Bi kịch của gia đình mòn mỏi chờ đợi để được kết luận mắc Covid-19
Không được kết luận mắc Covid-19, 2 anh em họ Wang phải tự cách ly ở một cơ sở không nhân viên y tế và cũng chẳng có một thiết bị hỗ trợ nào.
Cách đây 2 tuần, 2 anh em Wang Xiangkai và Wang Xiangyou tới cách ly tại một khách sạn được chỉ định ở Vũ Hán nhưng không một y, bác sỹ nào được điều động tới nơi này.
Ngay ngày sau đó, Xiangkai, 61 tuổi thức dậy và phát hiện Xiangyou, 62 tuổi đã chết.
Anh em nhà Wang là 2 trong số nhiều trường hợp không thể tiếp cận với các cơ sở y tế tại Vũ Hán mặc dù thành phố đã cho xây dựng 2 bệnh viện dã chiến và 3 bệnh viện cabin để đối phó với dịch bệnh.
“Tôi là gì để mà bị trừng phạt như vậy”, Wang Wenjun, con gái của ông Xiangkai nói qua điện thoại.
Nhà hỏa táng gửi một chiếc xe tới đón thi thể của Xiangyou, nhưng gia đình ông được thông báo rằng họ không được phép làm lễ tang. Họ chỉ có thể tới nhận tro cốt của người đã khuất sau 15 ngày.
Những người mặc đồ bảo hộ tập trung ở lối ra vào một chung cư ở Vũ Hán. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
2 ngày trước khi Xiangyou qua đời, các bác sỹ tại Bệnh viện Vũ Hán số 4 chẩn đoán rằng ông và em trai đều có khả năng bị nhiễm Covid-2019. Kết quả chụp CT cho thấy phổi của họ chuyển sang màu trắng, dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp.
Nhưng do bệnh viện không đủ dụng cụ xét nghiệm axit nucleic để xác nhận, các bác sỹ yêu cầu Xiangyou và em trai liên lạc với chính quyền nơi mình đang sống để được cách ly.
Theo hướng dẫn của chính quyền, cả 2 tới khách sạn Echarm ở Vũ Hán, nơi được cải tạo trở thành trung tâm cách ly tạm thời một số trường hợp nghi nhiễm có các triệu chứng nặng.
Tuy nhiên, khi họ chưa kịp làm thêm các xét nghiệm, ông Xiangyou đã ra đi.
Em trai ông, Xiangkai – một tài xế nghỉ hưu từ chối ở lại Echarm sau khi anh trai mình qua đời. Ông tới nhà của một người họ hàng để tự cách ly. Vợ Xiangkai tới thăm ông mỗi ngày, mang theo thức ăn và thuốc cho tới khi bà đổ bệnh và bị nghi nhiễm Covid-19.
Wenjun sống xa bố mẹ nên cô không thể tới thăm họ do Vũ Hán vẫn đang trong thời gian phong tỏa, cấm các phương tiện cá nhân đi lại.
Tuyệt vọng, cô lên Weibo chia sẻ câu chuyện của mình. Chính quyền nơi bố mẹ cô sinh sống nói rằng quyết định còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Khoảng nửa đêm 10/2, gia đình nhận được một cuộc gọi nói rằng giường bệnh trong bệnh viện đã có sẵn. Những do không có phương tiện đi lại, người vợ 58 tuổi khó nhọc đẩy Xiangkai trên chiếc xe lăn ọp ẹp tới bệnh viện. Hành trình này kéo dài 10 phút.
Kết quả chụp CT cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của Xiangkai xấu đi. Giờ ông đang phải chờ kết quả xét nghiệm axit nucleic.
“Vào ngày 22/1, gia đình chúng tôi quây quần ăn bữa cơm giao thừa và chụp ảnh cùng nhau. Kể từ đó, ngày nào chúng tôi cũng nhận được tin xấu”, Wenjun nói.
