Bi kịch của những người Mỹ từ chối tiêm vắc xin Covid-19
Có những người Mỹ kiên quyết không tiêm vắc xin Covid-19 đã qua đời trong thời gian qua khi chủng Delta nguy hiểm tấn công.
Sự ra đi của họ được gọi là “những cái chết có thể tránh được”.
Một cơ sở tiêm chủng ở Seattle, bang Washington (Ảnh: Reuters).
Họ có thể đã không chết. Đó là sự thật đau lòng xảy ra ở nước Mỹ những ngày này, khi biến chủng Delta nguy hiểm đang nhằm vào hàng triệu người chưa tiêm vắc xin Covid-19 và nhiều người trong số đó đã qua đời, để lại những nỗi buồn đau và tiếc nuối sâu sắc cho người thân và gia đình.
Michael Freedy, người cha có 5 con ở Las Vegas, Nevada, lẽ ra vẫn có thể sống hạnh phúc cùng các con mình. Thay vào đó, chúng có thể sẽ bị ám ảnh khi lớn lên bởi một trong những thông điệp cuối cùng mà cha chúng để lại trước khi anh ra đi hồi tuần trước, thừa nhận rằng: “Tôi lẽ ra nên tiêm vắc xin”.
Kim Maginn, một người bà 63 tuổi ở Arkansas, có thể còn nhiều năm để vui vầy bên gia đình. Thay vào đó, con gái bà, y tá Rachel Rosser, lại đang sống trong dằn vặt rằng tại sao không thuyết phục đến cùng người mẹ quá cố tiêm vắc xin khi còn có thể.
“Tôi giận dữ vì mẹ không chịu tiêm chủng. Và tôi giờ đây cảm thấy có lỗi vì mình không cố gắng hơn”, Rosser nói.
Video đang HOT
Họ là hai trong số nhiều trường hợp tại Mỹ đã qua đời vì không tiêm chủng Covid-19 khi còn khỏe mạnh và có cơ hội. Nhiều người may mắn hơn họ, sống sót sau khi mắc bệnh, nhưng cũng hứng chịu những ngày dài khó thở, và đang đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ gây suy nhược cơ thể. Giờ đây, họ tự vấn bản thân rằng vì sao họ không thực hiện một việc đơn giản là tiêm vắc xin để giúp họ và gia đình không rơi vào “ác mộng” Covid-19.
Ganeene Starling, bà mẹ của 8 con ở Florida, rùng mình khi nghĩ đến cảnh liệu cô sẽ sống ra sao nếu không thể khỏi bệnh. Từ giường bệnh, cô thừa nhận rằng đã nghe và tin theo thuyết âm mưu từ người khác rằng chính phủ Mỹ đang ép người dân tiêm vào người những chất chưa kiểm chứng.
“Tôi từng là người không thể tin được những người khác để cho một thứ thuốc chưa rõ ràng tiêm vào người. Giờ đây, tôi chỉ nghĩ rằng, đó là một mũi tiêm, hãy cứ tiêm nó đi. Thứ vắc xin đó có thể chặn được những gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy thật ngu ngốc khi không tiêm nó”, Starling, 43 tuổi, nói.
Những cái chết có thể tránh được
Khi số ca bệnh ở Mỹ tăng trở lại trong thời gian qua, ngày càng xuất hiện nhiều những câu chuyện tương tự như trên khi những người hối hận vì không tiêm vắc xin quyết định lên tiếng để cảnh báo người khác không dẫm vào “vết xe đổ” của họ.
Từ đầu dịch tới nay, Mỹ ghi nhận hơn 600.000 người thiệt mạng, nhưng nhiều người trong số đó – những người bị mắc Covid-19 từ những làn sóng trước – không có cơ hội để tự cứu lấy mình từ đầu.
Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ khác có thể tránh được kịch bản u ám này và họ đã không chọn như vậy vì rất nhiều lý do khác nhau đã khiến họ nói không với vắc xin.
Các số liệu do giới chức Mỹ cung cấp đã chứng minh hiệu quả của việc tiêm đủ liều vắc xin trong việc ngăn chặn đáng kể tình trạng ốm nặng phải nhập viện hoặc tử vong. Ví dụ, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ CDC cuối tuần qua công bố báo cáo cho thấy, chưa tới 0,004% người tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 bị mắc bệnh nặng tới mức phải nhập viện, trong khi chưa tới 0,001% người tiêm đủ mũi vắc xin qua đời.
