Bi kịch của gia đình 5 lần “đào hố” chôn con
4 người con còn lại của gia đình bác Đính có bạn đang ở tuổi học sinh, và cũng như “đèn trước gió”, tắt lúc nào không hay.
Đó là nỗi đau khôn tả của đôi vợ chồng nghèo Nguyễn Văn Đính, xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Tiếp chuyện chúng tôi bằng những dòng nước mắt ngắn dài trên gò má nhăn nheo, bác bảo: “Giờ đây tôi sống mà không bằng chết! Biết là hàng triệu người đang phải chịu nỗi đau bởi chất độc Dioxin chứ không riêng gì mình. Thế nhưng ít ra cũng để cho các cháu được sống, đằng này… sinh ra đứa nào rồi… chết đứa ấy!”. Nói xong câu đó, bác Đính cúi mặt xuống chiếc bàn gỗ đen nhẻm nức nở khóc..
Năm 1974 bác Nguyễn Văn Đính lên đường nhập ngũ với ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Bác gia nhập Đại đội 7, Trung đoàn 463, Quân đoàn 2. Hoạt động ở các chiến trường miền tây Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng cùng đồng đội và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Rời mảnh đất miền trung máu lửa, năm 1978 bác tiếp tục lên đường tham gia bảo vệ biên giới tổ quốc ở miền Bắc và giành được những chiến công rạng rỡ cùng đồng đội.
Đất nước yên bình, giành độc lập với bản tính của một người lính trở về với đời sống yên bình giữa miền quê đồng ruộng. Đến tuổi bác lập gia đình, sinh con để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và bù đắp những đau thương do chiến tranh gây ra. Ai ngờ, những đứa con bé bỏng mà vợ chồng ông đứt ruột sinh ra cứ lần lượt từ bỏ cõi trần về thế giới bên kia với lý do chất độc da cam ngấm sâu trong máu bác những ngày ở chiến trường.
Sự ra đi của 5 người con đã làm người cha như sụp đổ. Vợ bác Đính là bác Hoàng Thị Điểm (SN 1963) cũng vì đau đớn, khóc thương con mà giờ đây bà cũng mờ cả hai mắt.
Không giấu được nỗi đau, bác Đính kể cho chúng tôi nghe về sự ra đi của 5 người con trong “bão bệnh”. Anh Nguyễn Văn Tạo (SN 1983), Nguyễn Văn Thiên (SN 1990), Nguyễn Văn Điệp (SN 1991), Nguyễn Văn Đạt (SN 1994) và Nguyễn Văn Điều (SN 1998), đều đã chết vì các di chứng như: Điếc, xuất huyết tiểu cầu, tràn dịch màng bụng, bầm tím da, lở loét toàn thân, phù toàn thân không đi lại được, vỡ u ở đầu, hoại thận nặng và đái ra màng. “Còn một đứa vừa sinh ra chưa kịp đặt tên thì cũng… ra đi mãi mãi” – bác Điểm buồn kể.
Đứa con trai út Nguyễn Văn Đoàn là niềm hy vọng cuối cùng của gia đình nhưng xem hy vọng đó giống như “trứng trên đầu gậy”, “tắt” lúc nào không hay. Hiện Đoàn đang học lớp 2 nhưng trong người đã phải mang trọng bệnh. “Bình thường Đoàn vui chơi thế thôi nhưng nó bị suy kiệt nghiêm trọng về sức khoẻ, máu không đông, thân hình ngày càng tiều tụy, đầy những vết lở loét, bầm tím mà gia đình không đủ tiền điều trị”, bác Hoàng Thị Điểm nghẹn ngào.
Người con trai đầu lòng của gia đình và cũng là niềm hy vọng duy nhất nối dõi tông đường là anh Nguyễn Văn Đào. Hiện tại, Đào đã có vợ nhưng trên mình cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của chất độc da cam. Anh bị liệt bả vai trái và nửa người nên không thể làm gì được. “Cuộc sống của gia đình nó vì thế cũng chật vật trăm bề. Sinh được đứa con gái đầu lòng cũng bị di chứng dioxin hành hạ”, bác Phan Thị Hồng, một người trong thôn cho biết.
Hai vợ chồng bác Nguyễn Văn Đính và những đứa con còm cõi.
Người cựu chiến binh năm nào chưa một lần chùn bước trước kẻ thù thì giờ đây lại phải ngậm ngùi nuốt nỗi đau trong tuyệt vọng. Những đứa con sinh ra rồi lần lượt ra đi mãi mãi, đứa còn sống thì quanh năm bệnh tật hành hạ.
