Bi kịch bệnh nhân Covid-19 Indonesia lìa đời tại nhà giữa “cơn khát” ôxy
Ca Covid-19 tăng bùng nổ dẫn tới hệ thống y tế “vỡ trận” khiến hàng loạt bệnh nhân Covid-19 ở Indonesia qua đời ngay tại nhà riêng vì không thể nhập viện và thiếu dưỡng khí.
Một tiệm bán ôxy ở Jakarta (Ảnh: EPA).
Bên ngoài một cửa hàng nhỏ ở Nam Jakarta, hàng chục người xếp hàng bồn chồn chờ đợi cơ hội để cứu mạng người thân. Tại thủ đô của Indonesia, ôxy giờ đây trở thành “xa xỉ phẩm” khi quốc gia Đông Nam Á đang “oằn mình” chống lại làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng trong thời gian qua.
“Tôi tới đây mua bình ôxy cho mẹ. Bà dương tính với Covid-19 hôm cuối tuần và chúng tôi đã liên lạc với một vài bệnh viện nhưng đều đã chật cứng chỗ. Tôi nhận được một danh sách những nơi bán ôxy nhưng mọi địa điểm chúng tôi đến đều đã đóng cửa hoặc hết hàng. Ơn trời, bạn tôi nói rằng tôi hãy tới đây”, một người tên Pinta nói khi đang xếp hàng.
Tìm kiếm ôxy ở Jakarta trong những tuần qua trở thành một “cuộc tranh giành” vì cơ hội sống sót của một người bệnh có thể tùy thuộc vào việc người thân của họ có đến đúng cửa hàng, vào đúng thời điểm để mua ôxy hay không.
Một phụ nữ khác trong hàng, Winda, nói rằng cô đang cố tìm ôxy cho người anh rể. “Tôi gặp phải vấn đề khi tìm ôxy. Tôi từng tới 5 nơi, bao gồm cả cửa hàng này và một chợ thuốc lớn nhưng tất cả các nơi đều cháy hàng. Chúng tôi tới trung tâm y tế, họ nói sẽ chuyển ôxy tới nhà trong lúc bệnh nhân chờ nhập viện nhưng đã 2 ngày trôi qua, chúng tôi vẫn chưa thấy tin tức gì”, Winda nói.
Với Minanti, 29 tuổi, cô đang phải đối mặt với thách thức lớn khi phải chăm sóc người cha tại nhà vì cô không thể tìm cho cha bệnh viện để trị Covid-19. Cha cô bị tiểu đường, có vấn đề về tim và thận, khiến ông rơi vào nhóm người dễ tổn thương nhất vì Covid-19. Nhưng chừng đó là không đủ để ông có thể có một chỗ trong các bệnh viện đông đúc đã quá tải.
“Chúng tôi thử mọi bệnh viện ở gần nhà, chúng tôi tới các khoa cấp cứu và họ nói rằng đã hết chỗ và thừa nhận đang gặp vấn đề với ôxy. Các bệnh viện dựng lều trước tòa nhà, trong đó toàn người bệnh. Chúng tôi cảm thấy thật sợ hãi”, Minanti nói.
Video đang HOT
Minanti không còn lựa chọn nào khác là phải tự chăm sóc cha mắc Covid-19 tại nhà vì bệnh viện đã chật chỗ (Ảnh: Al Jazeera).
Giờ đây, giống như hàng nghìn người Indonesia khác, Minanti hiểu được sự khốn khổ khi phải đi tìm bình ôxy giữa làn sóng dịch bệnh bùng nổ.
“Thật sự là rất khó để tìm bình ôxy. Chúng tôi đi mượn và đột nhiên bị đòi lại vì người cho mượn cũng bị nhiễm Covid-19″, Minanti cho hay. Sau đó, cô quyết định mua một bình, nhưng việc bơm lại ôxy khi bình hết dưỡng khí lại là một cuộc tranh đấu khác.
“Gần như là một phép màu mới có thể mua được bình đựng ôxy, giờ đây cha cần thở ôxy không ngừng vì ông bị khó thở liên tục”, Minanti cho biết.
Những cái chết tại nhà
Không chỉ người dân gặp khó khăn vì thiếu ôxy, các bác sĩ và nhân viên y tế cũng chật vật không kém vì dưỡng khí. Họ phàn nàn rằng không có đủ những công cụ cần thiết để cứu người.
Bác sĩ Erni Herdiani từ cơ sở y tế Lemah Abang ở Bekasi, ngoại ô Jakarta cho biết: “Chúng tôi cần bình ôxy, cần ôxy để bơm thêm vào bình, cần thuốc. Chúng tôi chữa cho các bệnh nhân mắc triệu chứng nghiêm trọng, chúng tôi cần thuốc như là remdesivir nhưng không thể tìm thấy”.
