Bị ‘khủng bố’ vì vướng phải app vay tiền
Lâm vào cảnh túng quẫn, nhiều bạn trẻ ‘làm liều’ nhấn tay vào các app cho vay tiền trên internet để mong mượn được ít tiền trả nợ…
Một số hình ảnh người trẻ bị “khủng bố” tin nhắn từ các app cho vay lãi cao – NVCC
Ai ngờ, họ đã nhấn phải các “chủ nợ” cho vay nặng lãi, và thế là lãi mẹ đẻ lãi con kèm các kiểu bêu riếu hình ảnh, lời lẽ thô tục của “chủ nợ”…
Sống chui sống lủi
Ngồi quay mặt vào một góc sâu trong quán cà phê trong con hẻm đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM, N.V.T (23 tuổi), ngụ tại Tây Ninh, vẫn còn run sợ vì những tin nhắn hù dọa khi vướng vào các app (ứng dụng) cho vay nặng lãi.
“Một tháng trước mình không có tiền để thanh toán nên họ điện thoại “khủng bố” liên tục với những lời lẽ thô thiển, từ chửi mình đến mắng cha, mắng mẹ, cả dòng họ; hù là sẽ gọi cho bạn bè và sếp, còn nói là sẽ chặt tay, chặt chân mình”, T. cay đắng kể.
Cho đến nay, T. đã “bùng” app vì không trả nổi nữa, bắt buộc phải nghỉ việc và trốn ở nhà bà con tỉnh khác. T. cho đó là khoảng thời gian rất kinh khủng.
Lúc trước, T. là nhân viên văn phòng tại một công ty ở TP.HCM, với mức lương 8 – 10 triệu đồng/tháng. Vì không may mắn trong việc kinh doanh riêng cộng với gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, T. bắt đầu lao vào mượn tiền trên các ứng dụng vay tiền.
Giơ chiếc điện thoại ra, chỉ vào ứng dụng chữ Trung Quốc, T. nói: “Đây là cái app vay tiền làm mình khổ nhất, chính vì nó mà mình phải sống chui, sống lủi như ngày hôm nay”.
T. kể, những app chữ Trung Quốc rất dễ cho vay tiền, chỉ cần cung cấp số điện thoại, chứng minh nhân dân và cho truy cập vào danh bạ là sẽ vay được tiền trong vòng 1 – 2 ngày sau đó. “Lúc đầu họ chỉ cho mình vay được 1,5 triệu đồng với thời hạn trả là 14 ngày nhưng mình chỉ nhận được 1,3 triệu đồng. Đến khi thanh toán, mình phải trả cho họ tới 1,7 triệu đồng. Ở những lần ấy, mình trả đúng thời hạn nên được nâng lên thành “khách VIP”, về sau cho mình vay lên 3 – 5 triệu đồng nhưng thời hạn chỉ trong vòng 7 ngày, do đó mình không thể nào có tiền xoay xở kịp. Mình bắt đầu đi mượn bạn bè để trả cho đúng hạn, trả đến mức mình không thể nào mượn được nữa, nên quyết định mượn của các ứng dụng khác”, T. kể.
“App này bù app kia, app kia bù app nọ… cứ một vòng xoay, nào là tiền thu phí, tiền chuyển khoản, bị cộng thêm tiền vì trả nợ trễ. Từ 20 triệu đồng mà đã thành 200 triệu đồng….”, T. ấm ức.
Những “thánh chửi” trong đường dây cho vay trăm tỉ qua app lãi suất “cắt cổ”
Cũng vướng vào app giống T., N.T.T.Tr (26 tuổi), ngụ tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, đã phải sống cùng cơn ác mộng khi nghe tin sẽ bị tung clip của mình lên mạng để bêu riếu là một “con nợ”.
Tr. vừa bị tai nạn cách đây vài hôm vì lỡ bắt máy nghe một cuộc gọi từ công ty cho vay tiền. “Đang chạy xe trên đường, mình vô tình nghe cuộc gọi của họ bảo rằng nếu không thanh toán trong hôm nay thì sẽ báo cho các đồng nghiệp, sếp để đuổi việc. Mình hoảng quá nên té xe luôn”, Tr. nói trong lo lắng.
Ba mẹ làm ăn thất bại, bản thân lại là con một nên mọi chi tiêu trong nhà đè nặng trên đôi vai của Tr. Để cuộc sống bớt cực nhọc, Tr. bắt đầu lân la đến một số app vay tiền.
“Lúc đầu mình mượn 3 triệu đồng tại một app chữ Trung Quốc, nhưng trước khi cho vay, họ bắt mình quay video với nội dung: Tôi tên là… vào ngày tháng… tôi đã vay ở công ty a, b, c… một khoản tiền…”, thế là họ có bằng chứng nên mình rất sợ. Từ 1 triệu đến 7 triệu đồng nhưng giờ lãi mẹ đẻ lãi con rồi tiền thu phí, chuyển khoản vô cớ đã lên đến hàng trăm triệu đồng”, Tr. nói trong bất lực.
