Bi kịch của người đàn bà xác định hơi thở cuối cùng cũng phải khiến chồng cũ khổ sở
Những ngày sau đó, chị cấm chồng cũ không được đến thăm con, buộc con phải cắt đứt hoàn toàn liên lạc với bố. Chị tiếp tục gồng mình lên, chịu đựng những cơn đau…
Cũng có những lúc chị tự hỏi rằng liệu mình làm vậy có đáng không, hay khi chỉ còn sống được ít ngày nữa thì nên cố gắng sống cho thanh thản. Nhưng rất nhanh chóng, chị lại lắc đầu nguầy nguậy và muốn rằng mình có chết cũng phải khiến người ấy sống khổ sở, dằn vặt trong đớn đau, ám ảnh cả đời. Người ấy, là chồng cũ của chị.
Những ngày còn sống chung, chị từng là giám đốc kinh doanh của công ty. Một tháng lương công chức nghèo nàn của anh chưa đủ một bữa ăn tối tiếp khách của chị.
Chị đẹp, thành đạt và cực kỳ độc lập. Chị không bao giờ phải dựa vào ai một ngày nào cả. Khi ấy, chị đã nghĩ anh giống như một món trang sức trong cuộc đời chị, có cũng được, không có cũng xong.
Lâu dần, món trang sức ấy cũng bị hoen gỉ, trở nên xấu xí và rất đáng chán. Chị bỗng muốn một mình nuôi dạy con gái, sống tự do và từ bỏ cái mối quan hệ đang ngày càng trở thành một gánh nặng trong tư tưởng của mình.
Làm mẹ đơn thân với chị cũng ổn thôi mà. Và anh chị đưa nhau ra tòa, đúng cái ngày kỷ niệm 10 năm ngày cưới.
Rồi anh lấy vợ mới như một cách để trả thù chị. Còn chị, đớn đau thay khi khoảng 1 năm sau ly hôn thì phát hiện mình bị ung thư.
Nhưng chị vẫn cố gắng chịu đựng những cơn đau một mình. Chỉ có con gái chị khi chứng kiến mẹ quằn quại trong đêm như vậy thì không thể chịu nổi, mới gọi điện cho bố như để tìm một sự cầu cứu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Anh đến với chị ngay ngày hôm sau. Hẹn gặp tại một quán café. Nhưng khác với sự mềm yếu của một người đàn bà đang mang bạo bệnh và cần giúp đỡ, chị lại nhìn anh với đôi mắt ráo hoảnh: “Anh đến làm gì? Có thích thú không khi nhìn tôi như thế này? Mà tôi mắc căn bệnh này cũng là vì anh đấy, biết không?”.
Trước thái độ không hiểu gì của chồng cũ, chị kết tội: “10 năm sống cùng với anh, tôi đã phải gồng gánh quá nhiều. Tôi một mình làm việc kiếm tiền nuôi gia đình, vất vả chạy vạy chỗ này chỗ khác. Tôi stress anh không biết, tôi mệt anh không quan tâm. Nếu như sống nhẹ nhàng hơn, có thể tôi đã không phải lâm vào cảnh hôm nay!”
Anh choáng váng trước lời buộc tội của chị, không biết phải nói thêm điều gì nữa. Cúi đầu một lúc trước ánh mắt như muốn xoáy sâu vào người đối diện của chị, anh mới dám ngập ngừng: “Có lẽ anh nói gì cũng là bằng thừa. Em vẫn luôn thế, vẫn luôn không cho người khác sự lựa chọn nào trong những cuộc hội thoại. Vẫn là em muốn làm chủ hết. Thôi, anh chỉ muốn đón con về để lo cho con!”.
