Bi kịch của cuộc hôn nhân “môn đăng hộ đối”
Ngày nay, quan niệm “ môn đăng hộ đối” vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của không ít gia đình. Điều này chính là thủ phạm gây ra sóng gió trong đời sống của nhiều đôi vợ chồng trẻ, những người vốn không cùng “đẳng cấp” về xuất thân, gia thế.
Đũa lệch
Đang giờ nghỉ trưa, mọi người xóm tôi bỗng bị dựng dậy bởi những tiếng la hét, tiếng khóc thét của con trẻ, tiếng loảng xoảng của nồi niêu xoong chảo phát ra từ ngôi nhà của cặp vợ chồng trẻ mới dọn đến.
Bà Lan, người thạo tin nhất xóm, chép miệng: “Rõ khổ, thằng Hồng lại đánh vợ nữa rồi! Mà vợ nó đâu có tội tình gì, chỉ tại thằng chồng và gia đình bên ngoại thôi”. Bà Lan kể: Hồng vốn là con nhà nghèo nhưng lại không chịu lo học hành, lại thêm tật rượu chè bê tha, suốt ngày la cà chơi bời với mấy đứa hư cùng xóm.
Ấy thế mà Hồng cưa đổ được cô con gái độc nhất của bà chủ tiệm vàng. Đi lại với Hồng vài hôm thì cô này “dính chưởng” nên buộc phải cưới gấp. Khổ nỗi là cả hai chưa đến tuổi trưởng thành, không có vốn sống để ra đời tự lập nên thời gian đầu phải ở chung với gia đình bên vợ.
Được một thời gian, Hồng sinh tật, cuỗm của gia đình vợ gần 2 cây vàng đi chơi bài, bao gái và ăn nhậu với bạn bè. Gia đình vợ chịu không nổi liền từ mặt con gái, đuổi cả hai vợ chồng Hồng ra khỏi nhà và cấm cửa chàng rể vĩnh viễn. Hồng vì quá tức gia đình vợ nên đâm ra ghét luôn Trâm. Mỗi khi nhậu về, bất kể lý do, hễ thấy mặt vợ là anh ta thượng cẳng tay hạ cẳng chân!
Hãy chứng tỏ giá trị
Việc để xảy ra chuyện đáng tiếc có khả năng gây đổ vỡ hạnh phúc của những đôi vợ chồng trẻ trước hết là lỗi của các bậc làm cha làm mẹ. Đó là do họ quá trọng danh nên vô tình gây sóng gió cho hạnh phúc của con mình. Nhưng xét ở một góc độ nào đấy, những chàng rể “bị từ chối” cũng phải gánh một phần trách nhiệm.
Suy cho cùng, các cụ cũng chỉ có lỗi, là quá lo cho hạnh phúc cả đời của con mình mà thôi… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thay vì chọn giải pháp im lặng một thời gian, chờ cho phía vợ thật sự hạ hỏa và tìm cơ hội chứng tỏ giá trị của mình trong con mắt gia đình vợ thì họ lại chọn biện pháp đối đầu với phía gia đình vợ. Chỉ riêng việc nhờ ma men dẫn lối, về đày đọa vợ con thì không chấp nhận được.
Anh họ tôi, vốn là một nông dân, hồi trước khi cưới bà xã làm nghề dạy học cũng đã gặp không ít khó khăn chỉ vì quan niệm “môn đăng hộ đối”. Lúc mới gặp mặt, bố mẹ vợ, vốn là giáo viên đã nghỉ hưu, chẳng ưa gì chàng rể đen thủi đen thui, chân tay thô kệch, ăn nói vụng về nên đưa ra đủ thử thách để chàng chùn bước, tự động rút lui.
Nhưng cuối cùng, bằng tấm lòng của mình, anh họ tôi đã thuyết phục được bố mẹ vợ cho phép con gái được cùng mình “kết tóc, xe duyên”. Không chỉ đồng ý suông mà bố vợ còn hỗ trợ cả tiền cho chàng rể nghèo mua đất, xây nhà, tư vấn cả kế sinh nhai lâu dài thay vì suốt ngày chỉ biết “bám đít trâu”.
Nhờ chí thú làm ăn và giỏi tính toán nên giờ đây, anh họ tôi đã trở thành một chủ cơ sở sản xuất nấm có tiếng làm ông bà già vợ mở mày mở mặt, đi đến đâu cũng nghe bà con lối xóm hết lời ca tụng.
Khi tôi hỏi bí quyết, anh cười cười: “Có gì đâu, quan trọng là mình phải kiên trì và chịu nhịn một chút. Chẳng lẽ người ta cực khổ cả đời nuôi vợ mình nên người mà bản thân mình là chồng lại không chịu được những lời nói nặng, nhẹ của bố mẹ vợ? Suy cho cùng, các cụ cũng chỉ có lỗi, là quá lo cho hạnh phúc cả đời của con mình mà thôi”.
