Bi kịch cha và con
Do có những khó khăn về kinh tế cùng với những bức xúc trong cuộc sống gia đình khiến ông Văn nhiều lần mâu thuẫn, va chạm với các con.
“Sự việc xảy ra hôm… là do tôi bị kìm nén, uất ức nhiều ngày, không thể chịu đựng được nữa nên tôi đã hành động như vậy. Khi ông ấy đang ngủ, tôi đã đâm ông ấy, bao nhiêu nhát không nhớ nổi. Còn việc vì sao đâm ông ấy chết, như tôi đã khai, mẹ tôi bỏ về nhà ngoại đưa theo cả em tôi nữa. Gia đình tôi có mấy người mà ở hai nơi. Tôi muốn mẹ con đoàn tụ, tôi và các em tôi đỡ khổ…
Bị cáo Lê Văn Phòng
“Nó đã làm một việc tày đình rồi!”
Trên đây là lời khai của Lê Văn Phòng tại CQĐT sau khi bị bắt về hành vi giết người. Điều kinh khủng hơn cả là nạn nhân lại chính là cha đẻ của Phòng.
Phiên tòa sơ thẩm vụ án trên diễn ra vào một ngày cuối năm. Sau bị cáo là bốn người đàn bà: Mẹ, chị ruột, vợ và em vợ bị cáo. Những khuôn mặt buồn bã, sưng húp vì khóc. Còn bị cáo, thản nhiên trả lời những câu hỏi thẩm vấn của HĐXX.
Suốt thời gian phiên tòa diễn ra cho đến lúc tuyên án giải bị cáo về Trại tạm giam, những người đàn bà ấy ôm chặt bị cáo, căn dặn đủ điều trong nước mắt, song bị cáo chỉ cúi đầu. Tôi nhìn rất lâu bị cáo ngồi bất động sau vành móng ngựa và nhận thấy không hề có một giọt nước mắt trên khuôn mặt ấy.
Trong lúc HĐXX vào nghị án, tôi đã đến và ngồi cạnh bị cáo. Phải đến câu hỏi thứ hai, bị cáo mới quay sang trả lời.
- Em bị giam hơn 5 tháng rồi.
- Có nhớ vợ con không?
- Có.
- Phòng học hết lớp mấy thì nghỉ ở nhà?
- Lớp hai.
- Sau đó làm gì?
Video đang HOT
- Làm ruộng và thợ xây.
- Bố có hay đánh đập Phòng, mẹ và các em không?
- Có. Ông ấy đánh một cách vô cớ. Mỗi lần đi đánh bạc hay uống rượu về, chán đời là đánh. Lần nào cũng cầm dao rượt đuổi. May mà hàng xóm can ngăn.
- Phòng có bị đánh nhiều lần không?
- Có. Vì em hay can ngăn nên ông ấy phang luôn cả em.
- Đã lần nào phải đi cấp cứu chưa?
- Chưa.
- Hôm nay tòa xử, Phòng mong muốn điều gì?
- Em mong tòa xem xét giảm nhẹ tội cho em để sớm được về với vợ con.
Đó là một cuộc trao đổi ngắn bởi bị cáo không muốn trả lời nhiều. Trừ chị cả được học hết lớp 8, còn Phòng và các em chỉ được học hết lớp 1, 2 là phải ở nhà. Người cha bảo: Học hành tốn kém. Chỉ cần xóa mù chữ rồi ở nhà làm ruộng. Học lắm mà không có gì đổ vào mồm thì còn nhục hơn!
Trong lúc chị gái, vợ và em vợ bị cáo vây quanh Phòng để hỏi han, động viên thì ngoài hành lang, bà Huấn (mẹ bị cáo) đứng lặng lẽ bên vuông cửa sổ. Bà đã khóc nhiều, kể từ khi người chồng tệ bạc thường giận cá chém thớt, trút lên đầu vợ con những trận đòn vô cớ.
Và hôm nay, bà lại khóc. Những giọt nước mắt cứ thế lăn nhanh trên gương mặt khắc khổ và rơi xuống ngực áo. Tôi đến gần bà, cố an ủi đôi điều và trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, bà kể tôi nghe về cuộc đời đầy đắng cay của mình:Năm 1985, anh Văn đóng quân ở Vĩnh Phúc, gần nhà tôi. Hồi ấy anh hiền lắm, ít nói và không biết gì đến rượu chè, cờ bạc. Biết nhau một thời gian mà chẳng bao giờ thấy anh nặng lời hay to tiếng với ai. Đầu năm 1987, hai chúng tôi nên vợ thành chồng. Chẳng hiểu sao từ khi có gia đình, anh ấy cứ như người bị ma ám, đâm ra đổ đốn, sớm ngày rượu chè, cờ bạc. Chỉ không vừa lòng anh ý một điều gì cũng khiến anh nổi giận, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
Tôi nhớ, khi có thai cháu Phòng được 6 tháng, lúc đó khoảng giữa năm 1987, buổi sáng hôm ấy, tôi mang phân ra đồng bón cây. Vì mang ra chậm, anh ấy đứng ở ngoài đồng phải chờ, thế là khi vừa thấy tôi, anh ấy đã lao vào đấm, đá, đạp khắp người, vừa đánh anh vừa mắng tôi về cái tội lề mề. Tôi “hốt” quá, càng chạy anh ấy càng đuổi theo đánh. Tôi đau đớn đến ngất đi. Cứ tưởng sẽ không giữ được cái thai, may mà…
Những đứa trẻ lần lượt ra đời. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Lẽ ra, anh Văn phải tu chí làm ăn, không được giàu có như người ta nhưng gia đình phải êm ấm, thuận hòa. Đằng này, anh ấy càng bết hơn.
Hầu như ngày nào cũng uống rượu, rồi chơi bạc. Cha mẹ, anh em ruột thịt, vợ con, hàng xóm khuyên ngăn mọi điều nhưng đều vô ích. Cháu Phòng cũng không phải là đứa trẻ hư hỏng gì. Lần nào thấy mẹ bị đánh, nó cũng lao vào can ngăn nên bị đánh theo. Khi cháu được 5, 6 tuổi, có lần anh ấy tức giận nó một việc nào đó đã ném nó ra giữa ao. Ông nội nhảy xuống ao vớt cháu cũng bị anh ấy dùng gậy vụt vào chân vào tay ông cụ khiến ông không bưng nổi bát cơm.
Một lần khác, cháu Phòng cũng bị bố túm hai chân cho đầu lộn ngược xuống giếng… Tôi chưa thấy có người chồng, người cha nào nhẫn tâm với vợ, với con như anh ấy. Hôm nghe tin cháu Phòng giết bố, hai chân tôi muốn khuỵu xuống. Nó đã làm một việc tày đình rồi. Anh ấy dù sao cũng là cha của nó mà. Bà chỉ nói được vậy rồi cúi đầu xuống thật thấp. Đôi vai rung lên.
Vị trí nhà ông Lê Văn Văn, hiện trường vụ án
Thoát án tử hình
Ông Lê Văn Văn, SN 1960, trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, có vợ là bà Nguyễn Thị Huấn và 4 người con, lớn 26 tuổi, bé 14 tuổi.
Do có những khó khăn về kinh tế cùng với những bức xúc trong cuộc sống gia đình khiến ông Văn nhiều lần mâu thuẫn, va chạm với các con. Tháng 6-2006, ông Văn đã đánh chửi người con trai thứ ba là Lê Văn Sơn. Vì không đồng tình việc đó nên Lê Văn Phòng là con trai lớn đã lên tiếng bệnh vực Sơn, can ngăn và đánh lại bố dẫn đến việc ông Văn đánh và đuổi Phòng ra khỏi nhà. Từ đó, Phòng sống lang thang ở nhà bạn bè hoặc họ hàng. Đầu tháng 7-2006, Phòng về quê ngoại ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thăm mẹ (bà Huấn đã ly thân với ông Văn từ năm 1999 do mâu thuẫn). Khi mẹ con tâm sự với nhau, Phòng càng ghét bố nên trong một lần đến chơi nhà bác họ là ông Ngô Ngọc Trâm, Phòng đã lấy trộm một con dao nhọn dài gần 30cm của ông Trâm rồi giấu đi và nung nấu ý định có cơ hội sẽ giết ông Văn.
Sau 3 đêm theo dõi, rình phục không có kết quả, khoảng 21g ngày 18-7-2006, Phòng tiếp tục về nhà tìm bố và gặp chị Lê Thị Thơ (chị gái Phòng). Hai chị em chở nhau bằng xe máy đi ăn tối, ăn xong về nhà chị Thơ thì thấy ông Văn đã ngủ trên giường. Biết đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ đen tối, trong lúc chị Thơ đi tắm, Phòng lấy dao đâm liên tiếp vào bụng, ngực ông Văn làm nạn nhân chết ngay trên giường. Chị Thơ chạy ra cũng không kịp can ngăn. Thấy bố đã chết, Phòng lao ra ngoài, nói với chị gái về việc vì sao y giết bố rồi chạy ra sau vườn chôn con dao vừa gây án. Tiếp đó, Thơ đưa Phòng đến nhà họ hàng là bác Lê Thị Hồi (tức Mến) ở gần đó để nói cho mọi người đến giải quyết.
… Không có tình tiết mới nào phát sinh tại tòa. Quá trình thẩm vấn và tranh luận diễn ra khá nhanh do bị cáo thành khẩn nhận tội. Ngoài ra, trong phần luận tội, vị đại diện VKSND TP Hà Nội còn đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng là: Bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, có hạn chế về nhận thức và nạn nhân có thời gian dài đối xử không tốt với vợ con, chính điều này khiến bị cáo đã có suy nghĩ nông cạn rằng cần phải ngăn chặn những hành vi đó của cha bằng việc giết người. Có thể nói, bị cáo phạm tội với một kế hoạch chuẩn bị từ trước, chuẩn bị hung khí và quyết tâm phạm tội đến cùng. Mặt khác, bị cáo giết người khi nạn nhân đang ngủ, không thể tự vệ được và quá trình thực hiện hành vi phạm tội diễn ra rất nhanh là những tình tiết tăng nặng cần phải áp dụng cho bị cáo. Từ những lẽ đó, đề nghị HĐXX phạt bị cáo mức án 18-20 năm tù.
Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, vị luật sư lại đưa ra quan điểm khác, cho rằng, bị cáo phạm tội do bị kích động mạnh do lỗi của nạn nhân gây ra. Ông Văn đánh đập vợ con trong suốt thời gian dài, nó như một ngọn lửa, âm ỉ cháy cho đến một lúc, bị cáo không thể chịu đựng được nữa dẫn đến hành động giết cha.
Tuy nhiên, vị đại diện VKSND TP Hà Nội đã bác lại quan điểm này. Bị cáo phạm tội không thể coi là bị kích động mạnh do lỗi của bị hại vì bị hại lúc đó đang ngủ, không có chuyện to tiếng hay mâu thuẫn tại thời điểm án mạng xảy ra. Vì thế, bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ này.
Tội ác của bị cáo thật kinh khủng, giết người dã man, điên cuồng và đau đớn hơn cả, nạn nhân lại là cha ruột của mình. Lẽ ra, với tội ác này, phải loại trừ y ra khỏi đời sống xã hội mới tương xứng với những gì y đã gây ra – Đó là sự nhận định của HĐXX trong bản án dành cho bị cáo. Tuy nhiên, tòa đã cân nhắc, cho y được hưởng những tình tiết giảm nhẹ như VKS đã đề nghị để y được sống, trở về với gia đình. Từ những lẽ đó, tòa quyết định hình phạt với y là tù chung thân về tội giết người.
Người cha, nạn nhân vụ án giờ đã yên nghỉ dưới ba tấc đất. Còn đứa con, bị cáo của vụ án phải nhận sự trừng phạt bằng những năm dài trong trại giam. Gánh nặng gia đình giờ lại trút lên vai những người đàn bà. Họ đã bao lần khóc, và hôm nay lại khóc tức tưởi. Ngay cả khi chiếc xe giải bị cáo đã chuyển bánh về Trại tạm giam, tiếng khóc ấy vẫn còn bật lên trong khoảng sân tòa án đầy ai oán, xót xa.
