Bị ho phải kiêng thịt gà, tôm, rau cần: Đúng hay sai?
Thời tiết lạnh như hiện nay khiến số lượng những ca bệnh ho, sốt gia tăng. Có rất nhiều người có quan niệm rằng khi bị ho cần kiêng tôm, thịt gà, rau cần… điều đó đúng hay sai?
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt ho là phản ứng tốt của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hướng đến sức khỏe.
Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm gây ra ho.
Khi bị ho, có thể là ho có đờm và ho không có đờm. Ho không đờm hay bị ở những người bị cảm cúm. Nếu ho kéo dài 1 tuần tới 10 ngày là ho cấp tính còn ho kéo dài trên 2 tuần là ho mãn tính.
Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Rất nhiều người quan niệm rằng khi bị ho không được ăn tôm, cua, thịt gà, rau cần, rau cải xoong, những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bị ho nặng lên.
Kiêng thịt gà, tôm khi bị ho đúng không? – Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo PGS An các quan niệm, kiến thức dân gian lưu truyền là có cơ sở. Người bệnh đang ho mà ăn cua, tôm, thịt gà, rau cần làm kích ứng thêm niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
Ngoài các thực phẩm trên, khi bị ho người bệnh cũng cần kiêng đồ lạnh. Vì đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho. Hạn chế đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.
Khi điều trị cho các bệnh nhân bị ho kích ứng bác sĩ vẫn dặn bệnh nhân hạn chế ăn cua, tôm, các chế phẩm từ lạc, rau cần. Tuy nhiên, thực phẩm kỵ trong điều trị ho cũng chỉ kiêng tương đối, nếu vẫn ăn tôm cần bỏ vỏ. Khị điều trị ho, người bệnh chủ yếu là làm sao giảm ho bằng cách đảm bảo giữ ấm được cơ thể.
Nếu cơ thể nhiễm lạnh sẽ ho nhiều lên. Vì vậy, khi điều trị ho với trẻ con hay người lớn đều phải hít không khí ấm. Trẻ nhũ nhi nên bật điều hòa ấm để mũi khô hơn, không bị ngạt mũi giúp đỡ ho hơn.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhi. (Ảnh minh họa)
PGS An cho biết yếu tố mùa ảnh hưởng rõ ràng tới tai mũi họng. Mùa hè tỷ lệ mắc bệnh chỉ bằng 1/3 mùa đông xuân. Nhất là mùa đông xuân ẩm thì virus lây truyền rất nhanh từ người này qua người khác qua đường thở. Các virus đều lây nhanh vào mùa đông, để phòng bệnh, PGS An khuyến cáo việc đầu tiên đó là phải đảm bảo cơ thể ấm, muốn cơ thể ấm cần mặc đủ, đi tất chân đầy đủ cho trẻ.
Về cơ thể, cần giữ ấm, nới quần áo cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 25 độ C phù hợp với trẻ. Còn bé nhũ nhi duy trì ở khoảng 27 độ. Ngoài ra, cần ăn đủ chất, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây bổ sung vitamin để cơ thể khỏe mạnh và chống chọi trong mùa đông lạnh.
Thứ hai, khi ra ngoài đường buộc phải đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang ngoài ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể còn giảm khí lạnh đi trực tiếp vào trong phổi giảm nguy cơ ho. Nếu không đeo khẩu trang phải có khăn che mũi.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh ô nhiễm. Nên tránh xa những người bị cảm cúm. Mặt khác, chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân và gia đình là rất quan trọng, người bệnh không được hút thuốc, tránh tiếp xúc với bụi, khói, tránh hoạt động thể lực quá sức và đặc biệt là giữ môi trường sống trong lành.
Thủ phạm gây đột quỵ sáng sớm
Sáng sớm thời tiết lạnh gây co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hay suy tim.
"Chỉ số huyết áp tăng thêm 5mmHg, sẽ kéo theo thêm 7% nguy cơ đột quỵ", Phó giáo sư Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết tại Hội nghị khoa học chuyên ngành Tim mạch 2020, ngày 18/12.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát. Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp đơn giản nhưng thường bị bỏ sót, do tăng huyết áp thường không có triệu chứng.
"Trời lạnh, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến viện tăng khoảng 20% so với thời tiết bình thường", ông Hiền nói.
Bác sĩ Hiền lý giải, thời tiết lạnh gây co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đặc biệt là buổi sáng. Nhịp sinh học của huyết áp đặc trưng bởi sự giảm huyết áp trong khi ngủ và tăng dần khi thức. Tăng huyết áp buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ. Ngay cả những bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp vẫn có đến 50% có huyết áp buổi sáng cao hơn bình thường.
Huyết áp cao có thể gây đột quỵ, mất chức năng não đột ngột do thiếu máu cung cấp cho não. Tăng huyết áp buổi sáng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu khác. Thậm chí nó dẫn đến đau tim hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay.
Một số nguyên nhân làm tăng huyết áp vào buổi sáng như do nhịp sinh học bình thường của cơ thể vào buổi sáng giải phóng nhiều hormone; do sử dụng thuốc chứa steroid hoặc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm.
Một ca phẫu thuật tim mạch được thực hiện tại Bệnh viện tim Hà Nội. Ảnh: Hùng Ngô.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Huyết áp nên được kiểm tra vào buổi sáng, khoảng một giờ sau khi thức dậy và vào buổi tối khoảng một giờ trước khi đi ngủ. Ăn uống lành mạnh, tránh thuốc lá, rượu và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ kiểm soát được huyết áp.
"Thời tiết lạnh, nhất là người già nên giữ ấm ấm cơ, tập thể dục trong nhà, ăn ít muối, theo dõi huyết áp, khi chỉ số cao phải thay đổi liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ đột quỵ", bác sĩ Hiền nói.
Tiến sĩ Hiền cho biết, bệnh nhân đến khám tim mạch tại Bệnh viện Tim Hà Nội tăng nhanh mỗi năm. 15 năm trước, bệnh viện mới tiếp nhận hơn 11.000 lượt bệnh nhân đến khám, đến năm 2020 đã tăng lên gần 355.000 lượt bệnh nhân, gấp hơn 30 lần. Số người điều trị nội trú cũng tăng gấp gần 14 lần so với trước.
"Cuộc sống áp lực tinh thần, chế độ ăn thay đổi, tuổi thọ nâng cao... là nguyên nhân khiến bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ ngày càng nhiều", bác sĩ Hiền nói.
Trước đây, những trường hợp đột quỵ sẽ để lại ảnh hưởng rất lớn, như liệt người, méo miệng, thậm chí tử vong. Nay, các phác đồ điều trị tim mạch hiện đại được cập nhật liên tục, đã cứu sống được nhiều bệnh nhân mà không để lại di chứng.
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật tim mạch. Thời gian qua bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, hoàn chỉnh trong lĩnh vực tim mạch với 5 mũi nhọn: Phẫu thuật, can thiệp, nội khoa, nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Mỗi năm bệnh viện thực hiện chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cho 16 bệnh viện vệ tinh, giúp bệnh nhân tại các địa phương thêm cơ hội tiếp cận điều trị.
Trời lạnh, khổ vì tim mạch, hô hấp Trong thời gian này do ảnh hưởng của thời tiết lạnh trẻ nhỏ, người già mắc bệnh phải nhập viện điều trị tăng hơn so với bình thường. Mùa đông, cần mặc ấm khi trẻ đến trường. Trẻ nhỏ dễ bị cúm Chỉ tính từ tháng 10/2020 cho đến đầu tháng 12/2020, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi trung...