Bi kịch của người bắn nhầm anh em vì tưởng là thú
Một tháng sau khi Thanh bắn nhầm người anh em, không khí hai bên gia đình người bị hại và người cầm súng vẫn rất u ám.
Bà Thái đau xót trước cái chết của con trai.
Sau cuộc nhậu từ lúc chiều xuống đến tận nửa đêm, hai anh em họ Lương Văn Siêu (sinh năm 1982) và Hoàng Văn Thanh (sinh năm 1987) lại rủ nhau vào rừng săn thú với hy vọng nếu bắt được con mồi lại tiếp tục chè chén khi trời chạng vạng sáng.
Theo như lời kể của Thanh, khi hai người đang tản ra để mò tìm con cầy mà cả hai đang rượt đuổi, Thanh thấy ở gần đó cách khoảng hơn chục mét có tiếng động lạ, nghĩ là thú rừng nên Thanh nhẹ nhàng đưa đèn lên soi qua để xác định vị trí con thú, ánh đèn của Thanh vàng vọt lướt qua thấy có màu xanh ánh lên của đèn treo trên đầu Siêu.
Tưởng đó là ánh mắt thú rừng nên Thanh nhẹ nhàng tắt đèn và đưa súng đến vị trí đã xác định rồi bóp cò. Sau khi nhẹ nhàng đưa súng lên bóp cò, Thanh mới ngớ người hóa ra tiếng động khi nãy không phải là của thú rừng mà chính là người đi săn cùng mình.
Cái chết bất ngờ của Lương Văn Siêu ở thôn Mai Chung ngày 9/11 đã khiến dư luận xã Xuân Hòa ( huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bàng hoàng khi nhắc đến. Sự việc xảy ra quá đỗi bất ngờ, khi trước đây người dân địa phương vẫn thấy Thanh và Siêu rất thân thiết, thậm chí cứ có rượu hay gặp vấn đề khó khăn đều gọi nhau đến vui vẻ cùng và san sẻ lúc hoạn nạn.
Anh Siêu bị người anh em tưởng nhầm là thú nên đã bắn chết.
Video đang HOT
Người dân tại địa phương cho biết, Thanh và Siêu vốn là 2 anh em con cô con cậu ruột thịt, lại gần nhà và cách nhau vài tuổi nên tình cảm của đôi bạn này bình thường rất thân thiết, mỗi khi có đồ nhậu hay bắt được thú rừng cả 2 đều gọi nhau sang nhà uống rượu. Từ sự thân thiết ấy, nên mỗi khi gặp khó khăn hay những công việc thường ngày mà gia đình bên này không làm được hết đều nhờ người kia sang giúp. Do người nhà ít người, nương trồng sắn lại nhiều nên Siêu thường sang nhờ Thanh cùng lên nương rẫy cỏ giúp.
Như thường lệ, hôm đó, ngoài Thanh đến giúp còn có bạn gái của Siêu là Hoàng Thị Liễu và mẹ của mình cùng lên nương. Trước lúc lên nương, Siêu không quên nhờ Liễu đi mua ít cá mắm và chai rượu để mình và Thanh nhâm nhi lúc đi làm về mệt.
Kể về đêm định mệnh ấy, chị Liễu ngậm ngùi cho biết: “Buổi sáng hôm ấy, sau đi rẫy nương về chúng tôi vẫn ăn cơm trưa bình thường nhưng hai anh ấy không hề uống rượu, vì sợ rượu vào rồi lại không làm được việc. Do buổi trưa không uống nên khi chiều xuống khoảng 5h, anh ấy có nhờ tôi về lấy ít cá mắm ở túi mua hồi sáng, rán lên và nấu ít rau rừng để lát về anh ấy uống rượu cùng Thanh. Nhưng đến khoảng hơn 10h đêm, sau cuộc nhậu như mọi khi, anh ấy lại rủ Thanh cùng nhau đi săn để lát nữa bắn được chim chóc hay thú rừng cả hai lại cùng ngồi uống tiếp”.
Giọng chị Liễu bỗng trùng lại, phải một lát sau chị mới kể tiếp: “Sau khoảng hai giờ đồng hồ thấy hai anh em đi săn không về, tôi với mẹ cứ có cảm giác lo lo rồi quyết định đi tìm. Vừa đi vừa gọi, đến bìa rừng, hai mẹ con nghe thấy tiếng kêu cứu của Thanh. Chúng tôi lại gần thì anh ấy mới mếu máo bảo: ‘Anh bắn nhầm phải chồng em rồi Liễu à’, rồi khụy gối xuống”.
Lúc đó, anh Siêu vẫn còn thoi thóp hơi thở nên chị Liễu mới đón lấy anh ấy từ lưng anh Thanh rồi bảo mẹ gọi điện về nhà để mọi người lên đón. Ngay sau đó, mọi người trong làng đã đem võng lên để khiêng anh Siêu về chữa trị, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên anh đã tử vong không lâu sau đó.
Đã hơn một tháng trôi qua nhưng không khí hai bên gia đình người bị hại và người trực tiếp cầm súng bắn chết người thân vẫn còn bao trùm không khí u ám. Bà Hoàng Thị Thái (sinh năm 1952, mẹ anh Siêu) đau xót kể lại: “Hôm đấy nó còn bảo mẹ già rồi nên cứ ở nhà làm việc nhẹ nhàng thôi, để con bảo cả thằng Thanh đi cùng làm 1-2 ngày cỏ là xong thôi, ai ngờ sự thể lại như vậy. Nghe tin nó bị trúng đạn của thằng Thanh tôi vẫn không thể tin nổi, lúc khiêng xác nó về tôi chỉ còn biết khóc than cho số phận con mà thôi”.
Bà Thái vốn có tất cả 8 người con và đều đã lập gia đình riêng. Mặc dù là con thứ 5 trong gia đình nhưng từ nhỏ Siêu đã tỏ ra rất hợp và có hiếu với mẹ của mình. Vì chồng mất sớm, nên khi các con đã trưởng thành, bà Thái quyết định ở cùng Siêu và con dâu.
Người vợ đầu của anh Siêu đã bỏ đi biệt xứ không để lại tin tức. Anh quen và đem lòng yêu chị Liễu. Cả hai còn đang định nếu cuối năm nay mà vẫn không có thông tin gì của người vợ cả thì họ sẽ tổ chức đám cưới.
Ông Hoàng Văn Thuyên (sinh năm 1962, bố Thanh) vẫn nơm nớp lo sợ con mình sẽ bị đi tù. “Hôm đó, thằng Thanh về trong bộ dạng máu me đầy người, nó vừa nói vừa khóc: ‘Con lỡ giết nhầm thằng Siêu rồi, giờ con sẽ phải đi tù, con sẽ chết bố mẹ à’. Nếu biết có ngày này tôi đã không cho nó đi lên rẫy với thằng Siêu nữa, rồi lại còn làm súng kíp cho chúng nó nữa, giờ hối hận cũng không kịp rồi”, ông Thuyên mếu máo kể lại.
Còn bà Thái vẫn không giấu nổi nước mắt tiếc thương con, lại thương cho đứa cháu đã vô tình bắn nhầm con mình giờ đây sẽ phải chịu hình phạt trước pháp luật. Trước lúc Thanh bị bắt, bà cũng đã xin cơ quan cảnh sát điều tra giảm nhẹ tội cho cháu mình. Ngôi nhà nằm ẩn khuất trên những ngọn núi trở nên u ám sau vụ án không ai muốn này, những người còn lại ở 2 bên gia đình vẫn còn bàng hoàng trước nỗi đau quá lớn.
Ông Phạm Duy Lộc, Phó trưởng công an xã Xuân Hòa, cho biết: “Anh Thanh chưa từng có tiền án tiền sự, nhưng sau sự việc này Thanh đáng bị pháp luật chừng trị để răn đe. Trước đây, chúng tôi đã nhiều lần vận động người dân không được săn bắn bất hợp pháp và đến từng hộ gia đình thu súng, nhưng vẫn còn một số trường hợp không chịu hợp tác, bằng cách dấu súng kíp ở các lán nương để bí mật thực hiện hành vi phạm pháp. Do đó, chúng tôi không thể quản lý triệt để”.
Theo Xahoi
Phát hiện bộ sưu tập cổ vật quý hiểm thời Trần, Lê
Nhóm các cổ vật quý hiếm và độc đáo được phát hiện và sưu tập trên địa bàn các xã Xuân Hoa, Xuân Mỹ và Xuân Viên thuộc huyện Nghi Xuân.
