Bi kịch của thai phụ bị thiêu sống lúc nửa đêm
Giữa khuya, chị Giá đang nằm ngủ thì có kẻ lạ mặt tạt xăng vào người thiêu sống, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng 30% cơ thể. Cuộc đời của nạn nhân là chuỗi ngày buồn.
Đang được điều trị tích cực tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã hơn tuần lễ nhưng những đau đớn về thể xác của chị Pha Si Giá (26 tuổi, dân tộc Chăm, ngụ xã Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai) vẫn chưa giảm bớt.
Nằm trên dường bệnh với thân hình bị bông băng che gần hết, chị Giá thều thào kể đêm 23/7, khi chị và con gái Pha Sa Ly (2 tuổi) đang ngủ trong buồng thì chợt tỉnh giấc vì có tiếng động ngoài sân. Khi ra ngoài kiểm tra thì chị phát hiện xăng trong bình xe máy bị ai đó rút hết, một phần rơi vương vãi trên nền. Nghĩ không có việc gì nghiêm trọng nên chị Giá vào nhà, chốt cửa ngủ tiếp.
“Đến rạng sáng, tôi bị ai đó tạt xăng lên người. Chưa kịp phản ứng thì bị người lạ mặt châm lửa khiến toàn thân tôi cháy như ngọn đuốc. Không chịu nổi sức nóng, tôi vùng dậy chạy về phía thùng chứa nước, múc nước dội lên người. Thấy tôi bị cháy và la hét, mẹ tôi cùng một số hàng xóm lao vào dập lửa rồi đưa đi bệnh viện”, chị Giá bàng hoàng kể.
Nạn nhân bị cháy khắp người.
Theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện đa khoa Đồng Nai, chị Giá bị bỏng từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 do bị đốt. Phần da ở khu vực mặt, cổ và cánh tay bị cháy sém, diện tích bị bỏng chiếm 30% cơ thể. Cháu Pha Sa Ly nằm cạnh mẹ cũng bị cháy lây, tuy nhiên vết bỏng không đáng kể nên được bệnh viện cho thuốc về nhà điều trị.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê, Giá là cô gái ngoan hiền, có học lại xinh xắn nên được nhiều chàng trai đem lòng yêu mến. Đến tuổi lấy chồng, Giá yêu và cưới thanh niên cùng tuổi tên Minh.
Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ chưa được bao lâu thì đổ vỡ vì nhiều mâu thuẫn. Chị tâm sự: “Khi tôi đang mang thai đứa con đầu lòng cũng là lúc anh bỏ tôi. Minh bảo chán tôi, chán cuộc sống nghèo đói nên đi tìm người phụ nữ khác. Một hôm, lúc tôi đi làm rẫy, anh ấy ở nhà bán hết gạo và đồ đạc có giá trị rồi bỏ đi biền biệt”.
Video đang HOT
Thấy Giá buồn phiền vì chuyện chồng con, người thân trong gia đình khuyên cô tìm người đàn ông khác. Nghĩ cuộc đời còn dài, đứa con nhỏ cũng cần có mái ấm nên cô quyết định về sống với người đàn ông đã qua 4 đời vợ tên Xhoh (gốc Campuchia). Hai người dọn về sống với nhau không hôn thú.
Chị Pha Si Giá đang được mẹ chăm sóc tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Lấy Xhoh, 2 mẹ con Giá không phải chịu cảnh đói ăn, thiếu mặc nhưng luôn bị Xhoh bạo hành. Giá kể: “Xhoh là người hung dữ nên suốt ngày thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ. Nhiều lúc Xhoh đi làm về, thấy tôi chưa nấu ăn là lao vào đánh đấm tới tấp. Cãi nhau với người ngoài không thắng cũng về đánh vợ, khó chịu trong người cũng đánh vợ…”.
Giá cho biết thêm, mặc dù đã có con với Xhoh nhưng không chịu nổi cảnh bị hành hạ hàng ngày của chồng nên chị quyết định bỏ Xhoh, bế con về sống cùng mẹ đẻ.
Từ ngày về sống bên mẹ, Giá được một người đàn ông tên A Ly đem lòng yêu thương. Cảm kích trước sự chân tình của người này, Giá một lần nữa quyết định theo về làm vợ. Khi cô có thai với A Ly, 2 người chưa kịp làm đám cưới thì bất ngờ bị kẻ lạ mặt tạt xăng thiêu sống.
Công an địa phương cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân của hung thủ khi tạt xăng thiêu sống chị Giá. Lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra vụ việc, truy bắt hung thủ.
Theo Hậu Minh (Zing.vn)
"Khi mô rảnh việc nước thì tôi về"
Khác với những lần đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm quê lần trước, hôm qua hàng vạn người dân Quảng Bình quặn thắt lòng đón Người về vĩnh hằng trong lòng đất mẹ quê hương!
"Quảng Bình là nhà tôi"
Đúng 11 giờ 30 ngày 13.10, chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên?Giáp từ Hà Nội đã hạ cánh xuống mảnh đất Quảng Bình quê hương trong niềm xúc động chờ đón của hàng vạn người dân quê hương. Sinh thời, dù ở xa quê nhưng bao nhiêu sự kiện lớn, nhỏ diễn ra trên quê hương Quảng Bình, Đại tướng đều dõi theo và có nhiều thư, lời căn dặn, chỉ bảo quý giá.