“Anh định cướp nốt chỗ dựa cuối cùng của tôi hay sao? Tôi sẽ sắp xếp mọi việc cho con gái, dành tiền đủ cho tương lai của nó đi du học từ cấp 2 lên đại học. Còn anh, hãy cứ ngồi đấy mà cắn rứt lương tâm vì đã sống quá tệ đi. Đừng mong tôi sẽ từ bỏ con gái của mình!”, chị hằn học nói. Anh ngậm ngùi ra về, không cắn rứt nhiều như lời chị nói, chỉ thương con gái vô cùng.
Những ngày sau đó, chị cấm anh không được đến thăm con, buộc con phải cắt đứt hoàn toàn liên lạc với bố. Chị tiếp tục gồng mình lên, chịu đựng những cơn đau. Chị đội tóc giả đi làm, trang điểm cho thật đẹp như không có chuyện gì. Những lần vào viện, con gái phải ở nhà một mình, chị cũng xót nhưng vẫn nhất quyết không cho phép con gọi cho bố.
Khi khỏe một chút hay lúc trên giường bệnh, chị vẫn không ngừng suy nghĩ về những năm tháng cũ. Chị căm thù cái quyết định cuộc đời là đã lấy anh. Chị thấy hận vì anh đã không cho chị một tổ ấm đúng nghĩa.
Cái khoảng thời gian quan trọng nhất, anh lại thể hiện như một người đàn ông thối nát và không có ý nghĩa gì cả. Bây giờ chị sắp chết, chị chỉ muốn vạch ra những điều đó để khiến anh phải tiếp tục sống mà gặm nhấm tất cả.
Nhưng chị không biết, điều chị làm lại khiến cho cả ba người phải chịu đau khổ, trong đó có cả con gái chị. Còn anh thì chỉ cảm thấy bất lực khi không thể thay đổi được cách suy nghĩ của chị, khiến chị động lòng mà trao con gái cho anh chăm sóc. Nhìn cô bé mới 10 tuổi phải chịu tấn bi kịch do bố mẹ tạo ra mỗi ngày, thật sự không ai có thể cầm lòng được.
Tại sao giữa hai con người đã từng có hơn 10 năm gắn bó, lại có thể hằn học nhau được đến dường này? Để đến lúc gần lìa đất xa trời vẫn không thôi hận thù, buông bỏ?
Theo Mộc Miên/Netnews
Về nhà lúc nửa đêm, phát hiện chồng sang 'chăm sóc' bạn thân
Chồng tôi cúi gằm mặt còn Thu lẩm bẩm: "Hằng tha thứ cho Thu... Chẳng qua cũng chỉ vì Thu bị ốm, đêm hôm không biết kêu cứu ai nên anh ấy đã đến ...".
Tôi năm nay 38 tuổi, là nhân viên bán xăng ở một công ty xăng dầu. Công việc của tôi bận rộn và phải làm theo ca vì thế tôi ít khi viết bình luận hay tâm sựnhững chuyện khó xử trong cuộc sống để gửi lên quý báo.
Tuy nhiên, hiện nay, tôi đang rơi vào một tình thế vô cùng đau khổ và chán nản. Tôi không biết mình phải xử lý như thế nào bởi những người gây ra cho tôi nỗi đau này đều là những người quá thân thương gần gũi với tôi ...
Tôi và Thu là hàng xóm sát vách nhau. Chúng tôi thân thiết như chị em gái. Ngoài giờ làm, đi đâu chúng tôi cũng có nhau. Tôi coi con cái của Thu như con cái mình và Thu cũng vậy. Khi tôi bận, tôi có thể yên tâm tuyệt đối khi gửi con mình cho Thu. Ngược lại, Thu cũng vậy.
Khi có công việc hiếu hỉ hay giỗ chạp chúng tôi cũng luôn quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau. Tình cảm thân thiết như chị em đó của chúng tôi kéo dài hàng chục năm nay.
Chồng tôi cũng rất tôn trọng bạn của vợ. Anh lại có sở thích đánh cầu lông giống chồng Thu nên cứ rảnh rỗi là vợ chồng Thu lại rủ vợ chồng tôi ra sân chơi thể thao.
