‘Bi kịch’ của những người đàn ông lấy vợ đẹp
Nếu chỉ trói nhau bằng một tờ hôn thú thì chẳng có gì chắc chắn cả. Ngay cả nhiều tiền cũng không bảo đảm vì thiên hạ lắm kẻ còn nhiều hơn. Nhưng muốn tự tin trước hết bạn phải mạnh. Mạnh thực sự chứ không phải thực lực thì yếu nhưng cố làm ra vẻ ta đây.
Chả đàn ông nào lại không thích lấy vợ đẹp (Ảnh minh họa)
Có chàng trai nửa đêm gọi đến tư vấn hôn nhân hỏi: “Tiêu chuẩn đầu tiên chọn vợ là gì?”. Trả lời là : Đức hạnh. Anh ta vặn lại :”Không đúng, đầu tiên là phải đẹp”. Và anh ta giải thích: “Người chưa có đức hạnh cứ lấy về kèm cặp dần rồi sẽ có đức. Nhưng lấy người xấu liệu có đủ tiền làm thẩm mỹ được không?”.
Anh ta vẽ ra viễn cảnh, lấy được người đẹp mỗi khi đi làm về nàng đứng cửa cười một cái mê hồn, chồng chỉ nhìn đã tỉnh cả người. Ăn uống chả cần thức ăn ngon cứ ngồi ngắm người đẹp cũng đủ no. Đi với vợ đẹp đến đâu chẳng tự hào.
Chỉ sợ người đã đẹp thì phải nhà đẹp, xe đẹp, cái gì cũng đẹp mới tương xứng. Có vợ đẹp mà không có những thứ kia cũng mất đồng bộ. Đi đến đâu bạn cũng tự hào vì vợ đẹp nhưng nếu nàng lại không thấy tự hào về bạn mà lại mơ ước những đàn ông khác tài giỏi hơn liệu có hạnh phúc được không hay lại ghen tuông lồng lộn lên?
Nếu hỏi đàn ông nào hay ghen nhất? Có thể trả lời ngay: Đó là những người có vợ đẹp. Vợ càng đẹp càng nhiều anh nhòm ngó. Câu nói có từ bao giờ :”Vợ đẹp là vợ người ta” càng ám ảnh họ ghê gớm. Đặc biệt là người đẹp mà lấy chồng luôn mất tự tin, thấy ai cũng nghĩ họ hơn mình thì càng ghen khủng khiếp.
Thói đời “gái tham tài, trai tham sắc” các cụ nói chẳng sai. Đàn ông thấy đàn bà nhan sắc, anh nào chả thích. Xung quanh người đẹp ở đâu cũng nhan nhản đàn ông “tốt bụng”. Dắt cái xe lên bậc có người đẩy hộ. Trời hơi nắng có người xoè ô che. Đến cả công việc cũng khối anh thi nhau giúp đỡ, chỉ bảo tường tận đến bao giờ hiểu thì thôi, chẳng ngại vất vả, tốn thời gian thậm chí tốn tiền.
Tan sở mọi người ra về với chồng con nhưng người đẹp lại được sếp bảo lên ô tô, đi dự tiệc tiếp khách. Bởi vì có người đẹp thì không khí bàn tiệc mới vui, hợp đồng dễ được ký kết hơn. Thế là anh chồng có vợ đẹp cứ về trước mà đón con, nấu cơm, rồi bố con ngồi ăn với nhau. Nếu tiệc xong cao hứng lên, bên A lại chiêu đãi bên B một chầu karaoke nữa thì chưa biết khi nào vợ mới về. Cho nên ngày nay lấy vợ đẹp chưa chắc đã hạnh phúc.
Nói vậy có sợ người đẹp ế chồng không? Xin bạn chớ lo bò trắng răng, họ vừa buông anh này ra đã có anh khác lao vào. Cho nên nếu hay ghen lại luôn mất tự tin thì lấy vợ đẹp có khi là cái hoạ.