Bà Erni muốn mua thêm bình ôxy cho cơ sở y tế mà bà đứng đầu, nhưng giờ đây đó là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Trong khi các bệnh viện ở Java và những nơi khác đã gần kín chỗ, các cơ sở y tế cộng đồng phải chia nhau ra chăm sóc hàng nghìn bệnh nhân nằm nhà không được nhập viện.
Các bác sĩ cộng đồng tới nhà người bệnh thăm khám (Ảnh: Al Jazeera).
Tuy nhiên, đội ngũ của bác sĩ Erni cũng chịu áp lực lớn không kém, khi họ chỉ có 30 nhân viên y tế nhưng phải chăm sóc cho 300 bệnh nhân. Hàng ngày, các đội bác sĩ phải di chuyển liên tục tới nhà thăm bệnh cho những người mắc Covid-19.
Họ cũng dần quen với việc phát hiện bệnh nhân đã qua đời tại nhà. “Giờ đây có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong tại nhà riêng. Thỉnh thoảng, chúng tôi tuyên bố một bệnh nhân tử vong, rồi mới làm xét nghiệm và kết quả cho về là dương tính với Covid-19″, bà Erni nói.
Bác sĩ này cho rằng, con số thống kê ca tử vong chính thức của chính phủ Indonesia – tới nay vào khoảng 66.000 ca – là không chính xác.
“Chắc chắn con số đó là đếm thiếu. Tôi rất buồn vì không thể giúp đỡ họ”, bà Erni nói.
Các cơ sở y tế quá tải ở Indonesia (Ảnh: EPA).
Ngay cả các bệnh viện lớn cũng đang chật vật với tình trạng thiếu ôxy. Trước đó, ít nhất 33 bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Jogjakarta, khi cơ sở này cạn kiệt dưỡng khí.
Phía chính phủ Indonesia cho hay, họ đang đẩy nhanh tốc độ phân phối ôxy từ nhà cung cấp, cũng như kêu gọi các nhà sản xuất ôxy chuyển từ sản xuất ôxy công nghiệp sang ôxy y tế để tăng nguồn cung cho các bệnh viện.
Indonesia cho tới nay ghi nhận hơn 2,5 triệu ca Covid-19 và trên 66.400 người chết vì dịch.
Indonesia dựng lều dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19
Các phòng cấp cứu ở Jakarta phải chuyển sang lều dã chiến dựng bên ngoài bệnh viện, khi các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 quá tải.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin hôm nay cho biết ba bệnh viện ở thủ đô Jakarta đang được chuyển đổi công năng để tập trung điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, khi số ca Covid-19 ở thành phố này tăng vọt.
Hai trung tâm cách ly cũng đang được thiết lập để có thêm 7.000 giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19. "Đại dịch này sẽ kéo dài bao lâu nữa phụ thuộc vào tất cả chúng ta", ông nói.
Một bệnh nhân Covid-19 trong lều cấp cứu dã chiến bên ngoài một bệnh viện ở Jakarta, Indonesia, hôm 24/6. Ảnh: Reuters .
Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết tính đến hôm 23/6, tỷ lệ lấp đầy giường cách ly ở thủ đô đã lên tới 90%, trong khi giường chăm sóc tích cực (ICU) cũng kín 86%. Tổng số ca nhiễm nCoV tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới tuần qua đã vượt 2 triệu. Số ca nhiễm mới hôm 24/6 lên tới 20.574, mức cao nhất kể từ đầu đại dịch.
Dịch bùng phát mạnh khiến hệ thống y tế vốn mong manh của Indonesia càng thêm áp lực, các bệnh viện ở một số thành phố hoạt động gần hết công suất. Để trấn an nỗi lo về nguy cơ thiếu oxy, Bộ trưởng Sadikin cho biết họ có thể đảm bảo nguồn cung oxy đầy đủ cho các bệnh viện.
Trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều ca nhiễm biến chủng Delta trên khắp đất nước, cùng năng lực xét nghiệm và truy vết tiếp xúc kém, giới chuyên gia y tế cảnh báo Indonesia có nguy cơ hứng chịu thảm cảnh mà Ấn Độ từng trải qua.
Hồi đầu tuần, chính phủ ban hành các biện pháp chặt chẽ hơn tại những nơi bị phân loại là "vùng đỏ", bao gồm hạn chế làm việc tại văn phòng, giảm thời gian mở cửa các nhà hàng và trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia Joko Widodo từ chối áp lệnh phong tỏa hoàn toàn, cho rằng những biện pháp hạn chế hiện nay là lựa chọn tốt nhất, bởi chúng có thể được thực hiện mà không "giết chết" nền kinh tế.
Lý do khiến Indonesia thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á Hàng loạt yếu tố liên quan tới biến thể mới, thời gian cách ly, điều kiện truy vết và xét nghiệm khiến Indonesia chìm sâu trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Thi thể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia đang phải vật lộn với sự gia tăng của ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. "Ổ dịch" lớn...