Bi kịch của cô gái trót chọn kiếp ‘chuột sa chĩnh gạo’
Ngày đám cưới của tôi, ai cũng bảo tôi là “chuột sa trĩnh gạo”. Chưa kịp hưởng hạnh phúc, tôi đã nếm trải cuộc sống của người suốt ngày lo cái ăn.
ảnh minh họa
Học xong trung cấp mầm non, tôi về quê làm cô trông dạy trẻ hợp đồng, thu nhập chẳng đáng là bao. Bố mẹ tôi trước làm nông nghiệp nên gia đình cũng khó khăn. So với mấy chị em trong làng, tôi được tiếng xinh đẹp. Lúc ấy, gia đình chồng tôi rất giàu. Họ được khen là giàu nhất nhì khu vực này.
Bố chồng là cán bộ quân đội dù đã về hưu nhưng lương hưu gấp mười lần lương của tôi. Còn mẹ chồng có một cửa hàng buôn bán hàng điện nước. Căn nhà của họ to bề thế, nhà có hai anh em trai, chồng tôi là con lớn. Anh đã ngoài 30 tuổi nhưng chưa lấy vợ. Dù biết anh là kẻ chỉ ăn chơi, phá gia chi tử nhưng nhìn vào hoàn cảnh gia đình anh, khối cô gái xin sa vào. Tôi cũng là một trong số đó.
Anh đến hỏi cưới, tôi đồng ý luôn và không mảy may suy nghĩ. Ngày cưới, bố mẹ anh cho tôi rất nhiều tiền để mua quần áo cưới. Họ xây sẵn một căn nhà khang trang cho vợ chồng tôi về ở. Tôi thấy như thế là quá hạnh phúc. Đời người mấy ai lấy chồng đã có nhà riêng.
Video đang HOT
Sau ngày cưới, tôi bắt đầu phát hiện ra tật xấu của chồng. Anh không chỉ lêu lổng ăn chơi mà còn cờ bạc, gái gú. Anh không chịu làm bất cứ việc gì trong gia đình. Tôi sinh đôi hai bé trai, anh vẫn mặc kệ, không hỏi han xem vợ con như thế nào. Bố mẹ chồng cho tôi ra ăn riêng. Căn nhà khang trang đẹp nhưng không có bếp hay công trình phụ. Bố mẹ chồng tôi bảo “chúng mày tự làm để xây nốt phần đó. Khi nào có 50 triệu, bố mẹ cho thêm”.
Vậy là ước mơ chỉ có 50 triệu của tôi cứ xa rời. Số tiền tôi làm không đủ nuôi hai đứa trẻ. Bố mẹ chồng mỗi tháng chỉ cho một tý tiền gọi là quà cho các cháu. Còn chồng tôi vẫn giữ thói ăn chơi và ngại việc. Tôi bảo anh đi làm, anh bảo “từ từ rồi tính”. Mùa bóng đá Word cup hay EURO, anh cứ ôm chặt ti vi. Tôi than thở. Anh mắng “đời tao sống được nổi 20 mùa Euro không mà mày cấm tao xem”. Anh nói thế, tôi chỉ còn biết chịu đựng.
Đêm con ốm và khóc, anh mắng “chúng mày có im mồm đi không. Anh sẵn sàng hạ cẳng tay với chúng vì chúng làm mất giấc ngủ của anh. Có hôm, mẹ con tôi bế nhau ra phòng khách nằm vì sợ con ọ ẹ ảnh hưởng đến bố nó.
Bốn năm lấy chồng, tôi thấy mình ngày càng khổ. Nhiều đêm, tôi tự trách mình đã không suy nghĩ kỹ để mang lại nỗi khổ cho các con tôi. Tôi không có tiền mua sắm quần áo cho mình và các con nên thường bị nhà chồng chê nhếch nhác. Gia đình có dịp gì, mẹ chồng tôi lại nhắc phải mua quần áo mới không làm mất mặt gia đình. Tôi chỉ biết im lặng. Có hôm, tôi phải chạy qua nhà bạn mượn quần áo để mặc. Các con tôi thì ai cho gì mặc nấy. Nhà có hai chị em dâu nhưng mẹ chồng tôi lại rất quý em dâu vì cô ấy có điều kiện ăn mặc đẹp, dẫn bà đi mua những bộ quần áo bà thích. Còn tôi, tiền không có nên đành chấp nhận.
Bố mẹ tôi không có điều kiện nên họ chỉ trông con giúp tôi được. Ngoài đi làm ở trường, tôi còn phải nhận gói tăm về làm thêm. Buổi tối, con tôi ngủ, tôi làm đến 12 giờ đêm để mỗi tháng có thêm được vài trăm nghìn tiền sữa cho con.
Nhiều lần, trong túi không có nổi mười nghìn đồng, con ốm, tôi cũng không dám than với bố mẹ chồng vì sợ họ lại bảo “làm họ mất mặt”. Tôi đi mua chịu thuốc. Không có gì ăn cơm, chồng tôi mắng mỏ rồi bỏ sang nhà bố mẹ đẻ ăn, để lại ba mẹ con tôi với cơm gạo khô cứng và chút nước canh.
Tháng trước, tôi thấy người khó chịu, lại chậm kinh. Tôi đi mua que thử thaibiết mình hai vạch. Nhưng tôi biết nếu sinh con ra tôi không đủ điều kiệnnuôi con. Tôi đến kể chuyện với mẹ chồng, bà bảo “nếu không nuôi được thì bỏ đi chứ đẻ ra để đói rách thì đẻ làm gì”. Tôi im lặng và về nhà chỉ khóc. Bố mẹ đẻ tôi thương con, thương cháu cũng không biết làm thế nào. Tôi quyết định để đẻ. Mẹ chồng tôi lại mắng “nếu đẻ, khổ tự chịu”.
