Bi kịch chồng “bất lực” nên ám ảnh vợ ngoại tình
“Từ ngày bị bất lực trong chuyện chăn gối, anh ấy tâm lý mặc cảm rồi nảy sinh ý nghĩ nghi ngờ vợ. Không hiểu ra ngoài có ai xúi giục gì mà ngày nào anh ấy cũng lảm nhảm cảnh báo tôi chuyện trai gái nhăng nhít, rồi tôi đi đâu cũng đòi đi theo, hoặc chỉ đi 15 – 20 phút đã gói về.
Chồng không may bị chấn thương sọ não trong một lần tai nạn giao thông tưởng như không thể qua khỏi, nhưng nhờ tình yêu và sự tận tình chăm sóc của người vợ, từ miếng ăn giấc ngủ đến những bài tập kiên trì, chồng đã mau chóng phục hồi. Những tưởng sau đó sẽ là những ngày hạnh phúc trở lại, nhưng không ngờ, người chồng lại hết lời đay nghiến vợ vì nghi vợ… ngoại tình.
Chồng “bất lực” nghi vợ ngoại tình
Chị Vũ Thị Hoa, sinh năm 1975 (Nam Trực, Nam Định), ái ngại kể về câu chuyện của gia đình mình trong nỗi buồn khôn xiết. Chị lập gia đình vào năm 1994. Cuộc sống đang êm đềm hạnh phúc thì tai họa bất ngờ ập đến gia đình chị.
Vào một ngày tháng 8/2009, sau trận nhậu với bạn bè, trên đường về, không may anh bị tan nạn giao thông. Anh nằm hôn mê ở Bệnh viện Việt Đức 45 ngày mới tỉnh. Do chấn thương sọ não nên anh bị mất trí nhớ, không có khả năng vận động và “bất lực” trong chuyện chăn gối vợ chồng.
Chị Hoa kể: “Lúc mới đầu tỉnh dậy, anh ấy thậm chí không nhớ được là mình đã lấy vợ, có con hay chưa. Nhìn thấy tôi và các con, anh ấy cứ hỏi đấy là ai rối lại nằm quay mặt vào tường mà chẳng nói năng gì”.
Từ ngày chồng chị Hoa từ bệnh viện trở về, sức khỏe của anh rất yếu. Hàng tháng, chị phải tự mình lặn lội lên tận Hòa Bình lấy thuốc lá về sắc cho chồng uống. Cùng với đó là vào mỗi buổi chiều, hình ảnh chị dìu chồng mình chập chững tập đi đã trở thành quen thuộc của người dân trong vùng từ 3 năm nay. Mỗi bước chồng chị tự đi được là người ta lại thấy trên môi chị Hoa nở nụ cười hạnh phúc. Sau 3 năm, dưới bàn tay chăm sóc của vợ, chồng chị Hoa đã tự bước đi, nói năng, sinh hoạt, trở lại bình thường. Tưởng như niềm hanh phúc đó sẽ làm động lực cho cuộc sống vợ chồng sau này nhưng thật không may cho chồng chị, di chứng “bất lực” vẫn không thể cải thiện được. Cũng từ đó mà anh sinh ra mặc cảm, suốt ngày nghi ngờ vợ mình ngoại tình.
Chị Hoa nói: “Từ ngày bị bất lực trong chuyện chăn gối, anh ấy tâm lý mặc cảm rồi nảy sinh ý nghĩ nghi ngờ vợ. Không hiểu ra ngoài có ai xúi giục gì mà ngày nào anh ấy cũng lảm nhảm cảnh báo tôi chuyện trai gái nhăng nhít, rồi tôi đi đâu cũng đòi đi theo, hoặc chỉ đi 15 – 20 phút đã gói về. Không những thế, nhiều lần anh ấy còn tỏ ra ghen tuông vô cớ. Có lần thấy tôi nói chuyện vui vẻ với người hàng xóm, anh ấy cũng tỏ ra khó chịu, gọi tôi về chửi bới. Tuy không đánh đập nhưng thái độ của anh ấy như thế làm tôi khó chịu vô cùng”.
Video đang HOT
Nhận sự cảm thông từ bố mẹ chồng
Chị Hoa tâm sự: “Ngày nào tôi cũng phải nghe những lời lẽ nặng nề từ phía chồng mình. Nghĩ mình một lòng chăm chồng, chăm con mà bị chồng ngày nào cũng đay nghiến, chì chiết nên tôi tủi thân lắm. Nhưng sau đó lại nghĩ chồng mình bệnh tật hơn nữa, có sự tác động từ bên ngoài xã hội nên thấy thương nhiều hơn giận, tôi dần xuôi lòng mà bỏ qua. Cũng may gia đình bên nhà chồng hiểu được nên không trách tôi điều gì. Bố mẹ chồng luôn động viên tôi cố gắng vượt qua rào cản tâm lý mà con trai họ gây ra”.