Video đang HOT
Lấy được vợ đẹp không dễ, mà giữ được vợ đẹp càng khó khăn hơn (Ảnh minh họa)
Tôi từng biết một quý tử ở Hà Nội đi du học về nhưng chẳng có nghề gì nên hồn, suốt ngày lêu lổng. Cậy thế nhà giàu cậu ta tung tiền ra “mua” bằng được người đẹp. Lấy về cứ giam giữ ở nhà, không cho vợ đi đâu, làm gì. Nào ngờ con chim bị nhốt trong lồng lại càng thèm bay. Thế là một hôm người đẹp đi mất không để lại một dòng địa chỉ. Anh chàng chán đời lao vào uống rượu triền miên và cuối cùng nghiện ma tuý.
Vậy ai có thể lấy vợ đẹp? Người Trung Quốc có câu :”Tây Thi là của hoàng đế”. Vậy nếu bạn không phải hoàng đế thì chớ lấy Tây Thi. Bởi có lấy cũng không giữ được. Trong hàng nghìn, hàng vạn người mới có một người đẹp nên đàn ông ai chẳng mơ. Càng các anh có tài, có tiền càng muốn chiếm người đẹp. Cho nên muốn lấy người đẹp trước hết bạn phải tự tin. Có tự tin mới để cho vợ được thoải mái từ đó mới nuôi dưỡng được tình yêu. Và chỉ có tình yêu mới là sợi dây buộc được người đẹp.
Còn nếu chỉ trói nhau bằng một tờ hôn thú thì chẳng có gì chắc chắn cả. Ngay cả nhiều tiền cũng không bảo đảm vì thiên hạ lắm kẻ còn nhiều hơn. Nhưng muốn tự tin trước hết bạn phải mạnh. Mạnh thực sự chứ không phải thực lực thì yếu nhưng cố làm ra vẻ ta đây.
Còn nếu bạn không đủ tự tin, lúc nào cũng lo mất vợ thì tốt hơn hết nên học lại câu tục ngữ “Nồi tròn úp vung tròn. Nồi méo úp vung méo”. Biết cái nồi của mình nó méo thì đừng tìm vung quá tròn.
Điều kiện thứ hai để lấy vợ đẹp là bạn phải là người hào hoa, đại lượng, cư xử đàng hoàng, không nhỏ nhen ích kỷ. Điểm lại 6 người chồng của DIVA Madona, cả 6 ông này đều mạnh, nếu không đã chẳng lọt mắt xanh của nàng. Nhưng ông nào cũng ghen khủng khiếp. Anh có tài thì lại dị tướng. Anh đẹp trai lại không có nhiều tiền. Anh lắm tiền thì có thể tâm hồn lại rỗng. Anh cực giỏi tin học chưa chắc đã biết làm thơ. Anh hoạ sĩ nổi tiếng nhưng có thể lại mù tịt về âm nhạc. Thế cho nên dù mạnh đến đâu, thiên hạ vẫn có kẻ hơn mình và vẫn lo họ “chim chuột” vợ mình. Thế là phải theo dõi sát sao, thậm chí phải thuê cả thám tử tư bám sát 24/24.
Nhưng người đẹp ngày nay có ý thức về giá trị của mình. Nếu bị kìm kẹp, canh giữ như tù giam lỏng là họ không chịu, thế nên cả 6 cuộc hôn nhân của Madona đều đổ vỡ. Từ xưa đã có câu “hồng nhan bạc phận”. Bởi vì người đẹp sẽ không bao giờ được đàn ông cho yên ổn. Dù biết hoa có chủ rồi họ vẫn xông vào làm cho nàng chao đảo. Một khi người đẹp đã “bạc phận” thì chồng nàng cũng “toi đời”.
Thế cho nên muốn lấy người đẹp, bạn phải có tài. Lấy được rồi phải tôn trọng tự do của họ, đừng kìm hãm sự phát triển của họ vì cái đẹp ngày nay là một giá trị luôn được người ta khai thác, tận dụng. Tuyển thư ký cũng lấy người đẹp. Tiếp tân đón khách cũng chọn người đẹp. Có sự kiện gì cũng đưa người đẹp ra làm MC.
