Bi kịch của người hùng Mỹ trở về từ Thế chiến II
Charles E. Kelly được trao Huân chương Danh dự cùng vinh quang và tiền bạc trong chiến tranh, nhưng cuộc sống rơi vào bế tắc thời hậu chiến.
Ngày 14/9/1943, tại ngôi nhà ở làng Altavilla, cách bờ biển Salerno của Italy khoảng 51 km, Charles E. Kelly đã lập chiến công không tưởng khi một mình hạ 40 lính Đức trong chưa đầy một giờ.
Một ngày sau, Kelly trở thành lính Mỹ đầu tiên ở chiến trường châu Âu được trao Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất cho quân nhân Mỹ, với thành tích tiêu diệt thêm nhiều quân địch. Tuy nhiên, người hùng chiến trận này lại có số phận khá bi thảm khi trở về cuộc sống bình thường.
Charles E. Kelly sinh ngày 23/9/1920 trong gia đình có 9 người con ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania. Ngôi nhà không có điện nước sinh hoạt và nhà vệ sinh, cả 9 đứa trẻ đều phải ngủ trên gác mái. Kelly bỏ học và đi làm từ rất nhỏ.
Kelly được trao Huân chương Danh dự ngày 11/3/1944. Ảnh: US Army.
Kelly nhập ngũ năm 1942 và sớm thể hiện là người vô kỷ luật khi từng trốn khỏi đơn vị và bị nhốt vào phòng biệt giam. Tuy nhiên, người lính này lại không bao giờ gây rắc rối khi bắt đầu tham chiến.
Năm 1943, Charles E. Kelly là binh nhất thuộc Sư đoàn 36 lục quân Mỹ. Ngày 9/9, sư đoàn này đổ bộ lên bờ biển Salerno, Italy, trở thành lực lượng tiên phong của Mỹ ở châu Âu.
Khi lính Mỹ thiết lập được đầu cầu trên bãi biển thì cũng là lúc quân Đức phản công và tái chiếm làng Altavilla. Chỉ huy Sư đoàn 36 ra lệnh cho hai tiểu đoàn tiến công để giành lại ngôi làng từ tay đối phương.
Trong trận đánh này, Kelly tình nguyện bò hơn 3 km dưới làn đạn quân thù để báo cáo vị trí phòng ngự của Đức trên ngọn đồi gần ngôi làng. Sau đó binh nhất này chỉ huy tổ ba người loại bỏ một ụ súng máy Đức đang chặn đà tiến quân của Mỹ. Kelly diệt xạ thủ súng máy địch và đối đầu với hơn 70 lính Đức đang áp sát. Một số binh sĩ trong trận đánh cho biết một mình Kelly đã hạ 40 tên địch.
Video đang HOT
Cuối ngày hôm đó, Kelly cùng 30 đồng đội được phái đến nhà trưởng làng Altavilla để hỗ trợ bảo vệ ngôi làng. Sáng 14/9/1943, Đức mở cuộc tấn công ngôi nhà và binh nhất Mỹ bắt đầu làm nên thành tích không ai ngờ tới.
Một mình Kelly cầm cự trước lực lượng áp đảo của đối phương. Binh nhất này sử dụng mọi vũ khí sẵn có gồm 3 khẩu súng trường tự động Browning, một tiểu liên Thompson, một súng trường Springfield, một súng carbine và một khẩu súng trường M1 để chống trả.
Trong lúc đối phương bắn phá dữ dội, Kelly xuống bếp ăn 4 quả trứng sống và uống một chai sâm panh để lấy sức chiến đấu. Trong chưa đầy một giờ giao tranh, binh nhất này đã hạ 40 lính Đức.
Tối hôm đó, lính Mỹ trong ngôi nhà được lệnh rút lui. Kelly tình nguyện ở lại bắn yểm trợ cho đồng đội trở về hội quân với Sư đoàn 36. Nhờ thành tích này, Kelly được trao tặng Huân chương Danh dự, trở thành lính Mỹ đầu tiên nhận phần thưởng này ở chiến trường châu Âu.
Một thời gian ngắn sau đó, Kelly được thăng cấp lên hạ sĩ rồi trung sĩ. Ông tiếp tục tham gia một số trận đánh lớn của Sư đoàn 36. Một bài báo viết về trận đánh ở làng Altavilla được đăng trên tờ Stars and Stripes đã đặt biệt danh cho ông là “biệt kích Kelly”.
Kelly được trao Huân chương Danh dự, hai huân chương Sao bạc cùng một số huân chương dũng cảm trong thời gian chiến đấu ở Italy và Anh, nhưng không bao giờ coi trọng chúng. “Huân chương chỉ là những miếng đồng thau sau chiến tranh, còn tôi sẽ trở thành một cựu chiến binh mà thôi”, Kelly nói.
Khi trở về Mỹ vào tháng 4/1944, Kelly được chào đón như người hùng. Thành phố Pittsburgh gọi đó là “Ngày biệt kích Kelly”, ông cũng được chào đón trong suốt chuyến đi xuyên nước Mỹ dài 60 ngày để bán trái phiếu chiến tranh.
Kelly tại tiền tuyến ở Italy sau khi được thăng cấp trung sĩ. Ảnh: US Army.
