Bỉ khánh thành ‘Thành phố vaccine’
Nhằm đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu và phát triển vaccine và được trang bị tốt hơn để có thể đối mặt với đại dịch tiếp theo là mục tiêu của việc thành lập thành phố vaccine (Vaccinopolis) vừa mở cửa trong khuôn viên bệnh viện đại học Antwerp ở Bỉ.
Tòa nhà Vaccinopolis, được xây dựng trong khuôn viên của Bệnh viện Đại học Antwerp. Ảnh: brusselstimes.com
Tòa nhà mới có diện tích 6.000 m2 dành cho các tập đoàn dược phẩm và các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, những người muốn tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ứng viên.
Thành phố vaccine ra đời sau 14 tháng xây dựng. Đây là một kỳ tích có thể không bao giờ đạt được nếu không xảy ra khủng hoảng COVID-19 với nhu cầu cấp bách về vaccine. Giá thành xây dựng là 26 triệu euro, một nửa trong số đó được chính phủ liên bang tài trợ. Phần còn lại đến từ các nhà tài trợ tư nhân, chính quyền Flemish, Đại học Antwerp.
Tòa nhà Vaccinopolis, được xây dựng trong khuôn viên của Bệnh viện Đại học Antwerp, bao gồm 30 phòng để cách ly những người tình nguyện tiêm virus phục vụ cho việc nghiên cứu vaccine.
Tòa nhà này được trang bị các phòng tư vấn để đón tiếp các tình nguyện viên tham gia các nghiên cứu khác nhau và phải thường xuyên đến bệnh viện để theo dõi.
Video đang HOT
Một phương pháp đang áp dụng là cố ý lây nhiễm virus cho tình nguyện viên với loại virus mà vaccine được cho là có tác dụng. Mười lăm tình nguyện viên lần đầu tiên được sử dụng vaccine ứng viên và 15 người khác là giả dược. Một hoặc hai tuần sau, tất cả các tình nguyện viên đều bị nhiễm mầm bệnh ở dạng giảm độc lực. Sau đó tiếp tục quan sát diễn biến tình trạng sức khỏe của họ và xác định mức độ hiệu quả của vaccine sau ba tuần là bao nhiêu.
Ưu điểm lớn của phương pháp này là tiết kiệm thời gian. Trong các nghiên cứu lâm sàng truyền thống, cần phải đợi sự nhiễm tự nhiên của những người tham gia mới có thể so sánh và thu được tỷ lệ hiệu quả. Tốc độ lưu hành của virus, có thể mất nhiều thời gian. Một lợi thế khác, do thực hiện trong phòng thí nghiệm nên các nhà nghiên cứu có thể theo dõi diễn biến của phản ứng miễn dịch ở mỗi bệnh nhân hàng ngày và nghiên cứu kỹ về mầm bệnh.
Việc thực hành được tuân theo các quy tắc và được giám sát bởi một ủy ban đạo đức. Vaccinopolis có thể tổ chức các nghiên cứu lâm sàng về virus được phân loại ở mức độ nguy hiểm 3 (như COVID-19 và lao) nhưng không nguy hiểm bằng loại 4 gây chết người như Ebola”. Theo ông Pierre Van Damme, phụ trách dự án, một trong những điều kiện là phải có phương pháp điều trị.
Các thí nghiệm này phải diễn ra trong một môi trường hoàn toàn kín để ngăn chặn virus lây lan trong tự nhiên. Do đó, sự hiện diện của 30 căn phòng rộng rãi, thoáng mát với đồ nội thất duy nhất là một chiếc giường, một chiếc ghế bành và một tủ TV. Những người tham gia phải ở đó trong toàn bộ thử nghiệm – từ hai đến ba tuần. Nếu kết quả thử nghiệm lâm sàng không quá nguy hiểm, tình nguyện viên có thể rời khỏi phòng của mình và giao lưu với những người tham gia khác trong các phòng chung nhưng họ không bao giờ được rời khỏi phòng cách ly.
Điều này đã được thiết kế để không có mầm bệnh nào có thể thoát ra ngoài. Do đó, mỗi phòng đều được trang bị hệ thống thông gió riêng. Trước khi thải ra bên ngoài, không khí được lọc ba lần. Nước từ vòi hoa sen và nhà vệ sinh được thu giữ trong các bể lớn và đun nóng ở nhiệt độ cao để loại bỏ tất cả các loại virus. Không có chất thải, khay đựng thức ăn… có thể ra ngoài mà chưa được khử trùng hoặc xử lý bằng xông hơi. Khi quá trình thử nghiệm lâm sàng hoàn thành, tất cả các phòng cũng được khử trùng bằng phương pháp hun trùng. Rèm cửa, nệm, ghế ngồi được thiết kế bằng vật liệu đặc biệt cho phép chúng chịu được các quá trình khử trùng này. Người tham gia không được mang theo bất kỳ vật dụng cá nhân nào. Không có điện thoại di động hoặc quần áo, vì những thứ này chắc chắn sẽ bị hỏng khi đi qua nồi hấp vào cuối thời gian lưu trú. Máy tính bảng đặc biệt có khả năng chịu được sự khử trùng được cung cấp cho họ để họ vẫn có thể duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài, truy cập Internet.