Anh kết luận: “Dù có nghèo đến đâu chăng nữa mình phải biết tự khẳng định bản lĩnh của người đàn ông chứ! Nếu làm được việc này thì mọi sự phức tạp sẽ được hóa giải theo hướng tốt đẹp!”
Theo VNE
Tình bất an vì không môn đăng hộ đối
Sợ rằng con gái phóng viên không phù hợp lấy trai làng, Diệp (24 tuổi) băn khoăn có nên chia tay người yêu đã gắn bó 9 năm.
Vừa ra trường, Diệp (quê Hà Nam) đã được nhận vào làm ở một kênh truyền hình có tiếng ở Hà Nội. Xinh đẹp lại năng động, Diệp được một số chàng ngỏ lời tán tỉnh nhưng cô đều chối từ vì đã có người yêu ở quê.
Nhưng khi đặt vấn đề lấy người ấy, Diệp gặp phải phản ứng từ gia đình. "Bố mẹ nói cuộc sống của người phố kẻ quê sẽ có nhiều khó khăn. Mình làm báo có thể bay nhảy khắp nơi, còn anh chỉ quanh quẩn làm việc ruộng vườn ở quê. Cứ cho là yêu nhau tha thiết nhưng lấy về rồi lại là chuyện khác. Lấy anh, mình sẽ phải lo toan kinh tế, con cái sau này, anh lại không đi ra ngoài nên khó có thể cảm thông cho nghề nghiệp của mình được", Diệp kể.
Người bạn trai ấy là mối tình đầu, hơn cô 7 tuổi, đang làm nhân viên ở xã nhưng việc chính vẫn là đồng áng. Gần chục năm yêu nhau, Diệp hạnh phúc vì anh rất mực quan tâm cô. Những ngày cô còn là sinh viên học xa nhà, anh vẫn lên thăm đều đặn hàng tuần như lúc mới yêu. Người ở quê ai cũng biết chuyện tình lãng mạn này. Giờ nếu không cưới anh, cô sợ phải chịu tiếng xấu, có lẽ chẳng bao giờ dám vác mặt về quê. Diệp đau khổ vô cùng. Muốn cùng anh vượt qua tất cả nhưng cô cũng có nhiều lo lắng cho viễn cảnh tương lai.
Ảnh minh họa: chinadaily.
Anh Pháp (32 tuổi, Hà Nội ) cũng đang khổ sở khi người anh muốn cưới là một cô gái dân tộc. Lên chức trưởng phòng kinh doanh, lại đẹp trai, ga lăng, xuất thân từ gia đình học thức, giàu có, nghiễm nhiên anh trở thành mơ ước của nhiều cô gái trong công ty.
Ngày cô đến công ty nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, anh đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng nên đồng ý ngay. Sự e ấp, dịu dàng cùng gương mặt thánh thiện của cô gái dân tộc khiến anh mê đắm.
Chuyện hẹn hò kéo dài được 2 năm, anh ngỏ lời cưới thì cô bật khóc. Cô thú thật mình là người dân tộc thiểu số, gia đình rất hoàn cảnh, bố đi tù vì gây ra tai nạn chết người, mẹ lại mất sớm, nhà còn 2 em nheo nhóc trông chờ vào chị cả. Bản thân cô mới học hết cấp 2, cũng chỉ lao động chân tay nhẹ nhàng.
Nhưng anh vẫn trấn an người yêu và quyết định thưa chuyện với bố mẹ. Phản ứng giận dữ hiện rõ trên khuôn mặt của mọi người trong gia đình về "đôi đũa lệch" . Mọi người cho rằng anh đã bị cô gái Mông cho uống bùa mê thuốc lú. Nhất là mẹ anh, bà tuyên bố sẽ chết nếu anh vẫn ngoan cố rước "của nợ" về nhà. Anh Pháp đành phải tìm chỗ trú tạm thời cho người yêu.
"Mặc dù yêu em nhưng những lời phân tích cặn kẽ của bố, sự giận dữ đau khổ của mẹ không phải không có lý. Càng ngày mình càng sinh ra chán nản không biết phải giải quyết sao chuyện này? Bỏ em thì sao đành? Nhưng gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh phản đối, chê cười suốt đời thì đâu chỉ mình khổ mà em cũng khổ", anh Pháp tâm sự.
Nhận định về vấn đề này, tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm dư luận truyền thông đại chúng, Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, môn đăng hộ đối là tốt, không có vấn đề gì. Nó là lăng kính để chọn lựa tình yêu, bỏ qua những tình yêu sét đánh, chớp nhoáng.