Tr. còn cho biết những công ty này rất hay khi tạo ra nhiều “nhánh con”. “Theo đó, gần tới ngày bạn trả tiền nợ, họ sẽ gửi đến cho bạn một cái app khác để mời vay. Thực chất họ đã nắm hết thông tin của bạn rồi. Vay cái mới để đóng cái cũ, rồi vay lại cái kia để đóng cái này như thế sẽ thành “con nợ” hồi nào không hay…”, Tr. nói.
Không có lãi… nhưng đủ thứ phí
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, giảng viên bộ môn kế toán – tài chính, Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM, cho biết một số app được bạn trẻ phản ánh cho vay nặng lãi gần đây là: Cashwagon, 365 vay, Uvay, MoVay, OVay, VDong, Vaydong, Vay Now, F668, Ví Tò Mò… Các app này được giới thiệu rộng rãi qua web và mạng xã hội như: Facebook, Zalo… để người vay dễ tiếp cận rồi tải app về điện thoại sử dụng.
Khi có nhu cầu vay thì ứng dụng sẽ bắt buộc người vay tạo 1 tài khoản cung cấp thông tin cá nhân (hình ảnh, chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng) và đồng ý theo các điều khoản của họ. Trong đó có điều khoản buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên điện thoại di động. Người vay thực tế không được vay đúng số tiền mà bị trừ đi một số gọi là phí dịch vụ hay lãi trả trước, rồi phí quản lý, thu nợ, phí tư vấn… rất cao.
Chẳng hạn, vay 4 triệu đồng trong 7 ngày với lãi suất 0,02%/ngày nhưng thực tế nhận chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng do trừ phí quản lý. Nếu chậm trả tiền lãi sẽ phạt từ 2 – 5%, tính ra mức cho vay qua ứng dụng có thể đến 3%/ngày, 90%/tháng. Sau đó, khi không trả nợ đúng hạn sẽ được hướng dẫn sang các app khác vay. Việc vay qua nhiều app làm số tiền phải trả sẽ tăng lên nhiều lần, vay 4 triệu đồng có thể tăng lên 20 triệu đồng, nếu không trả đúng sẽ có nhân viên gọi cho người thân, bạn bè để đe dọa người vay tiền.
Đều có dụng ý đưa người vay vào bẫy
Thiếu tá, tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Khoa Lý luận chính trị – Trường ĐH An ninh nhân dân (Bộ Công an), cho biết những khách hàng hay tìm đến các app cho vay lãi cao là những người cần vay gấp, hoặc do bài bạc, nợ nần và thường xuyên phát sinh nhu cầu vay. Các công ty này đa phần là người nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan) có “máu mặt” và tín dụng đen… thành lập. Khách hàng sẽ là người bị thiệt thòi rất lớn nếu dính vào app vay nặng lãi, khả năng “ôm nợ” do lãi sinh lãi, hoặc bị quấy nhiễu, đe dọa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng là rất cao.
“Các bạn trẻ cần hạn chế đến mức tối đa vay qua app, hết sức cảnh giác, thận trọng trước những lời mời chào bởi chắc chắn 100% lời mời chào đó đều có dụng ý đưa người vay vào bẫy. Khi đã lỡ vay, cần tìm cách hợp lý trả ngay lập tức. Khi vay, chưa trả và bị khủng bố, đe dọa, cần bình tĩnh thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hướng dẫn cách giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, giải pháp mấu chốt vẫn là cần tăng cường các biện pháp nhằm: xây dựng hành lang pháp lý để quản lý chặt các pháp nhân, hệ thống cho vay qua app; hạn chế tình trạng cờ bạc, nghiện hút, đòi nợ thuê bất hợp pháp”, thiếu tá, tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ.
Hiệu trưởng vay tiền trả lương cho giáo viên: Sau 2 ngày viết thư ngỏ nhận được hơn 1 tỷ đồng
Phải vay tiền ngân hàng để trả lương cho giáo viên, vị hiệu trưởng trường tư khiến nhiều người xúc động, phụ huynh cũng xung phong đóng trước học phí để nhà trường có quỹ dự trữ.
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh đã nghỉ học hai tháng nay để hạn chế sự phát triển của dịch Covid-19. Nhiều cơ sở giáo dục tư thục rơi vào nỗi lo gánh nặng về tài chính, giáo viên lo ngại lương không được trả đủ.
Quyết định khác lạ của vị hiệu trưởng
Trước tình hình ấy, thầy Nguyễn Văn Hòa - hiệu trưởng trường liên cấp THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) lại có những quyết định làm nức lòng tập thể giáo viên. Viết thư ngỏ gửi đến phụ huynh và học sinh nhà trường, thầy Hoà hứa sẽ trả lương đầy đủ cho giáo viên trong 2 tháng vừa qua cũng như sẽ không để phụ huynh phải đóng phí học online.