Từ ngày 13/2, tất cả các trường hợp có kết quả chụp CT giống Xiangkai và Xiangyou đều được tính là những người nhiễm bệnh. Các chuyên gia thế giới lo ngại cho rằng dựa vào kết quả chụp quét phổi là lựa chọn nguy hiểm bởi một số bệnh nhân bị cúm thông thường cũng có thể có những triệu chứng tương tự với những người nhiễm Covid-19 (nCoV). Mặc dù các quan chức y tế Vũ Hán tin rằng “thà cách ly nhầm còn hơn bỏ sót”.
Giá như Hồ Bắc áp dụng điều này sớm hơn, có thể những trường hợp như Xiangyou đã không thiệt mạng. Dù vậy, các chuyên gia lo ngại tồn tại những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, được xác định là nhiễm bệnh thông qua chụp CT nhưng thực chất chỉ bị cúm được đưa tới các trung tâm cách ly với những người thực sự bị bệnh.
Khi đó, kể cả họ không nhiễm bệnh cũng trở thành người bệnh.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Dịch corona: Phát hiện thêm một con đường lây truyền virus nguy hiểm ở Trung Quốc
Các chuyên gia đã xác định một đường lây truyền mới của virus corona 2019-nCov - đó là chứng tiêu chảy, như tin đưa của Science Alert.
Bệnh viện Vũ Hán điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona ngày 8/2.
Đường truyền bệnh chính là giọt nhỏ trong không khí
Phương pháp lây lan virus chính vẫn được coi là dạng giọt nhỏ trong không khí, tức là mối nguy xuất hiện khi người bệnh ho, cũng như khi bề mặt nào đó bị nhiễm virus. Đồng thời, các chuyên gia nhấn mạnh rằng kết luận này dựa trên nghiên cứu về các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, trong khi nhiễm virus cũng gây ra rối loạn đường tiêu hóa.
Nhưng có thể có một cách truyền bệnh khác
Tại bệnh viện Vũ Hán, các triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn đã được quan sát thấy ở 14 trên 138 bệnh nhân từ một hay hai ngày trước khi họ bị sốt và khó thở. Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus corona ở Mỹ, cũng được phát hiện có dấu hiệu rối loại nhu động ruột trong vòng hai ngày, sau đó các bác sĩ phát hiện ra virus trong phân người này. Có dữ liệu về các trường hợp khác cho thấy virus xuất hiện trong phân ở những người có triệu chứng không điển hình ở phần bụng, vốn đặc trưng cho SARS. Vì 2019-nCov và SARS thuộc cùng một họ virus, các nhà khoa học tin rằng việc truyền virus qua phân là có thể.
Việc truyền SARS qua phân dẫn đến thực tế là vào năm 2003, hàng trăm người đã bị nhiễm virus trong khu dân cư Amoy Gardens ở Hồng Kông. Luồng không khí ấm từ phòng tắm làm ô nhiễm một số căn hộ và được gió đưa tới các tòa nhà lân cận của khu phức hợp. Mặc dù phương thức lây truyền này có thể là một vấn đề trong việc kiểm soát sự lây lan của virus, nhưng mối nguy của nó chủ yếu đối với các bệnh viện, vì các cơ sở y tế này có thể trở thành "bộ khuếch đại" của bệnh dịch.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết 2019-nCov có thể sống bên ngoài cơ thể bao lâu. Đối với HIV thì khoảng thời gian này là 30 phút. Ngoài ra, người ta không biết virus này nhạy cảm với nhiệt độ nào.
Theo danviet.vn
Hơn 3.000 người Trung Quốc đang mắc kẹt ở Nha Trang Do lệnh ngưng các chuyến bay đi và đến Trung Quốc của Bộ GTVT có hiệu lực từ 2/2, hàng nghìn người Trung Quốc không thể xuất cảnh, đang mắc kẹt ở Nha Trang. Sáng 2/2, một lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh đang báo cáo Chính phủ, Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) xin ý kiến về việc cho...