Tất cả sách báo, tài liệu về tình yêu lâu nay thường quy quan điểm môn đăng hộ đối là ấu trĩ. "Nhưng xét về logic, lý tính, môn đăng hộ đối sẽ trường tồn và có cơ sở thực tế để tồn tại. Nó hứa hẹn cân bằng không chỉ ở xuất phát điểm, kinh tế, văn hóa, đẳng cấp mà còn ở tính cách, nhu cầu giao tiếp... Sự xuất thân tương thích làm họ dễ đồng điệu hơn trong việc nắm bắt được nhau", tiến sĩ Bình nói.
Tuy nhiên, ông cũng chắc chắn, tất cả người coi môn đăng hộ đối là nguyên tắc, là công thức hóa tuyển chọn bạn đời thì rất dễ phạm sai lầm. Họ sẽ trở thành những cục đá được đặt cạnh nhau, mặc dù tất cả cuộc nghiên cứu từ trước đến nay của xã hội học đều chỉ ra rằng hôn nhân tính toán thường có tính chất bền vững hơn tình yêu bình thường.
"Khi quá mức đến độ duy lý mà không đếm xỉa gì đến cung bậc tình cảm thì sẽ dẫn đến sai lầm. Chúng ta chỉ nên tính toán như một hình thức bổ trợ, tìm kiếm bạn đời", ông Bình cho biết.
Một điều tra của Viện Gia đình và Giới vào năm 2006 cho thấy, nếu như trước năm 1975, hôn nhân do cha mẹ quyết định chiếm đến 14%, thì đến năm 2006 giảm xuống còn 5,2%. Hình thức con cái quyết định hôn nhân - có hỏi ý kiến bố mẹ - ngày càng tăng. Như vậy, hôn nhân không phải do bố mẹ quyết định nữa mà chủ yếu do con cái. Cũng theo thống kê này, người trẻ tuổi ngày càng ít coi trọng các tiêu chí như cùng quê, gia đình nề nếp, lý lịch trong sạch, mà cân nhắc nhiều hơn đến việc biết cách làm ăn, đạo đức tốt và có thu nhập ổn định.
Tiến sĩ tâm lý Khuất Thu Hồng (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội) cũng cho rằng, lấy một người thường được soi chiếu qua gia đình để biết tốt, xấu ra sao vì chuyện hôn nhân là vấn đề trọng đại. Do đó môn đăng hộ đối trong trường hợp này là điều rất dễ hiểu, bình thường và không sai trái.
"Môn đăng hộ đối có phải lực cản trong tình yêu hay không lại là chuyện khác bởi cá nhân ngày nay có nhiều quyền hơn trước đây. Nếu quyết tâm thì chẳng ai ngăn cản họ được. Tuy nhiên, lấy người cùng giai tầng thì bao giờ cũng thuận tiện hơn", nữ tiến sĩ tâm lý cho biết.
Cũng theo bà, môn đăng hộ đối luôn tồn tại nhưng trong những trường hợp trên, nếu cả hai đồng lòng vượt qua tất cả, họ nên giải thích cho mọi người để nhận được sự thông cảm.
"Quan niệm cho rằng lấy người làm công ăn lương nơi thành phố có thứ bậc cao hơn người làm ở quê nhà, địa vị của chồng luôn phải cao hơn vợ đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt Nam. Thực tế là chẳng có công việc nào quan trọng hơn công việc nào nên suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm. Tương lai không thể đoán trước, do đó suy nghĩ lấy một người phù hợp hơn thì tương lai sẽ tốt hơn là điều không có gì chắc chắn", bà Hồng cho biết.
Theo bà, các chàng trai cô gái nên quan tâm tới những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của đối tác mà không liên quan đến vị thế, lý lịch. "Bản thân người có hoàn cảnh gia đình không tương xứng không có lỗi, mặc dù ở Việt Nam, mối quan hệ gia đình khá gắn bó không chỉ riêng vợ chồng mà còn khăng khít với bố mẹ, họ hàng. Bố mẹ bao giờ cũng thương con, giận dữ, dọa nạt cũng chỉ vì sợ con khổ. Nếu mình sống hạnh phúc thì bố mẹ sẽ hiểu, thông cảm và chấp nhận bỏ qua", bà Hồng khẳng định..
Theo VNE
Có nên từ bỏ mối tình bị mọi người phản đối Bố mẹ, bạn bè đưa ra nhiều lý do để khuyên em chia tay nhưng làm vậy, em thấy mình yếu đuối vì đã không hết lòng vì tình yêu. Em năm nay 24 tuổi, sống và làm việc tại Hải Phòng. Em đã ra trường và đi làm được gần một năm. Khi làm trong công ty, em quen một người con...