Thật ra, cũng có những lúc chị muốn buông xuôi, bỏ chồng bỏ con mà đi đâu đó một thời gian cho “rảnh nợ” nhưng không đành. Đứa trai lớn đang học lớp 11, đứa bé đang học lớp 4 không thể một ngày vắng mẹ vì như chị Hoa bảo: “Mẹ đi vắng một ngày, các con không có ai thổi cơm cho ăn mỗi khi đi học về. Sáng không có ai gọi dậy đi học”. Người chồng không một ngày vắng vợ vì thiếu chị thì “lấy đâu ra người sắc thuốc, dìu anh đi lại để cải thiện chức năng sinh hoạt?”.
Trước đây, nhà chị mở quán tạp hóa cũng kiếm được đồng ra đồng vào nhưng từ ngày chồng chị bị bệnh, chị trở thành lao động chính trong gia đình. Vì thế, quán tạp hóa, nguồn thu chủ yếu của gia đình phải đóng cửa để chị có nhiều thời gian hơn chăm chồng, chăm con và làm công việc đồng áng. Hàng ngày, công việc bận tối mắt tối mũi, chị nào đâu có thời gian mà nghĩ đến chuyện gì khác nữa, nhưng nhiều đêm nằm khuyên chồng mà anh vẫn nhất định không nghe.
“Mỗi lần anh nói như thế, tôi chỉ biết im lặng nín nhịn chứ mình mà nói thêm nữa thì khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Chỉ mong sao luyện tập một thời gian nữa, sức khỏe của anh ấy sẽ cải thiện, trí nhớ tốt hơn mà thông cảm cho sự khổ cực của vợ mình. Anh ấy nói nhiều đâm ra cũng quen nên nhiều khi chẳng để ý nữa. Chỉ mong sao chồng khỏe lại, các con chăm ngoan, học giỏi là tôi vui rồi”.
Nhìn nụ cười méo mó của chị, chúng tôi mong sao, chồng chị sớm bình phúc và hạnh phúc sẽ trở lại với gia đình người phụ nữ nhiều hy sinh này.
Theo VNE
Nỗi đau của người mẹ có 3 đứa con đồng tính
Việc trong số 5 người con của mình có đến 3 người đồng tính đã từng lấy đi biết bao giọt nước mắt và gây ra bao đau đớn cho người mẹ. Nhiều lúc, bà đã có ý định tìm đến cái chết để giải thoát khỏi những khổ đau, dằn vặt nhưng rồi lại thôi.
Giờ đây, khi đã hiểu ra "đồng tính không hề có tội" và trông thấy 3 đứa con của mình sống vui vẻ, hòa đồng, biết làm ăn chân chính thì bà cũng đã nguôi ngoai. Đó là người phụ nữ có cái tên rất đẹp N.T.H, ngụ tại quận 3, TP.HCM.
Nỗi đau tột cùng của người mẹ...
Chúng tôi đến thăm người phụ nữ ấy vào một ngày cuối tuần. Bà mở một tiệm cơm bình dân trên đường Trần Văn Đang để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Trời đang trưa, quán ăn chưa mở cửa nên không có khách. Tiếp chúng tôi là một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, nhưng đôi mắt lúc nào cũng như thẳm sâu một nỗi buồn. Năm nay, bà đã ngoài 60, nhưng nom vẫn còn rất tinh anh, khỏe mạnh.
Bà H. xởi lởi mời chúng tôi ngồi, rồi thở dài tâm sự. Nhà có 5 người con, 2 người con đầu đã có gia đình, nhưng oái oăm thay khi 3 người con sau lần lượt đều bị "ái nam ái nữ" - một hiện tượng mà xã hội ngày nay người ta vẫn còn nhìn nó với ánh mắt và thái độ khá "dè chừng". Bà H. kể, hồi Ng. (năm nay 36 tuổi) con thứ 3 của bà còn học tiểu học, đã thấy Ng. chỉ thích chơi đùa với bọn con gái. Nghĩ việc đó cũng là chuyện bình thường của trẻ thơ nên bà cũng không để ý gì nhiều.
