Bỉ hoãn kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Brussles, biến thể của virus SARS-Cov-2 xuất hiện ở Anh vào cuối năm ngoái với khả năng lây lan nhanh hơn đang hoành hành tại Bỉ và là nguyên nhân chính làm cho dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở quốc gia được mệnh danh “Trái tim của châu Âu”, đồng thời khiến chính phủ nước này phải lùi kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại buổi họp báo sau cuộc họp chính phủ về COVID-19 chiều 26/2, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân thận trọng vì tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp và mọi dự kiến về nới lỏng hạn chế phòng dịch đều bị hoãn lại cho tới khi chính phủ họp bàn trong phiên tiếp theo vào tuần tới. Thay đổi duy nhất hiện nay là thời gian quy định giờ giới nghiêm ở Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam nước Bỉ) được lùi từ 10h00 tối đến 12h00 đêm giống như ở Flamand (vùng nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc nước Bỉ). Tại thủ đô Bressels, thời gian giới nghiêm không thay đổi, vẫn được duy trì từ 10h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau.
Tính trong một tuần trở lại đây, số ca mắc mới ở Bỉ tăng 24% so với tuần trước đó, lên gần 2.300 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhập viện cũng đang tăng trở lại, với hơn 200 ca trong 24 giờ qua. Đáng lưu y là hơn nửa (53%) trong số này mắc biến thể ở Anh, tăng 38% so với tuần trước đó, trong khi biến thể ở Nam Phi chiếm 2,2% và biến thể ở Brazil chỉ chiếm 0,9%. Tổng số người đang phải điều trị tích cực trong bệnh viện là 400 người, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 đến nay. Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke khuyến cáo để tránh tình trạng quá tải, các bệnh viện sẽ phải dành một nửa số giường hồi sức cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Một yếu tố khác cần lưu ý là trong lúc tất cả các nhóm tuổi đều bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát trở lại các ca mắc COVID-19 thì riêng nhóm người trên 80 tuổi hầu như không bị tác động nhờ công tác tiêm phòng được triển khai từ tháng 1 vừa qua. Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 22.000 người tử vong tại Bỉ và buộc người dân phải sống trong tình trạng phong tỏa một phần suốt gần 4 tháng qua. Tuy các trường tiểu học và trung học vẫn mở cửa, nhưng các trường đại học phải dạy từ xa. Các quán cà phê, nhà hàng và nhà hát đều bị đóng cửa. Những chuyến du lịch nước ngoài không cấp thiết cũng bị cấm từ ngày 27/1.
Người Pháp muốn bánh mì baguette là di sản văn hóa được UNESCO công nhận
Bánh mì baguette - biểu tượng của nước Pháp cũng giống như tháp Eiffel - năm nay phải cạnh tranh với 2 ứng cử viên cùng quê nhà để lọt vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Bánh mì baguette truyền thống của Pháp có thân hơi dẹt, mình dài, vỏ ngoài giòn - Ảnh: AFP
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, Liên đoàn các nhà làm bánh Pháp đã nộp hồ sơ đăng ký để bánh mì baguette truyền thống được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Để được công nhận, bánh mì baguette phải đối đầu với 2 ứng cử viên sáng giá khác cũng đến từ Pháp: mái nhà cấu tạo từ kẽm ở Paris và lễ hội rượu vang Biou d'Arbois của vùng Jura.
Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot sẽ chọn 1 trong 3 hồ sơ nói trên và đệ trình lên Tổng thống Emmanuel Macron vào tháng 3, rồi sau đó nộp lên UNESCO.
Các thợ làm bánh cho biết ổ bánh mì baguette được làm thủ công theo phương pháp truyền thống tại các tiệm bánh địa phương đã trở thành một phần gắn bó trong cuộc sống hằng ngày của người Pháp.
Tuy nhiên, bánh mì làm thủ công đang mất vị thế ngay trên đất Pháp, bởi những chiếc bánh mì đông lạnh được làm từ các dây chuyền khổng lồ.
Theo đài CNN, có khoảng 6 triệu chiếc bánh mì baguette được bán hằng ngày ở Pháp.
Nhưng Dominique Anract, chủ tịch liên đoàn thợ làm bánh, cho biết tiệm bánh mì truyền thống đang bị đe dọa, với khoảng 30.000 tiệm bánh đóng cửa từ những năm 1950 khi các siêu thị ngày càng mở rộng.
Thợ làm bánh Mickael Reydellet tạo dáng với bánh mì baguette mới ra lò tại tiệm bánh La Parisienne ở Paris - Ảnh: REUTERS
"Không có một bí quyết nào để làm ra một chiếc bánh truyền thống ngon - Mickael Reydellet, chủ tiệm bánh cho biết - Nó đòi hỏi thời gian, kỹ thuật, cách nướng chuẩn xác, bột mì tốt và không dùng chất phụ gia".
Bên trong một ổ bánh mì baguette - Ảnh: REUTERS
Trong cuộc phỏng vấn với đài Europe 1 vào đầu năm 2018, Tổng thống Macron cũng bày tỏ mong muốn bánh mì baguette truyền thống của Pháp được UNESCO bảo vệ như một di sản của thế giới.
Các nhà làm bánh cho biết khi được công nhận, bí quyết lưu truyền qua nhiều thế hệ của bánh mì baguette sẽ được bảo vệ khỏi những kẻ mạo danh trên khắp thế giới.
Quy trình và nguyện liệu làm bánh mì thủ công được quy định nghiêm ngặt với bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ - Ảnh: REUTERS
Nghị định năm 1993 của Chính phủ Pháp quy định rằng bánh mì baguette truyền thống chỉ được làm từ 4 thành phần cổ điển mà không thêm gì khác. Quá trình lên men của bột nên kéo dài từ 15 đến 20 giờ ở nhiệt độ từ 4 đến 6 0 C.
Danh sách di sản phi vật thể của UNESCO công nhận các truyền thống truyền miệng, nghệ thuật biểu diễn, tục lệ xã hội, nghi lễ và phương pháp thủ công truyền thống.
Trong đó, nghề nấu bia thủ công ở Bỉ - tới nay đã tạo ra hơn 1.500 loại bia - đã được công nhận, cũng như nghệ thuật làm bánh pizza của người Naples ở Ý.
Tránh câu hỏi muôn thuở dịp Tết vì Covid-19 Hạn chế đi lại mà Trung Quốc áp đặt khiến nhiều người không về quê ăn Tết, nhưng một số thấy nhẹ nhõm vì tránh được câu hỏi như "lương thế nào", "bao giờ lấy chồng". Trong 6 năm kể từ khi Du Zini đi làm xa nhà, cô chưa bao giờ không về quên ăn Tết. Du, đang làm việc tại một...