Có hôm hai nhà chúng tôi đi đánh cầu lông xong lại đi uống bia đến tận 8 giờ tối mới về tới nhà. Mối quan hệ của chồng tôi và chồng Thu cũng rất tốt.
Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ, ăn uống, vui chơi đông đủ của hai gia đìnhnhư vậy không phải nhiều. Chồng tôi là công nhân nhà máy cơ khí, công ty ở gần nhà.
Tuy nhiên, chồng của Thu là dân công trình, thường xuyên phải đi công tác xa. Có đợt, anh đi biền biệt đến nửa năm trời. Vì thế, thỉnh thoảng tôi có nghe Thu than buồn chán. Tôi phải ra sức động viên an ủi Thu rằng, anh Nam (chồng cô ấy) hay phải đi công tác nhưng kinh tế khá và cũng rất biết cách quan tâm vợ con.
Thế nhưng một hôm đi làm về chiều muộn, tôi thấy chị An (hàng xóm nhà tôi) cứ thầm thì với mấy người phụ nữ khác trong xóm một cách đầy khó hiểu. Sau đó, chị ấy vào nhà tôi trò chuyện vòng vo cả nửa tiếng, rồi mới khẽ rỉ tai tôi: "Dạo này, chị thấy chồng em cứ nửa đêm là sang nhà cái Thu đấy. Em xem tình hình thế nào nhé".
Tôi nghe chị nói mà chết điếng, nửa tin nửa ngờ. Hôm sau tôi đi làm ca đêm, chồng ở nhà. Tôi xin chị tổ trưởng chạy về nhà một lúc với lý do con bé lên cơn sốt cao.
Hai giờ sáng, nhà tôi khóa cửa ngoài, tôi chột dạ đoán sự chẳng lành. Tôi bấm chuông nhà Thu inh ỏi. Mãi đến 20 phút sau tôi mới thấy Thu quần áo xộc xệch ra mở cổng. Nhìn thấy tôi, mặt Thu tái dại đi, tôi đẩy Thu ra rồi không nói không rằng chạy thẳng lên phòng ngủ nhà cô ấy.
Chồng tôi vẫn đang trùm chăn chờ Thu quay lên. Thấy tôi, anh ta há hốc miệng và vội vàng vùng dậy. Thế nhưng chưa ra được khỏi giường thì anh ta sực nhớ mình đang không mặc quần áo. Vì thế anh ta lại vơ vội lấy cái chăn và chắp tay xin tôi tha lỗi.
Trong khi đó, Thu đã quỳ xuống chân tôi và khóc lóc từ lúc nào. Tôi đứng như trời trồng. Một lúc sau, tôi phải nghiến răng để ngăn hai hàng nước mắt chảy ra và cất tiếng hỏi: "Hai người qua lại với nhau thế này bao nhiêu lần rồi?".
Chồng tôi cúi gằm mặt còn Thu lẩm bẩm: "Hằng tha thứ cho Thu... Chẳng qua cũng chỉ vì Thu bị ốm, đêm hôm không biết kêu cứu ai nên anh ấy đã đến ...".
Tôi thét lên cắt lời Thu. Tôi không muốn nghe hết câu chuyện của cô ấy. Làm sao tôi có thể ngờ đứa bạn thân "con chấy cắn đôi" lại nỡ giật chồng mình...
Theo VNN
'Bố vào viện dưỡng lão là bôi tro trát trấu vào mặt con' Mấy ngày hôm nay gia đình tôi cũng đang rối bời về cái gọi là "Viện dưỡng lão". Vì thế, đọc bài tâm sự "Nếu xót mẹ, các cô đón bà về nhà mà nuôi", tôi đã suy nghĩ rất nhiều. ảnh minh họa Bố chồng tôi năm nay hơn 70 tuổi, mẹ chồng tôi đã mất được gần 2 năm. Gia đình...