Người dân quê hương Quảng Bình chờ đón Đại tướng
Nhà văn Nguyễn Thế Tường, người nhiều lần được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những chuyến ông về thăm quê, nhớ lại: Một buổi chiều năm 1992, trên đỉnh Hoành Sơn Quan, trước lúc chia tay về Hà Nội, trước những lời hẹn của người dân và lãnh đạo tỉnh, Đại tướng đã nói: "Có phải trai gái chi mà hẹn hò. Quảng Bình là nhà tôi, khi mô rảnh việc nước thì tôi về!".
Và đúng như lời hẹn, gần như đều đặn hoặc khi có sự cố lụt bão là Đại tướng lại về nhà. Tiếng là về thăm nhà, nhưng lần nào cũng vậy, ông vẫn lo việc nước, việc quê hương với tác phong đầy trách nhiệm.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình qua các thời kỳ không ai mà không được Đại tướng căn dặn với những lời tâm sự chân tình mà định hướng tháo gỡ khó khăn thì hết sức rõ ràng. Đại tướng thường dặn các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, hết sức chăm lo gia đình chính sách, gia đình neo đơn.
Về kinh tế, muốn đi lên thì phải phát triển kinh tế hàng hoá, nông nghiệp phải toàn diện, độc canh, độc nông thì nghèo; nghiên cứu để phát triển kinh tế vùng gò đồi, vùng cát.
Trong chuyến thăm quê lần cuối cùng vào những ngày đầu tháng 11.2004, tại khách sạn Phú Quý (Đồng Hới), các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Bình một lần nữa đã nghẹn lòng khi nghe Đại tướng tâm sự: "Dù ở xa nhưng trái tim tôi vẫn hướng về quê hương, nắm đủ thông tin về Quảng Bình. Tỉnh nhà có việc làm tốt, tôi vui, nhưng cũng buồn khi tỉnh nhà có những chuyện chưa hay".
Trở về quê hương mãi mãi
Với mỗi người dân Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một hình tượng đặc biệt, một điểm tựa tinh thần vô giá. Mỗi lần người dân Quảng Bình đón Đại tướng về thăm quê không đơn thuần là đón một vị tướng, một người lãnh đạo mà lúc nào cũng trong tâm thế đón một người con xa quê trở về. Và lần này, người dân Quảng Bình đón Người về an nghỉ trong lòng đất mẹ quê hương cũng với một tâm thế như vậy. Đại tướng về quê hương hôm nay là mãi mãi. Đất mẹ Quảng Bình ôm trọn Đại tướng vào lòng.
Vẫn biết đến trưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới về đến sân bay Đồng Hới nhưng từ sáng sớm ngày 13.10 hàng vạn người dân Quảng Bình đã xếp hàng đứng đợi, với chỉ một tâm nguyện duy nhất là được ngắm nhìn lần cuối người con ưu tú nhất của quê hương.
Trong dòng người bất tận, người lính Điện Biên Phủ Đoàn Xuân Ngật (90 tuổi) xếp hàng từ 7 giờ sáng, ông nói trong tiếng nấc nghẹn lòng: "Trong lòng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người đồng hương đặc biệt nhất mà tôi được gặp. Sau chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tôi và một số đồng đội đã được gặp Đại tướng ở nhà riêng. Khi biết tôi là đồng hương, ông đã ôm hôn tôi, hỏi han căn dặn tôi rất nhiều điều. Khi ra về, dù rằng là một vị tướng, ông vẫn tiễn chúng tôi ra tận cổng...".
Với nữ Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế, Đại tướng không chỉ là một vị Tổng tư lệnh mà còn là một người cha, người anh thân thương. Bà Huế kể: Lần đầu tiên bà được gặp Đại tướng là tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc tháng 1.1967. Sau Đại hội, đoàn Quảng Bình dự bữa cơm với Bộ Chính trị. Bà đã nhận ra ngay Đại tướng bởi phong thái uy nghi và giọng nói Quảng Bình đặc sệt.
Lần đó cả Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí Bộ Chính trị đã không cầm được nước mắt khi nghe bà kể chuyện 45 ngày dưới mưa bom, bão đạn để san đường, phá bom và tìm xác đồng đội. Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp riêng đoàn. Đại tướng đã ân cần hỏi thăm bà về sức khỏe, gia đình, tình hình quê nhà. Cũng từ lần đó, trong thâm tâm của bà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một người anh, là một nguồn động viên giúp bà vượt qua những khó khăn nhất...
Sáng 13.10, dù sức khoẻ không cho phép nhưng bà Huế vẫn vượt chặng đường hàng chục km để về Vũng Chùa, tiễn đưa "người Anh" về nơi an nghỉ vĩnh hằng...
Theo Dân Việt
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Lòng dân là thước đo tầm vóc Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà sử học Dương Trung Quốc trao đổi với Tiền phong về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Là nhà nghiên cứu lịch sử ông đánh giá ra sao về tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam và thế giới? Đánh giá về tầm vóc của Đại tướng...