Bị hàng xóm xì xào không có cháu trai, mẹ chồng em cười: Trai tù tội như nhà bà, tôi xin khiếu
Hôm ấy em đi qua, cô hàng xóm vô tư nói: “Bây giờ con gái không như ngày xưa. Hồi ấy nhà cô phải cưới nhau mấy năm với có con. Chứ ai như bọn trẻ các cháu”.
Trước khi đi lấy chồng, em đã được nghe mọi người kể chuyện mẹ chồng nàng dâu. Bản thân em cũng lo sợ và nghĩ người vô tư như mình đằng nào cũng khổ sở với mẹ chồng. Nhưng may mắn thế nào, mẹ chồng em lại tâm lý và tốt bụng lắm.
Ở quê em không có tục lệ con gái đi lấy chồng thì phải trao vàng cưới. Nào ngờ ngày cưới, thấy nhà trai cứ trao vàng lớn vàng bé, mẹ em đổ mồ hôi hột vì ngượng với thông gia. Biết mẹ em ngại, mẹ chồng liền nắm tay mẹ em nói: “Chị đừng ngại, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Nhà em cũng không câu nệ vấn đề tiền bạc đâu”.
Đến lúc kể lại, mẹ em vẫn nhắc phải tốt với mẹ chồng vì bà sống rất khéo léo và tâm lý. Còn em cũng nhờ đó mà biết mẹ chồng dù sao cũng không khó tính như những gì mà em tưởng.
Sợ em buồn, bà liền nói rằng đối với nhà chồng em, có cháu trước càng tốt. Ảnh minh họa: Internet
Thú thật lúc về nhà chồng, em đã có bầu 4 tháng. Mấy cô hàng xóm hay để ý, thi thoảng lại kéo mẹ chồng em hỏi này nọ về cái bụng. Hôm ấy em đi qua, cô hàng xóm vô tư nói: “Bây giờ con gái không như ngày xưa. Hồi ấy nhà cô phải cưới nhau mấy năm với có con. Chứ ai như bọn trẻ các cháu”.
Mẹ chồng em nghe được, sợ em buồn, bà liền nói rằng đối với nhà chồng em, có cháu trước càng tốt. Chỉ sợ con dâu không đẻ được thôi. Được mẹ chồng bênh vực, em cảm thấy mình thật may mắn. Còn cô hàng xóm thì tức tối bỏ đi.
Sau khi em sinh con, mẹ chồng chăm sóc em chu đáo còn hơn cả mẹ ruột. Bà kiêng cho em đúng 3 tháng 10 ngày không đụng nước lạnh. Mỗi ngày, mẹ chồng lại đổi món để em ăn không bị chán. Chồng em thấy mẹ chiều vợ, anh còn phải thốt lên và trêu là mình đã bị ra rìa.
Mẹ chồng em thương cháu nội lắm. Bà nói ông bà không quan tâm cháu trai hay gái, chỉ cần cháu khỏe mạnh và phát triển bình thường như các bạn là được. Nhưng có một số người lại hay để ý rồi bình luận những chuyện không hay.
Video đang HOT
Thế rồi mẹ con em về, mặc cho cô ấy lẩm bẩm phía sau. Ảnh minh họa: Internet
Hôm ấy mẹ chồng và em đi chợ, thấy mấy bà hàng xóm đang tụ tập nói chuyện, bà cũng ngồi xuống chơi. Trong số ấy, có một cô ngày xưa là người yêu cũ của bố chồng em. Ngồi cạnh mẹ chồng em, cô ấy xỉa xói không có đứa cháu trai chống gậy. Em cứ tưởng mẹ chồng sẽ giận lắm, nào ngờ bà bình tĩnh đáp trả: “Tôi chỉ cần cháu khỏe mạnh, còn con trai mà nghiệp ngập như nhà bà thì không cần đâu”.
Thế rồi mẹ con em về, mặc cho cô ấy lẩm bẩm phía sau. Giờ em mới nhận thấy, mẹ chồng mình quả thật là vàng mười. Có thể em lấy chồng không giàu có, cao sang. Nhưng chồng em yêu vợ thương con. Còn mẹ chồng cũng là một người vô cùng biết lý lẽ và hết lòng bảo vệ con dâu. Như thế là em đã sướng lắm rồi, phải không các chị?
Nguyễn Thu Thủy (Đà Nẵng)
Theo phunusuckhoe.vn
Tự nhận có cuộc hôn nhân "khổ như địa ngục", người vợ trẻ quyết tâm vùng lên, làm lại cuộc đời sau một cái tát "nảy đom đóm mắt"
"Rồi một lần chịu không nổi nữa vì có người đến đòi siết nhà vì chồng đánh bài thua, nợ 200 triệu, em về kể với bố mẹ chồng. Mẹ chồng nghe xong quát thẳng mặt em: 'Cho mày chết...'", người phụ nữ tâm sự.
Chẳng phải trong hôn nhân lúc nào sự lựa chọn của mình cũng chính xác. