Bi kịch của người mẹ chồng chỉ yêu cháu trai mà thờ ơ cháu gái
Lan Hương dù có muốn yêu mẹ chồng như mẹ đẻ thì cũng không thể nữa. Bởi với cô, mẹ chồng đã đi quá giới hạn cho phép khi cô cảm nhận rõ bà không yêu con gái mình như những đứa cháu trai khác trong nhà.
Về làm dâu được 6 năm, ngay từ khi mới bước chân về nhà chồng, Lan Hương luôn tâm niệm sẽ coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Bởi cô hiểu rằng, chỉ có cách đó mới hóa giải được mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Và mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có tốt, gia đình mới yên ấm, hạnh phúc. Vì luôn tâm niệm điều này nên ngay khi làm dâu, Lan Hương đã luôn thủ sẵn tư thế nín nhịn. Cô cầu thị và yêu thương chân thành. Sự quan tâm, chu đáo của cô dần dần cũng cảm hóa được mẹ chồng vốn khó tính có tiếng.
Thế nhưng tình cảm của Lan Hương dần dần thay đổi kể từ khi mẹ chồng cô có thêm cháu trai. Đó là thời điểm cô nhìn thấy rõ nhất “bộ mặt thật” của mẹ chồng khi luôn có sự yêu thương, thiên vị đối với cháu trai của bà mà thờ ơ hơn với con gái của cô.
Hình ảnh minh họa
Cùng là cháu nội nhưng cách ứng xử của bà đối với hai người cháu rất khác nhau. “Khi con mình đòi ăn thì bà mặc kệ, nhưng thằng bé kia chỉ cần chỉ tay là bà nhào tới lấy cho nó. Khi con mình và cháu mình cùng ốm sốt mọc răng, mẹ chồng mình dành hết thời gian chăm cu con mà bỏ bẵng cháu gái. Mình và mẹ của cu con đều làm dâu, đều phải đi làm như nhau, nhưng cách bà dành thời gian cho cháu trai nhiều hơn cháu gái khiến mình luôn cảm giác con mình không phải cháu bà, mình cũng chẳng phải con dâu nữa”, Lan Hương ấm ức.
Những va chạm nhỏ nhặt không diễn ra hàng ngày nhưng cứ nhìn cách mẹ chồng “thiên vị” đối với cháu trai là Lan Hương lại hậm hực trong lòng. Một lần thấy mẹ chồng đang chơi với hai cháu, thấy bà vạch đùi cháu trai ra xem ngấn rồi lại vạch đùi con gái mình ra xem, xong bà lắc đầu: “Đứa sau lại con gái nữa rồi. Min (tên ở nhà của con gái Lan Hương) phải bảo mẹ cố mà đẻ cháu trai thì bà mới yêu!”. Nghe thấy câu nói ấy, sự tức giận trong Lan Hương “bùng nổ”. Cô chạy tới bế xốc con gái mình lên phòng và không quên buông một câu: “Mẹ thích cháu trai thì mẹ đi mà đẻ. Nhà con chỉ đẻ được con gái thôi!”. Hai mẹ con cô lên phòng để lại sự ngơ ngác trong mẹ chồng.
Câu nói ấy đánh dấu sự chia rẽ trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Lan Hương. “Tôi hiểu điều đó, tôi láo với bà, tôi dại dột khi thiếu kiềm chế. Nhưng tôi không thể chịu đựng được những con người với tư duy cổ hủ khi chỉ thích nam hơn nữa, chỉ thích cháu trai hơn cháu gái. Với tôi, chỉ điều đó thôi đã thể hiện đầy đủ một con người. Cái khác tôi chịu đựng được, nhưng là mẹ chồng mà còn bênh cháu trai hơn cháu gái thì là điều tôi không chấp nhận nổi”. Lan Hương khẳng khái khi được hỏi về những hệ quả sau đó khi cô thể hiện quá đà trong mắt mẹ chồng.
Hai tháng sau kể từ ngày sự việc xảy ra. Lan Hương cũng đã thuyết phục được chồng ra ở riêng. “Với những mẹ chồng đã ăn sâu vào máu nếp tư duy cũ kỹ và gia trưởng ấy, việc tiếp tục chung sống chỉ làm mâu thuẫn thêm dai dẳng mà thôi!”. Lan Hương bộc bạch.
Video đang HOT
Theo dantri.com.vn
Tự do thì phải tự lo
"Mẹ đơn thân tự quyết và tự do, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải tự lo 100%. Chọn lựa và làm điều gì, phụ nữ đều có thể làm tốt cả..."
Trên xe buýt, hai phụ nữ ngồi nói chuyện, "mấy tuần nay túng thiếu quá, lo ngược xuôi mà vẫn không đủ chi tiêu", người còn lại hỏi "thế ba con Bích đâu", "có ổng cũng như không thôi, chẳng giúp được gì, chỉ thêm vướng víu", "hèn chi nhiều người nói, thà nuôi con một mình, ít ra khỏi chướng mắt với người đàn ông trong nhà mình".
Câu chuyện của đàn bà vẫn thường quẩn quanh chồng con, cơm áo... Thế nhưng, câu chuyện nghe được trên xe buýt có gì đó sai sai theo định nghĩa thông thường của cuộc sống này "thà nuôi con một mình". Phải thế không?
Phóng viên: Nhiều phụ nữ có chồng vẫn đầy lo toan chuyện áo cơm, con cái. Họ bảo, có chồng cũng như không, thà rằng nuôi con một mình. Chị nghĩ sao?
Chị Dương Thảo Quỳnh Như (Đài truyền hình TP.HCM): Sự cân bằng luôn tốt, kể cả trong tình yêu, hạnh phúc. Nhưng nếu người phụ nữ có đủ điều kiện chăm sóc con cái, cho con một đời sống đầy đủ, môi trường sống, học tập tốt... và vẫn hạnh phúc khi một mình nuôi con thì ta nên tôn trọng lựa chọn của họ và nên ngưỡng mộ họ.
Chị Quỳnh Như
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (Công ty Nu skin Việt Nam): Với tôi thì quan điểm nuôi dạy con của vợ chồng đôi khi không giống nhau. Tuy nhiên, cả cha và mẹ cùng dạy dỗ sẽ bổ sung được cái cương, cái nhu cho con. Người mẹ sẽ cho con sự yêu thương dịu dàng, người cha sẽ cho con sự cứng rắn, nghiêm túc và mạnh mẽ.
Nhà thơ Nguyệt Phạm: Những phụ nữ có hoàn cảnh như vậy quanh ta không hiếm. Họ có chồng, nhưng lại không được chia sẻ gánh nặng kinh tế cũng như việc nuôi dạy con; ngược lại còn phải nuôi chồng, chịu trách nhiệm luôn cuộc đời của anh ta. Nếu cô ấy thấy việc mang vác nhiều vẫn ổn thì cứ gánh vác, nhưng nếu thấy quá vất vả và không công bằng với bản thân thì nên đặt anh chồng xuống, để hạnh phúc với con.
Trong trường hợp đó, nuôi con một mình sẽ tốt hơn cho con; vì khi phụ nữ cảm thấy ấm ức với cuộc hôn nhân cùng anh chồng thiếu trách nhiệm, cô ấy sẽ không đủ lạc quan để nuôi và dạy con tốt. Chưa kể cảm xúc, tâm lý coi thường chồng của cô ấy cũng sẽ ảnh hưởng tới con. Đứa trẻ chỉ hạnh phúc khi sống với người hạnh phúc, lạc quan.
* Có ý kiến rằng, người can đảm là người dám... có chồng, vì vừa phải nuôi con lại phải chăm chồng. Còn mẹ đơn thân chỉ cần chăm con thôi là đủ. Chị có nghĩ thế không?
Dương Thảo Quỳnh Như: Tình yêu thương là nền tảng cốt lõi để tạo nên cuộc sống hạnh phúc đích thực. Nó hiện hữu quanh ta mỗi thời khắc sống. Nếu can đảm yêu thương, để đem đến hạnh phúc cho mình, cho người, cho đời thì tại sao lại không. Nhưng sự can đảm đó, theo tôi, phải bắt nguồn từ sự chân thành, thấu hiểu, đồng cảm và mong muốn mang đến những giá trị tốt đẹp. Không phụ nữ nào mong muốn phải nuôi con một mình cả. Nhưng có lẽ do hoàn cảnh hay tính cách độc lập, họ chưa tìm thấy điểm chung và hòa hợp với người đàn ông nên buộc phải chọn làm mẹ đơn thân.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Khi họ đã lựa chọn như vậy, có lẽ họ đã chọn phần đúng. Có sai là do góc nhìn khác biệt hay dư luận cố tạo ra để áp đặt lên cuộc đời họ. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu họ nên lựa chọn thế nào là tốt nhất cho họ. Xã hội là như thế và tôi tôn trọng sự khác biệt. Phụ nữ luôn khao khát yêu thương, sẵn lòng hy sinh và chịu đựng, trong bối cảnh những giá trị truyền thống của xã hội Việt Nam vẫn còn lưu giữ đan xen với tư duy hiện đại.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Ông bà có câu "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Đó là sự phân chia trách nhiệm và công việc trong gia đình, để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, hiện giờ thì vợ chồng cũng có sự phân chia, đỡ đần nhau trong mọi việc, để người vợ bước ra xã hội học hỏi và làm kinh tế.
