì do con người tạo ra thì con người cũng phải sửa được, chưa kể thực ra văn hoá hoàn toàn khách quan, xấu tốt là do người dùng nó. Văn hoá chỉ là cách sống, cách ứng xử do con người tạo ra để đối phó với môi trường sống, khi môi trường sống thay đổi thì tất yếu văn hoá cũng phải thay đổi. Cái gì phù hợp với cuộc sống là văn hoá, nó sẽ trường tồn. Cái gì đi ngược lại cuộc sống là hủ tục, cần loại bỏ nó. Ai cũng có thể sai lầm, kể cả bố mẹ ta. Khi còn nhỏ, bố mẹ đã dạy ta những điều hay lẽ phải đầu tiên; bây giờ khi các cụ già yếu, không theo kịp thời cuộc, trách nhiệm của ta là giải thích lại cho các cụ. Và nếu không thay đổi được các cụ thì ta vẫn phải trung thành với lẽ phải và bảo vệ vợ con mới đáng mặt đàn ông chứ?
Nếu không thì lấy vợ, sinh con để làm gì?
Theo blogtamsu
Mẹ chồng tâm lý xúi tôi xem phim sex Một ngày chủ nhật, tôi thấy mẹ chồng lén lút đưa cho mình mấy chiếc đĩa CD, bên ngoài chỉ thấy mấy hình ảnh tươi mát, phim 18 . Cưới nhau đã được gần nửa năm vợ chồng tôi vẫn kế hoạch chưa muốn có con. Mục đích là muốn dành nhiều thời gian để kiếm thêm ít tiền làm vốn. Sau này...