Ng. mười mấy tuổi đầu nhưng lại thường xuyên theo các đoàn hát với các "đào chính" là những cô nàng "ái nam ái nữ" chuyên ca cải lương phục vụ ma chay, cưới hỏi. Mỗi lần ba ruột của Ng. nghe hàng xóm rêu rao Ng. đi theo đoàn, rồi hát với chất giọng đầy nữ tính, điệu bộ nhảy nhót ẻo lả, trang điểm phấn son giống con gái là ba Ng. lặn lội đi tìm về cho bằng được. Vừa tức giận, vừa chẳng biết khuyên lơn như thế nào nên ông "nện" Ng. một trận "nhừ tử", rồi buồn rầu ra sân đốt thuốc. Bà H. giọng vẫn cứ đều đều: "Vậy mà nó có chừa được đâu, đánh riết rồi thấy hết phương cứu chữa thì thôi. Giờ ổng không đánh nữa phần vì thương, phần vì tụi nó lớn khôn hết rồi".
Hết chứng kiến những trận đòn roi, những lời la mắng, miệt thị của chồng lên Ng., bà H. lại tiếp tục đón nhận nỗi đau tột cùng khi biết lần lượt 2 người con kế tiếp là T. (SN 1986) và T.N. (SN 1988) đều mang "thân xác đàn ông nhưng tâm hồn phụ nữ". Nước mắt như cạn khô, bà "sống dở chết dở" và không muốn tin vào sự thật. Đó quả là một mối oan nghiệt quá lớn, nỗi đau của bà cứ thế chồng chất lên cao. "Biến đau thương thành hành động", ngày bà mưu sinh một buổi, một buổi còn lại dành thời gian đến các trung tâm tâm lý, các bệnh viện để xin được tư vấn về trường hợp của 3 đứa con tội nghiệp.
Đến khi biết được, đó là một chứng bệnh bẩm sinh và những đứa con của bà không hề có tội, bà lại càng thương con hơn. Nhiều lần bà gọi các con lại tâm sự, nhưng biết không thể thay đổi được gì nên chỉ biết khuyên nhủ các con gắng học để sau này dễ kiếm việc làm và sống tốt với đời. Nhưng một lần nữa, sự thất bại của các con trên con đường học vấn và nỗi âu lo của người mẹ vẫn cứ bám víu lấy bà. Lần lượt T. và T.N. trượt đại học. Buồn nhất là TN. thi được 18,5 điểm nhưng vẫn thiếu nửa điểm để đậu vào ngành đã đăng ký, thế là T.N. buồn rầu thôi học. Nỗi đau cứ nối đuôi nhau dồn dập đến, nên nhiều lúc bà nghĩ không biết kiếp trước đã làm gì nên tội mà kiếp này hậu quả lại đổ lên đầu mình và các con như thế. Có lúc bà đã tìm đến cái chết, nhưng chết thì có giúp ích được gì, các con bà cũng không thể thay đổi được... nên lại thôi. Sự thể đã an bài, đành chấp nhận số phận, nhưng bà vẫn không thôi buồn lo cho các con về sự mặc cảm giới tính, sự ghẻ lạnh, lời đàm tiếu của người đời...
Ảnh minh họa
Nỗ lực giúp con hòa nhập cộng đồng...
Quả thật, với một người mẹ không còn nỗi đau nào hơn khi con mình sinh ra không hoàn thiện như những người khác. Niềm vui và hạnh phúc nhất đời của một người phụ nữ đã không được hưởng trọn vẹn. Mỗi ngày, bà đều sợ hãi khi nghĩ đến cảnh những đứa con của mình sẽ trôi dạt bên lề xã hội, bị khinh bỉ, rồi buồn chán mà sống không ra gì. Nhưng đúng là cuộc đời không "bức tuyệt" những ai có tâm hướng thiện bao giờ. Hằng ngày, nhìn thấy con cứ bị chồng mắng nhiếc, bà biết ông do buồn bã nên cũng không dám can ngăn. Nhưng cứ đến đêm, bà lại đem những kiến thức của mình đã tìm hiểu được về hiện tượng "xuyên giới tính" mà các con mắc phải để thủ thỉ với chồng. Và rồi ông dần hiểu ra và nỗi đau cũng dần nguôi ngoai, ông không còn đánh đập la mắng 3 đứa con tội nghiệp nữa. Thay vào đó là yêu thương nhiều hơn.