Chính phủ Liên bang đã chi 20 triệu euro để phát triển năng lực ứng phó khi đối mặt với các bệnh truyền nhiễm. 13 triệu được phân bổ cho việc xây dựng Vaccinopolis và 7 triệu đã được trả cho Đại học Tự do Brussels (ULB) để thành lập một phòng thí nghiệm miễn dịch học mới chịu trách nhiệm phân tích các mẫu lấy từ các tình nguyện viên ở Antwerp. Do đó, hai trường đại học sẽ hợp tác trong dự án này. Ứng viên vaccine đầu tiên được thử nghiệm tại Vaccinopolis dành cho chứng ho gà.
Lai Châu khánh thành nhà máy thủy điện Nậm Pạc hơn 1.100 tỷ đồng
Ngày 25/3, tại xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Kosy tổ chức khánh thành nhà máy thủy điện Nậm Pạc với công suất 34 MW có tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Kosy, phát biểu tại lễ khánh thành.
Công trình thủy điện Nậm Pạc 1, Nậm Pạc 2, huyện Phong Thổ được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch năm 2016 và được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng năm 2017.
Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Kosy, nhà máy thủy điện Nậm Pạc được thiết kế xây dựng theo dạng thủy điện đường dẫn với quy mô xây dựng bao gồm 4 con đập dâng nước, loại đập bê tông cốt thép trọng lực với chiều cao lớn nhất là 25 m, chịu được động đất cấp 7; một bể điều tiết được xây dựng trên đỉnh núi với trữ lượng 80.000 m3 nước. Nhà máy sử dụng turbine Franciss, bao gồm 4 tổ máy với 2 tổ máy trục đứng, công suất 9 MW/tổ và 2 tổ máy trục ngang, công suất 8 MW/tổ.
Để truyền tải điện, nhà máy đã xây dựng 2 trạm biến áp 110 kV cho 2 nhà máy. Đồng thời, xây dựng 3,2 km đường dây 110 kV nối từ nhà máy Nậm Pạc 1 đến Nậm Pạc 2 và 16 km đường dây 110 kV nối từ nhà máy Nậm Pạc 2 ra trạm biến áp 110kV Mường So của Điện lực Lai Châu.
Khi đi vào vận hành, nhà máy thủy điện Nậm Pạc cung cấp sản lượng điện trung bình khoảng 150 triệu kWh/năm, đóng góp vào ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trong hơn 2 năm thi công, dự án đã mang lại việc làm cho hơn 400 lao động thường xuyên tại địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng phát biểu tại lễ khánh thành.
Sau khi đi vào vận hành, hơn 50 lao động có tay nghề là người dân địa phương được chủ đầu tư tuyển dụng và cử đi đào tạo bài bản sẽ gắn bó và phục vụ lâu dài cho nhà máy, với mức lương ổn định, góp phần nâng cao mức thu nhập của lao động trong khu vực.
Nhà máy thuỷ điện Nậm Pạc khánh thành và phát điện thương mại đã khẳng định năng lực triển khai của Kosy Group trong lĩnh vực thủy điện. Đây cũng là tiền đề để Kosy Group tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định: Lai Châu là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện, những năm qua tỉnh Lai Châu đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, xây dựng thủy điện trên địa bàn. Qua đó, đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân bản địa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Khánh thành Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc hơn 1.100 tỷ đồng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu đã cố gắng vượt qua khó khăn về địa hình, thời tiết, dịch bệnh để tập trung nhân lực xây dựng nhà máy hoàn thành đúng kế hoạch. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn Kosy tổ chức quản lý, khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện đúng quy định pháp luật, tuân thủ quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng đó, thực hiện các cam kết trong đánh giá tác động môi trường, các tác động của dự án đến đời sống dân sinh vùng dự án; tăng cường phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương để vận hành các công trình. Các sở, ban, ngành, UBND huyện Phong Thổ và UBND xã Nậm Xe, xã Sin Suối Hồ, chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra về công tác an toàn đập.
Microsoft khánh thành trung tâm dữ liệu thứ tư ở Ấn Độ Microsoft chính thức ra mắt trung tâm dữ liệu thứ tư tại Ấn Độ - một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của công ty. Ông Anant Maheshwari, người đứng đầu Microsoft Ấn Độ, cho biết công ty mẹ (Microsoft) đang đầu tư dài hạn vào quốc gia này. Tuy vậy, khi giới truyền thông địa phương yêu cầu xác nhận...