Còn chồng tôi không đoái hoài. Anh cứ tối ngày đi khỏi nhà.Tôi biết tiền anh tiêu là bố mẹ cho nhưng anh không đưa cho vợ mà lao vào cờ bạc rồi gái gú. Tôi đã hết yêu chồng từ lâu và chỉ có suy nghĩ sống cho con nhưng thấy cuộc đời mình bi kịch quá.
Theo VNE
Cô đơn một mảnh đời
Cô Nhài xuống ở hẳn trên thuyền ở Vực Nải đã được hơn chục năm. Ngôi nhà lá cọ ở giữa làng cả năm cô mới ghé qua đôi lần. Có việc gì lắm người ta mới thấy cô đặt chân lên đất. Quanh năm cô sống ở trên thuyền, làm bạn với cá, với sen...
Người ta kể rằng hồi trẻ cô đẹp lắm, làn da trắng muốt, tóc đen chấm gót. Vẻ đẹp mộc mạc tao nhã như hoa nhài. Đẹp là vậy mà chả ma nào thèm ngó ngàng tới, chẳng phải vì cô chanh chua, ngoa ngoắt mà ngược lại cô rất nết na thùy mị. Chỉ đơn giản là nhà cô có ổ bệnh cùi và lao. Ông nội cô bị cùi rụng hết ngón tay chân, vô phúc hai chú ruột của cô cũng bị cùi. Đến bố khỏe mạnh nên may mắn lấy được vợ, nhưng ông cũng qua đời khi vừa bước qua tuổi bốn mươi vì bệnh lao. Hai năm sau khi bố cô mất, mẹ cô vì đau buồn, vì lao lực nên cũng ra đi.
Bố mẹ mất khi hơn mười tuổi, cô được các anh chị chăm bẵm. Nghèo khó nhưng anh em vẫn sát cánh hết mực yêu thương nhau. Nhưng phận đời thật trớ trêu, cả hai anh trai cô dù khỏe mạnh nhưng đã ngoài ba mươi mà chẳng ai lấy được vợ. Làng trên xóm dưới, cứ thấy anh trai cô tán tỉnh để ý đến cô gái nào là y như rằng gia đình họ cấm tiệt. Buồn chán hai anh lần lượt vào tận vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Chị gái cô cũng vậy, con gái có thì chị đành đi kiếm lấy đứa con để trông cậy lúc về già. Trách chi ông trời vô tình, hay chăng mấy đời trước gia đình cô đã gây nên nghiệp chướng gì cho cam nên kiếp này phải trả nợ. Chị gái cô sinh khó, đứa bé đã chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Chị gái cô hóa điên đã đâm đầu xuống Vực Nải tự vẫn vài ngày sau đó.
Bao lần anh trai giục cô vào Tây Nguyên ở cùng mà cô cứ khất lần. Cô bảo vào sao được khi mồ mả cha mẹ, chị gái và cháu còn ở ngoài này lấy ai hương khói. Từ ngày chị gái mất, cô chuyển lên thuyền ở Vực Nải sống bằng nghề chài lưới và trông cá thuê. Rất ít khi người ta thấy cô lên bờ, mà có lên cô cũng bịt kín mặt như sợ người khác nhìn thấy dung nhan của mình. Đến ngày giỗ, hay ngày tảo mộ cô cũng thường đi vào ban đêm. Đình đám thì cô thường không đến, người dân trong làng cũng không giao lưu tiếp xúc. Chỉ có người chủ Vực Nải là còn hay ra tiếp tế gạo và củi lửa cho cô.
Người ta lại đồn thổi rằng cô là một thây ma, cái thuyền nhỏ của cô cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương sớm. Vài kẻ trộm cá đã nhìn thấy cô mặt xanh, xõa tóc lướt trên mặt nước. Tin một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần được thêm thắt đến ly kỳ, rùng rợn như các câu chuyện ma. Để giờ đến trẻ con khóc là người ta lại dọa: "Nín ngay không cho ra Vực Nải với bà Nhài bây giờ".
Chẳng biết các tin đồn ác ý đó có đến tai cô không, nhưng ít ai dám bén bảng ra Vực Nải nữa, có lẽ vậy cũng tốt, vì bọn trộm cá cũng không dám đến. Còn cô thì ngày càng tránh né mọi người. Cô sống riêng trong thế giới của mình, thi thoảng cô đậu thuyền lại góc chị gái đã tự vẫn ngồi nói chuyện một mình. Những đêm trăng sáng cô lại trút xiêm y vùng vẫy tắm tiên giữa bạt ngàn hoa sen. Hay những trưa hè cô xõa mái tóc dài thướt ra gội trước mũi thuyền. Cuộc sống của cô thật kỳ lạ, cô hạnh phúc với những điều người khác cho là khó hiểu, an phận với tất cả những dòng chảy cuộc đời.
Theo VNE
Phụng dưỡng bố mẹ có phải là việc của con trai? Cả xóm còn mỗi nhà này chưa làm đường bê tông nối từ đường lớn của xã vào. Hôm ba anh em gặp nhau chị cười bảo: "Anh cả bốn phần, cậu út bốn phần còn anh chị cũng có hai phần góp vào làm đỡ ông bà cái đường cho ăn tết được ngon". Vậy mà cậu em xửng cồ lên: "Làm...