Chị Ngọc Cẩm
Nguyệt Phạm: Có những người đàn ông đổ gánh nặng gia đình cho vợ thì cũng có những người chồng luôn là chỗ dựa cho vợ. Cho nên tôi nghĩ, quan trọng là khi chọn lựa người đi cùng mình cả đời, phụ nữ nên lý trí, chứ chỉ yêu thì chưa đủ. Đồng ý, làm mẹ đơn thân thì độc quyền nuôi dạy con, nhưng sẽ cô đơn khi con bệnh không ai phụ. Mẹ đơn thân sẽ lo lắng khi bản thân ngã bệnh, không ai chăm sóc con. Khi gặp sóng gió trong công việc, về nhà không ai nói câu an ủi hay tỏ ra tin tưởng để mai lại có đủ tinh thần "chiến đấu" tiếp. Đó là những điều rất buồn.
* Quan niệm của chị về trường phái "nuôi con một mình" và "có chồng"?
Dương Thảo Quỳnh Như: Nuôi con một mình là phải tự gánh vác mọi thứ - từ chăm sóc sức khỏe, tinh thần, dạy dỗ đến trang bị đời sống vật chất. Có chồng là có một người đồng hành hợp ý, một người tri kỷ yêu thương; là ở với người ấy, mình cảm thấy hạnh phúc, được che chở, thấu hiểu, giúp đỡ... theo ý nghĩa chân thành, vô điều kiện. Đối với tôi, chồng là người do tôi tự nguyện lựa chọn và đồng hành suốt đời. Tôi cũng không cần một đám cưới linh đình, áo cưới, váy hoa. Cái cốt lõi là tôi biết mình đã tìm được một nửa đích thực của cuộc đời. Người đó mới chính là "chồng" chứ không phải chồng trên tờ giấy đăng ký kết hôn mà không có ý nghĩa thực chất.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Mẹ đơn thân tự quyết và tự do, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải tự lo 100%. Chọn lựa và làm điều gì, phụ nữ đều có thể làm tốt cả. Quan trọng là tinh thần và cuộc sống cho các con phải trọn vẹn, vui vẻ. Với tôi, đúng là có chồng sẽ có mặt lợi, nhưng không thoải mái và tự do. Dù vậy, có người cùng chăm lo con và gia đình sẽ nhẹ hơn cho mẹ và đầy đủ tình yêu thương cho con; gia đình cũng trọn vẹn hơn. Ai cũng có khuyết điểm. Quan trọng là phải học chấp nhận và nhìn vào điểm tốt của nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Nguyệt Phạm: Vì những lý do trên, tôi nghĩ có chồng vẫn tốt hơn, nhưng với điều kiện phải tìm được người đàn ông có trách nhiệm, biết yêu thương. Nếu không thì tôi thà nuôi con một mình.
Nguyệt Phạm
* Hiện tại, cuộc sống của chị thế nào?
Dương Thảo Quỳnh Như: Tôi hạnh phúc. Các con tôi vẫn sống tốt, ngoan ngoãn, yêu thương ông bà, cha mẹ, bạn bè... Tôi vẫn đưa đón các con đến trường, đi học thêm sau những giờ làm việc, công tác xã hội, giao thiệp bạn bè, xã hội. Tôi vẫn dung hòa mọi thứ, cho những gì thuộc về tôi. Tôi vẫn yêu, vẫn thương, vẫn luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan và dịu dàng sau những trải nghiệm.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Gia đình tôi luôn có sự phân công trong chăm sóc con và việc nhà. Tôi chăm bé nhỏ, chồng chăm hai bé lớn. Cơm nước ngày thường ăn cùng ông bà, nhà cửa thuê người dọn dẹp theo giờ. Tôi có một ngày chủ nhật dành cho gia đình cùng ăn uống, vui chơi. Hằng ngày tôi đưa con đi học, tham gia các hoạt động lớp trường cùng con, xong đi tập thể dục và lên công ty làm việc, tối về dạy con học. Cuộc sống đôi khi vợ chồng mâu thuẫn. Lắng nghe, chỉnh sửa và cho qua thì mọi thứ sẽ bình thường lại.
Nguyệt Phạm: Cuộc sống của mẹ con tôi rất ổn. Tôi không còn cảm giác bất bình cho bản thân như ngày xưa. Tôi sống vui vẻ và chồng cũ cũng có trách nhiệm hơn với con. Về phương pháp nuôi dạy con, chồng cũ cũng ủng hộ tôi. Mọi thứ dường như được cải thiện rất nhiều khi tôi nuôi con một mình.
Theo phunuonline.vn
Phụ nữ biết dịu dàng chăm sóc, đàn ông biết nâng niu chở che, khi ấy gia đình mới gọi là tổ ấm Dẫu lớn tiếng cãi vã, dẫu mâm bát có lúc xô nhau, vẫn ở bên nhau trọn đời mới chính là tình yêu thật sự. Là vợ chồng phải chăng cứ nên giả khờ mà bao dung hết thảy... Vợ chồng như bát nước đầy, chớ làm khó dễ đối phương, cũng chớ chỉ trích đối phương. Bát đũa còn có lúc xô,...