Không chỉ chịu đựng nỗi đau về tinh thần, bác còn phải hứng chịu nỗi đâu về thể xác. Bác Đính chua xót: “Mới đây, khi đi khám ở bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành mới biết mình bị viêm gan nặng. Trước đó tôi đã bị đau thần kinh toạ, giảm trí nhớ, bại liệt nửa người, thị lực giảm 50% nên cũng chẳng làm được việc gì nên để nuôi sống gia đình. Giờ đây tôi sống mà như chết, đôi khi nghĩ quẫn chết quách đi cho thỏa thuê cái thân, nhưng không thể còn vợ con là máu thịt của mình không nỡ làm thế được. Sống chung với bệnh thì chỉ nhờ vào thần thánh cứu giúp thôi chứ biết lấy đâu ra tiền chạy chữa.”.
Mỗi ngày, chạy vạy ngược xuôi ông mới kiếm được 30.000 đồng. Đó là số tiền để trang trải cho cuộc sống, cả gia đình 5 người đều một thân bác gồng gánh. Chỉ tay lên mái nhà có nhiều lỗ thủng ông cho biết, tiền trợ cấp của Nhà nước cũng chỉ được một phần nào đó. Tiền thuốc thang cho con, tiền sinh hoạt… quanh năm thiếu thốn trăm bề nên nhà hỏng cũng không có tiền tu sửa.
Video đang HOT
Trong khi đó, gia đình cũng chỉ làm có hơn 2 sào ruộng, lúa chưa kịp bén rễ thì đã bán lúa non cho thương lái lấy tiền mua thuốc và trang trải cuộc sống. Vì vậy, đến vụ mùa thóc trong bồ nhà bác lúc nào cũng trơ đáy chứ chưa nói đến chuyện tích lũy thì khó lòng.
Chia tay gia đình nghèo vựa lúa Yên Thành nhìn những cánh đồng đang phơi phới hứa hẹn cho một vụ mà bội thu. Nhưng nghĩ về gia cảnh hai bác lúc này thật xót xa cho thân phận những con người nông dân cơ hàn…
Theo Kênh 14
Chiêm ngưỡng những đàn chim tuyệt đẹp trên đất nước Ấn Độ
Từ những vùng hồ lạnh lẽo ở dãy Himalaya đến những đụn cát nóng bỏng nằm ở phía đông Rajasthan, đất nước Ấn Độ sở hữu một "bộ sưu tập" họ nhà chim vô cùng phong phú.
Điều ký thú này đã thu hút không ít du khách đến chiêm ngưỡng những chú chim sặc sỡ bóng bẩy ở xứ sở đền Taj Mahal.
Tính cả những loài chim cư trú tại chỗ và chim di trú, bao gồm cả loài phổ thông lẫn loài quý hiếm, có đến 1.200 loài chim được ghi nhận ở Ấn Độ. Con số này nằm ở khoảng giữa tổng số loài chim của Mỹ (vào khoảng dưới 900 loài được ghi nhận) và Columbia (khoảng hơn 1.800 loài).
Lũ chim nhòng ngộ nghĩnh đang tán gẫu trên mình một chú bò giữa đồng cỏ xanh.
Mặc dù môi trường sống của một số loài chim phổ biến của Ấn Độ đang bị thu hẹp bởi sự phát triển những con đường quốc lộ hiện đại, những dự án sản xuất thép dẫn đến hình thành những vùng môi trường nhạy cảm.
Đàn ngỗng tung cánh giữa trời xanh
Song những chú chim óng ánh sắc màu vẫn luôn cuốn hút du khách khám phá những vùng đất tuyệt đẹp của Ấn Độ, từ vùng rừng đước cho đến hoang mạc, rừng mưa nhiệt đới, những rặng núi trùng điệp và muôn dặm dài của vùng bờ biển.
Một chú chim nhạn bụng đen đang bay lượn
Một đàn diệc trắng bên bờ cỏ lau
Một chú sếu đầu đỏ khiêu vũ trên cánh đồng
Loài chim thiên đường chuyên săn ruồi
Một loài cò cổ đen
Chú chim bói cá cổ khoang trắng trên nền bộ lông sặc sỡ
Loài chim ăn ong màu xanh lục
Loài chim sáo đá quý tộc
Một loài vịt đỏm dáng với sắc lông xanh biếc
Một loài chim nhỏ phổ biến sống ở nơi vùng cát ướt của các dòng sông
Loài chim bồ nông
Loài chim sẻ bụng vàng
Cặp chim đa đa lông nâu xám xinh đẹp
Theo aFamily
Đi tìm con chữ bằng... tay Suốt 12 năm qua, mình phải "đi" trên đôi tay của mình để đến trường, theo học cái chữ bằng được. Mình nghĩ, không có chữ, sau này làm gì cũng sẽ khổ! Bố kể, năm 1993, khi lọt lòng mẹ, mình đã bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, nên cơ thể phát triển không bình thường, hai chân cứ...