Một trong số những cổ vật quý hiếm được phát hiện tại huyện Nghi Xuân
Một bộ sưu tập gồm đĩa, hũ, chum, đèn và một số cổ vật quý hiếm khác bằng chất liệu gốm sứ cổ thời Trần, Lê - Mạc có niên đại từ thế kỷ XIV - XVI vừa được phát hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết các cán bộ chuyên môn của cơ quan này vừa phát hiện được một bộ sưu tập cổ vật quý hiếm bằng chất liệu gốm sứ cổ thời Trần, Lê - Mạc có niên đại từ thế kỷ XIV - XVI trong quá trình sưu tập các tài liệu hiện vật trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Nhóm các cổ vật quý hiếm và độc đáo được phát hiện và sưu tập trên địa bàn các xã Xuân Hoa, Xuân Mỹ và Xuân Viên thuộc huyện Nghi Xuân. Bộ sưu tập gồm có đĩa, hũ (bình), chum, đèn và một số đồ vật quý hiếm khác.
Trong đó, chiếc đĩa cổ thời Lê (đĩa chàm Lê) được làm bằng chất liệu gốm, phủ men rạn trắng ngà, trang trí các họa tiết hoa văn màu xanh lam, có kích thước lớn với đường kính miệng 25 cm, đường kính đế 15 cm. Trong lòng đĩa được trang trí hai vòng tròn đồng tâm khép kín, chính giữa được tạo dáng hoa văn hoa lá, mặt trên có hai vòng tròn đồng tâm, ở giữa là các họa tiết hoa văn lá dây leo cách điệu nối liền nhau.
Chiếc chum làm bằng chất liệu gốm mỏng nhẹ, mặt ngoài phủ men ngà
Hai chiếc hũ (bình) thời Trần được làm bằng chất liệu gốm màu, kiểu dáng miệng chụm, đế loe, chiếc lớn có kích thước cao 40 cm, đường kính miệng 20 cm, đường kính đế 25 cm, thân bình phủ men màu nâu sẫm, có các hoa văn hình đường thẳng song song, phía trên miệng được phủ lớp men màu nâu đỏ, xung quanh được điểm hai vòng tròn gờ nổi đồng tâm.
Chiếc chum được làm bằng chất liệu gốm mỏng nhẹ, mặt ngoài phủ men ngà, màu trắng đục sáng bóng. Miệng và đế chum chụm lại, hai bên thành chum phình ra, có kích thước cao 50 cm, đường kính miệng 15 cm, đường kính đế 20 cm.
Đặc biệt, các cán bộ còn phát hiện chiếc chân đèn cổ thời Mạc (thế kỷ XVI) được chế tác bằng chất liệu gốm sứ màu trắng đục, men rạn, hình vuông kiểu chân tháp, chân đèn trang trí hoa văn hình dây leo, màu xanh lam, thân chân đèn 4 mặt được trang trí bằng hoa văn hình dây leo, màu xanh lam, thân chân đèn 4 mặt đều trang trí các họa tiết hoa văn hình hoa lá, dây leo cách điệu, ở 4 góc phía trên trang trí hình đầu Lân, mặt trên là biểu tượng hình bông sen cách điệu. Chân đèn có kích thước cao 40 cm.
Chân đèn màu tam thể thời nhà Mạc
Đây là chiếc chân đèn màu tam thể thời nhà Mạc, được tạo dáng cầu kỳ và rất đẹp, là cổ vật độc đáo, quý hiếm, lần đầu tiên được tìm thấy ở Hà Tĩnh và được bổ sung vào các cổ vật thời kỳ nhà Mạc vốn rất hiếm trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
"Việc tìm thấy những bộ sưu tập cổ vật quý hiếm đó đã giúp các nhà nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu thêm về địa bàn phát hiện và phân bố các di chỉ khảo cổ học liên quan đến các thời kỳ lịch sử trong giai đoạn Lý - Trần - Lê - Mạc trên địa bàn huyện Nghi Xuân, cần được sưu tầm, bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu" - ông Lê Bá Hạnh cho biết.
Theo Xahoi
Giết chồng dù vợ quỳ lạy: Sát thủ ung dung chơi facebook Hơn 2 tháng sau vụ giết người tại Phủ Lý (Hà Nam), 3 hung thủ dù rõ danh tính vẫn ngoài vòng pháp luật. Địa điểm xảy ra vụ án mạng kinh hoàng Hung thủ nhởn nhơ trước lệnh truy nã của công an Hà Nam Khoảng 23h ngày 18/9, nhóm đối tượng bao gồm Hoàng Văn Thành (23 tuổi, ở xã Thanh...