Theo PLXH
Ấm ức bị ép duyên, gã trai bản giết cha sau men say
Phạm nhân Hà Văn Tình (SN 1991, quê xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) hiện đang thụ án 15 năm tù về tội "Giết người" tại Trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang) trông hiền lành, cục mịch đúng "chất" của một chàng trai người dân tộc thiểu số ở một thôn bản heo hút vùng biên. Ít ai ngờ Tình chính là kẻ gây ra tội ác tày trời sát hại cha đẻ 4 năm về trước.
Tuổi thơ đau khổ
Hà Văn Tình là con trai lớn trong một gia đình dân tộc Nùng ở bản Nà Ke (xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Nhà nghèo, đông em nên Tình phải bỏ học khi mới lên lớp 2 trường làng để ở nhà trông em, làm việc vặt giúp cha mẹ trong những ngày cha mẹ đi nương, đi rừng vắng nhà.
Khi chưa đầy chục tuổi đầu, cậu bé Tình gầy quắt, đen nhẻm đã thành thạo những công việc của một thanh niên như phát nương, cuốc đồi trồng sắn, cấy lúa, lúc rảnh lên rừng kiếm củi gùi xuống chợ bán lấy tiền đưa mẹ đong gạo. Chịu thương chịu khó như vậy nhưng Tình vẫn thường xuyên bị cha đẻ là ông Hà Văn Nhu đánh đòn.
Người cha nát rượu, lại cờ bạc nên mỗi lần thua bạc, say rượu về nhà lại giã cho mẹ con Tình những trận đòn thừa sống thiếu chết. Ông Nhu luôn cho rằng mấy mẹ con Tình là gánh nặng khiến cho cuộc đời ông cơ cực. Hận cha nhưng thương mẹ nên Tình phải cắn răng cam chịu. Chính cuộc sống địa ngục đó đã biến Tình từ một đứa trẻ ngây thơ, ngoan ngoãn thành đứa lầm lì, cục cằn.
Phạm nhân Hà Văn Tình.
Tuổi trẻ đắng cay
Vào năm chưa đầy 16 tuổi, Tình đã bị gia đình mai mối và ép cưới một cô gái người bản bên là Nguyễn Thị Hiền (15 tuổi, ở thôn Pò Cuổi, xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Gã trai lộc ngộc hồi đó chỉ biết ham chơi, hoàn toàn chưa nghĩ gì đến chuyện yêu đương trai gái chứ nói gì đến vợ con. Nhưng Tình lại sợ không dám trái lời cha vì ông Nhu muốn cưới vợ cho con để nhà có thêm người lao động.
Từ ngày bị cha ép cưới vợ, Tình càng ghét cha hơn. Chán cuộc sống hôn nhân tù túng, Tình theo lũ bạn đi uống rượu say rồi bỏ nhà lang thang qua đêm. Đến khi trở về nhà, Tình vẫn say khướt. Và rượu cũng chính là nguyên nhân khiến gã trai chưa tròn 17 tuổi thành tội phạm.
Đêm 8/9/2007, Tình đi uống rượu say khướt thâu đêm nên sáng hôm sau cậu trai này vẫn ngủ li bì không dậy nổi. Vì vậy, Tình bị cha lớn tiếng chửi rủa về cái thói ham ăn, lười làm. Chửi con xong, ông Nhu lấy xe đi lên thành phố mua lợn giống về nuôi. Khoảng 8h sáng, Tình tỉnh dậy, ăn cơm xong và tiếp tục đi sang quán nước gần nhà thì gặp hai người bạn là Vi Văn Bảo và Lăng Văn Phán đang uống rượu tại đây nên hai người mời Tình ngồi uống cùng.
Lúc đó, Bảo có rủ Tình đi vào miền Nam làm gỗ. Do cũng muốn đi làm kiếm thêm thu nhập nhưng nghĩ phải xin phép cha sau đó mới quyết định nên Tình đã hẹn sẽ trả lời sau. Khi cả ba uống đến mức ngà ngà say thì Bảo và Phán về nhà Tình bật đầu đĩa xem phim, nghe nhạc và đợi cha Tình về xin phép luôn thể.
Chiều hôm đó, ông Nhu đi chợ về đến nhà nghe thấy bà Vệ nói về chuyện Tình muốn đi miền Nam làm ăn. Ông Nhu không nói không rằng đi vào trong nhà thì thấy Tình cùng mấy bạn đang nằm dài xem một đĩa nhạc có hình ảnh khá "mát mẻ". Nóng mắt, ông Nhu lao vào tắt đầu đĩa và lấy những đồ đạc gần đó đập phá, rồi lớn tiếng chửi mắng Tình vì không chịu tu tỉnh làm ăn mà chỉ đua đòi, phá phách.
Ông Nhu còn lấy cái đĩa nhạc trong đầu đĩa ra và bẻ đôi, quẳng đi. Bị cha xúc phạm trước mặt bạn, Tình không kìm nén được đã chạy vào trong bếp lấy con dao rựa dài khoảng 50cm. Đúng lúc đó, ông Nhu đi từ ngoài vào trong bếp rửa tay nên Tình đã vung dao chém cha... Nghe thấy tiếng động lớn, bà Vệ hoảng hồn chạy vào thì đã thấy ông Nhu nằm gục tại nền bếp. Thấy vậy, bà hô hoán mọi người đến ứng cứu, tuy nhiên do vết thương quá nặng, ông Nhu đã tử vong sau đó ít phút.
Gây án xong, Tình cởi bộ quần áo đang mặc trên người có dính máu vứt xuống ao, rồi thay quần áo khác và đi đến Đồn biên phòng 53 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đầu thú. Tính đến lúc gây ra tội ác tày trời, Hà Văn Tình vẫn đang ở tuổi chưa thành niên và mới được 16 tuổi, 6 tháng, 5 ngày.
Ăn năn trong muộn màng
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Hà Văn Tình về tội "Giết người" được TAND tỉnh Lạng Sơn mở vào đầu năm 2008, thu hút hàng trăm người tham dự.
Mờ sáng hôm đó, bà Vệ cùng các con đã dắt díu đợi sẵn ở cổng tòa án để tham dự phiên xử và mong được gặp Tình. Bà mẹ dân tộc gầy nhỏ, đen cóc cáy tham gia tố tụng với tư cách đại diện cho người bị hại xấu số. Cạnh bà là cô con dâu - vợ của bị cáo Tình - cũng còm cõi, gầy nhẳng và ngơ ngác như cái tuổi 15 của cô gái dân tộc lần đầu tiên trong đời được ra khỏi bản làng cũng là phải tới chốn công đường chứng kiến cảnh luật pháp xử tội ác của chồng.
Trình bày trước tòa, bà Vệ cố nén nỗi đau đớn vì chồng chết thảm để tha thiết xin Tòa giảm nhẹ hình phạt cho đứa con lầm đường lạc lối sớm có cơ hội trở về làm lại cuộc đời. Do phạm tội khi chưa thành niên, lại là người dân tộc thiểu số cộng với một số tình tiết giảm nhẹ khác, bị cáo Hà Văn Tình được nhận mức án 15 năm tù.
Về cải tạo tại Trại giam Ngọc Lý của Bộ Công an đóng tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, Hà Văn Tình là phạm nhân trẻ nhất nhưng lại gây ra tội ác kinh hoàng nhất. Tại đây, Tình được phân về Đội 15, làm công việc sản xuất mi giả. Câu chuyện cuộc đời Tình khiến ai nghe cũng ớn lạnh và xót thương. Giá như tuổi thơ của Tình không phải là những tháng ngày triền miên gánh chịu bạo hành từ người cha độc đoán, nát rượu thì lớn lên Tình đã không trở thành kẻ cục cằn tàn bạo, gây án trong nóng giận để rồi phải rời xa mẹ già, vợ trẻ vào những năm tháng trẻ trung, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình...
Theo PLVN
Tử hình nghịch tử giết cha bằng nhiều nhát búa Xét hành vi dùng búa đập chết cha là quá độc ác. Tòa phúc thẩm, TANDTC tại TP.Hồ Chí Minh đã tuyên tử hình bị cáo. Hành vi giết người vốn bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trong vụ án này, bị cáo giết một người rất đặc biệt - Cha ruột của Mình. Hành vi quá man rợ nên pháp luật...