Cho nên người đẹp thời nay bận lắm chứ không chỉ lo làm nội trợ đâu. Bạn phải vừa đảm đang việc nhà, lại vừa phải tự nâng mình lên xứng tầm với người đẹp. Nếu thấy vợ mình được các “sếp” săn đón chiều chuộng, đề bạt, chớ có giở thói ghen tuông. Chỉ khi nào bạn ứng xử được như thế may ra gia đình mới êm ấm.
Thế cho nên nếu ai đó hỏi bạn: “Lấy vợ đẹp sướng không?”. Tất nhiên là sướng! Nhưng có mệt không? Mệt! Rất mệt!
Theo Dân Việt
Con nuôi - hạnh phúc nhân đôi hay bi kịch?
"Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: "Có phải con từ bụng mẹ ra không?". Tôi đáp: "Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ
20 năm sau, Kati Pohler gặp lại cha mẹ ruột. Em không oán giận ai, chỉ có thêm gia đình, thêm người yêu thương mình và người mình yêu thương.
"Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: "Có phải con từ bụng mẹ ra không?". Tôi đáp: "Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ
Ba tuần tuổi, tôi bị mẹ ruột đặt trong thau nhôm, bỏ giữa đường dẫn ra cánh đồng, cho ai nhặt thì nhặt.
Chuyện trên chỉ là "phép giải" của ba mẹ trước đứa trẻ khó nuôi là tôi. Sơ sinh, cân nặng 1,9kg, tôi liên tục quấy khóc, cũng chẳng "ham hố" bầu sữa mẹ khiến ba mẹ phải nghĩ một kịch bản đổi thân phận cho con. Ở quê tôi, chuyện dựng những màn kịch như vậy là thường: vờ mang con cho người khác, sau đó xin lại hoặc đặt những cái tên xấu xí cho dễ nuôi.
Bọn trẻ chúng tôi lớn lên, hầu hết đều quên những câu chuyện ấy. Nhưng, Ngọc, cô bạn cạnh nhà tôi thì khác. Băn khoăn không biết ba mẹ ruột mình là ai, giờ còn hay mất, có lần nào nghĩ đến mình không... luôn làm Ngọc khổ đau, bế tắc.
Bảy tuổi, một bữa đi học về, Ngọc hớt hải đi tìm mẹ, hỏi: "Sao ba mẹ tóc thẳng, còn tóc con lại xoăn?". Dì Tám đáp: "Sinh mi trúng mùa đông, tau suốt ngày hơ trên than, nóng quá tóc mi xoăn thôi". Nguôi một thời gian, Ngọc đi chơi về, lại hỏi: "Sao người ta đồn mẹ không sinh được nên mua con giá hai chỉ vàng?". Dì Tám bật cười: "Cả đám trẻ xứ này đều là con lượm, con nhặt; mi được mua hai chỉ vàng, có giá quá còn gì!".
13 tuổi, Ngọc hỏi nữa: "Ba mẹ đều da đen, còn con trắng. Con không giống ai trong họ hàng mình hết". "Bao nhiêu nét đẹp cả họ dồn cho mi, nên mừng thì hơn" - dì Tám nói mà điệu giọng không vui. Từ đấy, dì Tám dặn Ngọc bớt giao du, ai hỏi hay nói gì mặc kệ. Thế rồi, năm Ngọc 15 tuổi, nỗi niềm riêng lặp lại: "Người ta bảo con là con bà Lan nào đó trong xóm mình, do xuất ngoại, không thể mang theo con nên bán con lại cho mẹ". Năm ấy, dì Tám đau buồn chuyện chồng nảy thói trăng hoa, nỗi lòng Ngọc rơi giữa cơn nát lòng của mình khiến dì nổi cáu: "Thì sao? Mi giỏi thì đi tìm họ. Ai nuôi mi lớn đến chừng này, không biết ơn nghĩa, suốt ngày thắc mắc".
Ngọc nức nở, bỏ chạy qua nhà tôi. Dì Tám sang, kéo con về, đánh như trút giận. Từ đó, Ngọc không còn hỏi về thân phận mình nữa. Tâm sự cùng tôi, Ngọc bảo: "Tao coi ba mẹ ruột chết rồi. Còn ba mẹ nuôi thì mang ơn, nhưng tao buồn vì họ không nói thật".