Bà H. chia sẻ trong sự nhẹ nhàng, thanh thản: "Tôi cũng sợ mấy đứa nó buồn rồi tụ tập bạn bè, đàn đúm làm chuyện bậy bạ như người ta hay bảo là móc túi, lừa gạt... nhưng tuyệt nhiên con tôi không một ai làm vậy. Tụi nó vậy mà ngoan và biết thương mẹ lắm. Ít khi làm tôi phải buồn lòng và chịu tiếng xấu với hàng xóm". Chúng tôi mạo muội hỏi có biết vì sao con bà được như vậy? Bà tự hào: "Chắc tụi nó sợ ổng, với lại cứ ổng mà đánh xong, tôi ôm các con vào, xức dầu rồi khuyên bảo con nhẹ nhàng. Từ khi hiểu ra bệnh của con nên thương hơn giận, tôi đã hằng ngày tranh thủ trò chuyện nhiều hơn với các con. Tạo cho chúng ý thức về giá trị bản thân con người không nằm ở bề ngoài, mặt khác, tôi cũng nói chuyện nhẹ nhàng với ba của mấy đứa. Cứ thế, các con tôi lớn lên ngoan ngoãn, thấy bọn chúng đàng hoàng, hàng xóm cũng thương mà không buông lời gièm pha, trêu chọc nữa. Mà cũng do ý thức của mỗi người, có người như thế này nhưng cũng có người như thế nọ, quan trọng là bản thân nó biết phân biệt tốt xấu thôi. Thế là được".
Nhưng hạnh phúc con người luôn gắn liền với gia đình, với vợ con. Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, có như vậy mới có một cuộc sống trọn vẹn, ngược lại rất dễ bị cô đơn và buồn tẻ, có khi thành kẻ "bất lương". Thế nên, khi nói về chuyện lập gia đình cho các con, bà H. thoáng buồn: "Nhiều lần nói tụi nó có muốn lập gia đình không nhưng tụi nó bảo: ở vậy cho khỏe, lấy người ta thì được nhưng đôi khi bị thiên hạ dị nghị, có khi làm khổ cho người khác... Nghe thì buồn, tội nghiệp cho tui nó nhưng thấy mấy đứa sống an phận, được vui vẻ, thoải mái, có bạn có bè nên cũng nhẹ lo phần nào".
Chúng tôi lại hỏi về chuyện bây giờ có rất nhiều người đồng tính đứng đường làm "cave" bán dâm, lên mạng rao bán thân mình, rồi vào các Spa, tiệm Massage để kiếm tiền. Bà H tự tin: "Chuyện đó tôi có nghe, nhưng chắc chắn con tôi không bao giờ dính đến. Tôi biết tính ý con mình, giờ mấy đứa nó có công ăn chuyện làm, có tiệm buôn bán ổn định, tụi nó còn tạo điều kiện cho rất nhiều người cùng "cảnh ngộ" vào làm nữa đó chứ". Bà H. vừa nói vừa chỉ tay giới thiệu từng người một trong quán. Có đến 7 - 8 nhân viên phục vụ đều là người mang những nỗi đau về giới tính không được bình thường. Đa số đều ở dưới quê, ít học, nên phải lặn lội lên thành phố tìm việc. Ngọc, một nhân viên phục vụ quê Sóc Trăng cho chúng tôi biết: "Anh thấy đó, tụi em như vậy khó tìm việc lắm. Người ta nói Sài Gòn nhiều việc dễ kiếm sống nhưng em thấy có vậy đâu. May mà nhờ cô H. và mấy con cô đồng cảnh ngộ nên thương tình nhận vào làm, chứ thật tình tụi em cũng không biết đi đâu nữa".
Mai, quê Vĩnh Long, người có khuôn mặt khá xinh trong bộ váy điệu đà chia sẻ với giọng buồn buồn: "Ai mà không muốn có nhiều tiền, sống sung sướng hả anh? Nhưng nghe mấy anh nói về cái nghề mại dâm, đứng đường làm cave gì đó tụi em sợ thật. Nói thật, tụi em làm ở đây tháng cũng dư mấy trăm, thậm chí có tháng hơn triệu gửi về quê là tụi em thấy vui lắm rồi. Nói anh đừng cười, em ít học nhưng cần chi bán rẻ phẩm giá con người mình đến vậy", ánh mắt Mai và mọi người khi nói đến điều ấy đều ánh lên một sự tự hào rất lớn.
Chúng tôi cũng đã gặp các con cô H. chuyện trò. Ai cũng có công việc của mình và điều quan trọng là họ tự tin công khai giới tính vì họ nghĩ: "Giới tính không phải là bệnh, không có gì là xấu cả, quan trọng là mình làm gì và sống như thế nào. Bởi mình tôn trọng xã hội thì xã hội tôn trọng mình thôi..!".
Theo VNE
Tâm sự cay đắng của người đàn ông trót lấy "nhầm" vợ tâm thần Gần đây nhất tôi có đọc bài viết "Bác sĩ tâm thần ám ảnh chuyện thiếu nữ phát điên vì người yêu phản bội" và "Hoang mang vì kẻ tâm thần từng ăn thịt người xuất viện". Thực sự tôi rất lo lắng cho chính mình và người thân của mình. Tôi là người thường xuyên đọc các tin tức trên Báo An...