Thầy Nguyễn Văn Hòa - hiệu trưởng trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vị hiệu trưởng cho biết, trong khi học sinh vẫn nghỉ học thì thầy cô vẫn không ngừng làm việc. Các thầy cô vẫn làm các phần công việc tại nhà, soạn giáo án, lên bài giảng, vẫn cùng nhau chuẩn bị các công tác khác để đón học sinh đi học trở lại. Ngoài ra, họ vẫn thay phiên nhau trực ở trường các ngày trong tuần. Những điều đó cho thấy sự nỗ lực và vất vả mà các giáo viên dành cho học sinh cùng nhà trường.
Thầy khẳng định, như cách mình đã xây dựng Nguyễn Bỉnh Khiêm với văn hóa là một ngôi trường hạnh phúc, bất kỳ giáo viên, nhân viên nào cũng là nguồn tài sản quý giá của nhà trường nên bằng mọi việc có thể làm thầy sẽ không thể để mất.
Để có đủ nguồn tài chính trả lương cho giáo viên trong 2 tháng vắng học sinh vừa qua, ngôi trường liên cấp ở Hà Nội này đã tìm đủ cách từ dùng quỹ dự trữ, thậm chí phải vay ngân hàng.
Sự đồng lòng của giáo viên và phụ huynh học sinh
Hiểu tâm tư và hành động của hiệu trưởng, nhiều giáo viên cũng đồng lòng giúp trường khi khó khăn, vận động gia đình cho nhà trường vay. Phụ huynh cũng chủ động đóng học phí trước 1 - 2 tháng, thậm chí cả năm để chia sẻ với những khó khăn mà ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng đang gặp phải.
Bức thư ngỏ gây chú ý của Thầy Nguyễn Văn Hòa.
Trước tình cảm của giáo viên và phụ huynh học sinh, thầy Hoà gửi thư cảm ơn chân thành. Trong bức thư ngỏ, nhà trường khẳng định: ' Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận học phí mà các cô bác có tấm lòng và điều kiện đóng trước cho các con, cũng như số tiền mà các cô bác có thể cho nhà trường vay ngắn hạn để kịp thời trả lương cho giáo viên, nhân viên'.
Đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã thu được hơn 1 tỷ đồng tiền học phí, có đủ số tiền cần thiết để thanh toán lương cho thầy cô, cán bộ, công nhân viên. Tuy vậy vị hiệu trưởng cũng đã đề cập rằng, đây là biện pháp lấy ngắn nuôi dài.
Sẵn sàng nhiều kịch bản để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học sau dịch
Trước diễn biến có nhiều phức tạp của dịch bệnh, kế hoạch trước mắt của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là học online, học trực tuyến nhưng chỉ là hình thức tạm thời, mang tính duy trì. Do đó, dù có tổ chức chương trình học online trên mạng xã hội nhưng trường vẫn đảm bảo khi học sinh quay lại trường sẽ được dạy lại kiến thức từ đầu trong kế hoạch giảng dạy.
Tuy đang gặp khó trong việc xoay sở tài chính cho việc trả lương giáo viên, nhưng nhà trường chủ trương không thu học phí học trực tuyến.
Vừa qua, trong công văn hỏa tốc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới các địa phương, Bộ đã điều chỉnh khung kế hoạch năm học 2019-2020 dựa vào diễn biến của dịch Covid-19. Theo đó, lịch thi THPT Quốc gia được dời đến ngày 8/8, tức là gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu được công bố cuối năm ngoái. Thời gian tạm nghỉ chống dịch của học sinh cũng có thể kéo dài khoảng 2 tháng tương ứng, nên thầy Hòa nhận định, tổng thời gian cho năm học sẽ không bị cắt xén, học sinh vẫn sẽ được học như bình thường.
Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên những kịch bản, phương án khác để đối phó với các vấn đề phát sinh nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn có những thay đổi trong tương lai. Hiện tại, học sinh cuối cấp là lớp 9 và 12 đang được hướng dẫn để ôn tập trong khi chờ đến trường.
Kỳ Duyên
Người tố 2 CSGT TP.HCM trốn nợ: 'Nó khóc hứa sẽ bán nhà để trả nợ' Bà Nguyễn Thị Trang - người tố 2 CSGT TP.HCM trốn nợ 700 triệu đồng cho biết, CSGT khóc lóc năn nỉ mượn tiền vì vào thế kẹt, hứa sẽ bán nhà để trả nợ nhưng lại bỏ trốn khiến bà mất ăn, mất ngủ. 2 CSGT bị tố trốn nợ làm đơn ra khỏi ngành Ảnh minh họa: Độc Lập Ngày 13.2,...