Không ít người đã khóc khi xem đoạn phim về cô gái Kati Pohler. 20 năm trước, Trung Quốc ban hành chính sách một con khắt khe khiến cha mẹ ruột phải bỏ cô tại một chợ rau. Hy vọng một ngày gặp con, họ để lại lời nhắn cho người nhận nuôi đứa trẻ, rằng, hằng năm, vào cùng một ngày, họ sẽ đến cây Cầu Gãy để chờ con. 20 tuổi, Kati được cặp vợ chồng người Mỹ - cha mẹ nuôi - đưa về cội nguồn, gặp lại đấng sinh thành.
Bà Ruth, mẹ nuôi của Kati Pohler, trải lòng: "Ngày nhỏ, Kati hỏi tôi: Có phải con từ bụng mẹ ra không? Tôi đáp: Không, con không từ bụng mẹ. Nhưng con từ trái tim mẹ ra. Con được sinh ra trong tim mẹ. Kati hài lòng với câu trả lời này, thế là lại chạy đi chơi". Trước mọi câu hỏi của Kati về thân phận, bà Ruth đều thành thật trả lời. "Chúng tôi thương yêu Kati và con biết điều đó. Hôm nay, chúng tôi không mất gì" - bà Ruth nói về cảm giác khi đưa Kati đi nhận lại gia đình.
Những đứa trẻ luôn khát khao sự thật. Tôi đọc tâm trạng chung này trong một diễn đàn kín có tên "Hội xin con nuôi". Nhưng các bậc phụ huynh... nuôi và chuẩn bị thành phụ huynh nuôi lại có tâm trạng khác: "Nói sự thật, liệu có... mất con? Nếu nói, thì bằng cách nào?".
Dẫu không mang nặng đẻ đau, những người cha người mẹ kia đều yêu thương đứa con nuôi. Nhưng cách thể hiện tình yêu lại khác. Có phụ huynh sống trong nỗi lo con sẽ bớt yêu thương hoặc từ bỏ mình để tìm kiếm cha mẹ ruột nên dựng chuyện cha mẹ ruột của con đã chết, hay tàn nhẫn bỏ rơi con. Có người trót cho con biết về thân phận, nhưng luôn cản con tìm về nguồn cội.
Không ai phủ nhận tình yêu của dì Tám dành cho Ngọc, cũng không ai biết liệu bà có phải là mẹ nuôi; nhưng sự che giấu và những câu trả lời đánh đố, đe nẹt lại trở thành rào cản khiến Ngọc không cảm được trọn vẹn tình yêu của bà. Hơn thế, lại gieo rắc trong Ngọc - một đứa trẻ nhạy cảm - niềm tin mình chính là con nuôi chỉ từ một trận đòn. Công sinh hay công dưỡng đều quan trọng với bất cứ cuộc đời nào. Song, chỉ có trái tim, được sinh từ trái tim mới khiến cho "không ai mất gì" - như bà Ruth nhấn mạnh.
"Đáp lại nỗi khát khao sự thật về thân phận của con nuôi, các phụ huynh cần chọn đúng thời điểm - 6-8 tuổi, nhỏ hơn, trẻ không ý thức được câu chuyện, còn lớn hơn, trẻ có cảm giác bị phản bội và phản ứng tiêu cực; không cố giấu sự thật - bởi trẻ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của mình; trả lời mọi câu hỏi của con - dẫu câu hỏi ấy được lặp đi lặp lại; quan tâm, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc; không nói xấu cha mẹ ruột. Sau cùng, luôn khẳng định con là thành viên và là một phần không thể thiếu của gia đình hiện tại".
Chuyên gia tâm lý Tara Mehta
Theo Tinmoi24.vn
Màn trả thù tình ngoạn mục của vợ và cô nhân tình Từ một gã đàn ông đào hoa, vợ đẹp, con xinh, bao nhân tình vây quanh, trong phút chốc tôi khánh kiệt, trắng tay chỉ vì màn trả thù tình của vợ. (Ảnh minh hoạ). Nhìn lại những gì mình đang có trong tay, tôi ngậm ngùi tiếc nuối. Tôi đã quá sai lầm và đánh mất tất cả vì thói trăng hoa...