“Tôi diễn thuyết 5 lần mỗi ngày. Nhiệm vụ của tôi là kêu gọi người dân mua trái phiếu chiến tranh và nói những điều tốt đẹp về khẩu pháo 37 mm với mức tiền công 6 USD/ngày”, Kelly cho biết.
Kelly được hãng 20th Century Fox trả 25.000 USD, tương đương 325.000 USD ngày nay, để dựng bộ phim về cuộc đời ông. Tờ Saturday Evening Post cũng trả cho ông 15.000 USD cho một bài báo viết về thành tích chiến đấu.
“Biệt kích Kelly” trở nên giàu có với các cơ hội việc làm và kinh doanh khiến nhiều người mơ ước trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, chiến tranh qua đi cũng là lúc vinh quang kết thúc và chuỗi ngày bi kịch bắt đầu với cựu quân nhân Mỹ.
Sau những lễ vinh danh, cuộc sống của Kelly nhanh chóng lao dốc. Ông chi tiêu phóng khoáng khi liên tục chiêu đãi mọi người, mua nội thất cho mẹ và tặng tiền cho anh em.
Ngày 11/3/1945, một năm sau khi nhận Huân chương Danh dự, Kelly cưới Mae Francis Boish, một nhân viên thu ngân nhà hàng. Họ mua nhà và một trạm xăng ở Pittsburgh để kinh doanh, nhưng phải bán đi sau hai năm thua lỗ. Kelly cảm thấy buồn chán và không thể chịu được nhịp sống lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Đây không phải cựu binh duy nhất khó thích nghi với cuộc sống dân sự sau chiến tranh. Hơn hai triệu lính Mỹ không có việc làm và hàng triệu người bị rối loạn tâm lý thời hậu chiến.
Năm 1950, vợ Kelly bị ung thư tử cung và qua đời sau một năm, để lại hai con cho ông chăm sóc. Cũng trong năm đó, nhà ông bị ngân hàng tịch thu. Biến cố này khiến Kelly mất kiểm soát và không thể trở lại bình thường. Ông làm nhiều việc từ bảo vệ, nhân viên an ninh cho đến công nhân xây dựng và thợ sơn, nhưng không bao giờ duy trì công việc được lâu dài.
Kelly làm quen và cưới một phụ nữ tên Betty Gaskins và tiếp tục gặp thử thách với cuộc sống đời thường. “Trong chiến đấu, bạn chỉ có một thứ để làm và bạn biết cách làm điều đó. Tuy nhiên, mọi thứ rất khó khăn trong đời thường. Bạn có việc để làm nhưng không thể thực hiện”, Kelly nói trong một cuộc phỏng vấn.
Tháng 4/1961, ông bỏ nhà đi sau khi gọi điện cho vợ, cam kết lập một quỹ tín thác cho bà và các con, đồng thời dặn gia đình không nên tìm kiếm mình. Kelly không trở về nhà trong suốt 15 năm. Người vợ đơn phương ly hôn và tự nuôi con một mình.
Trong thời gian bỏ nhà, Kelly ngày càng nghiện rượu và làm mọi công việc thời vụ để kiếm sống trước khi bị đâm xe và hôn mê trong gần một năm vì chấn thương sọ não.
Năm 1984, Kelly qua đời trong cô độc ở một bệnh viện tại Pittsburgh, nơi ông điều trị suy thận và gan sau 40 năm nghiện rượu nặng. Trước khi qua đời, ông nói rằng mình “không có bất kỳ họ hàng nào”, dù 5 anh em của ông đang sống gần đó.
Tổng thống Trump: Đi chơi golf mà truyền thông coi như trọng tội
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, việc ông dành cuối tuần chơi golf sau 3 tháng đã bị truyền thông chỉ trích một cách thái quá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/5 tham dự lễ tưởng niệm những quân nhân Mỹ hi sinh trong chiến tranh nhân Ngày Chiến sỹ trận vong. Ông Trump sau đó cũng đề cập đến việc dành phần lớn ngày nghỉ cuối tuần để chơi golf.
Nhà lãnh đạo Mỹ viết trên Twitter rằng: "T ôi đã chơi golf cuối tuần vừa rồi. Truyền thông giả và và tham nhũng xem điều đó như trọng tội. Tôi biết ngay điều này sẽ xảy ra!". Tổng thống Trump cũng cho biết, đây là lần đầu tiên ông chơi golf sau gần 3 tháng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ đang cố gắng khôi phục nền kinh tế sau đại dịch. Ông Trump cũng đẩy mạnh lịch trình các chuyến công tác khắp các tiểu bang.
Ông Trump liên tục thúc giục các thống đốc bang mở cửa trở lại nền kinh tế và khuyến khích người Mỹ khởi động lại các hoạt động đã bị ngừng do đại dịch.
Tuy nhiên, ông Trump gây ra một số tranh cãi trong các sự kiện gần đây, như việc xuất hiện trước truyền thông với hình ảnh không đeo khẩu trang, trong bối cảnh các bang trên toàn nước Mỹ vận động người dân đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Tính đến đầu ngày 26/5, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số người chết vì COVID-19 ở Mỹ là 98.220 người, trong khi số ca bệnh ở Mỹ là 1,6 triệu người.
Đến 22h ngày 15/5, thế giới ghi nhận 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/5 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 4.569.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 304.794 ca tử vong. Dịch bệnh hiện đã lây lan sang 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân phục hồi...