Nhiều lý do đã được mổ xẻ liên quan tới việc nhiều người Mỹ ngần ngại với việc tiêm chủng, bao gồm những người muốn chờ và theo dõi xem liệu vắc xin có nhiều tác dụng phụ hay không. Nạn tin giả, thuyết âm mưu thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội cũng là nguyên nhân đáng lo ngại khiến người dân không đi tiêm vắc xin mà các chính quyền đang tìm cách ngăn chặn và chống lại.
Nhưng dù lý do là gì, điều rõ ràng có thể nhận thấy là những người từ chối tiêm vắc xin đang đặt cược sức khỏe của họ và người thân vào rủi ro to lớn.
Một bệnh nhân đã rút ra được bài học cho mình là Aimee Matzen, 44 tuổi, người thừa nhận rằng cô tức giận với chính bản thân khi đang nằm trên giường bệnh vì không tiêm chủng. “Tôi không muốn ai lâm vào hoàn cảnh giống mình, đặc biệt là khi việc tiêm chủng rất dễ dàng vào lúc này”, Matzen.
Hôn thê của Michael Freedy, Jessica DuPreez, cho rằng người đàn ông mà cô yêu thương có thể sẽ vẫn sống nếu Freedy chịu tiêm chủng từ đầu. Con trai 7 tuổi của họ đến nay vẫn kiên nhẫn nhắn tin vào điện thoại của cha, hỏi rằng liệu “cha vẫn còn sống chứ?”.
Đô đốc Mỹ: Mỹ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực
Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, cho biết Mỹ xem Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực, và sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát Biển.
Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Mỹ (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 29/7, Đô đốc Schultz đã nêu quan điểm của Mỹ về các hoạt động hợp tác giữa lực lượng Tuần duyên Mỹ và Cảnh sát Biển Việt Nam.
Ông Schultz cho biết, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam các tàu tuần duyên hiện đại trong thời gian qua và hỗ trợ Việt Nam đang tăng cường xây dựng và gia tăng năng lực của lực lượng cảnh sát biển. Mỹ cũng đã cử thành viên lực lượng tuần duyên nhằm giữ vai trò liên lạc viên giữa 2 bên.
Gần đây nhất, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam tàu CSB 8021, tàu tuần duyên lớp Hamilton từng thuộc biên chế Tuần duyên Mỹ. Đây là tàu thứ hai thuộc lớp này được Chính phủ Mỹ chuyển giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam.
Ông Schultz cho hay, trong các cuộc trao đổi, Việt Nam đã cam kết sử dụng các tàu này thực hiện các hoạt động phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Việt Nam và lợi ích trong khu vực. "Tôi nghĩ đó là điều tốt. Và tôi tin rằng, Việt Nam tiếp tục sẽ là đối tác chủ chốt của chính phủ Mỹ tại khu vực ASEAN", ông Schultz nói.
Tàu tuần duyên CSB 8021 được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ).
Đô đốc Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, mục tiêu của Tuần duyên Mỹ khi hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhằm đảm bảo khu vực hàng hải này tự do và mở, phục vụ cho dòng chảy thương mại tự do và cũng như đảm bảo sự tuân thủ một cách có trách nhiệm với các trật tự dựa trên quy tắc.
Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu CSB 8021, trước đây là tàu John Midgett, cho Việt Nam vào ngày 14/8/2020. Từ ngày 1/11/2020, thủy thủ đoàn mới của tàu - gồm các sĩ quan của Cảnh sát Biển Việt Nam - đã được đào tạo về tàu, hệ thống và thiết bị của tàu.
Con tàu đã trải qua đợt bảo dưỡng và sửa chữa tại xưởng cạn, với nguồn vốn từ chương trình tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ. Tàu CSB 8021 rời cảng cũ ở Seattle, bang Washington, vào ngày 1/6, và đã về tới Việt Nam vào đầu tháng này.
Việc chuyển giao tàu CSB 8021 và các hoạt động hỗ trợ liên quan có tổng giá trị hơn 27 triệu USD, và là viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Việt Nam. Trước đó, việc chuyển giao tàu CSB 8021 vào năm 2017 có tổng giá trị khoảng 24 triệu USD.
Mỹ sắp hứng nắng nóng kỷ lục Hơn 31 triệu người khắp miền tây và trung tây Mỹ sắp đón đợt nắng nóng tàn khốc với nhiệt độ có thể tăng kỷ lục ở California và Nevada. Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) hôm 9/7 cảnh báo nguy cơ nắng nóng được xếp loại "rất cao" trên hầu hết khu vực tây và trung tây, đồng nghĩa với...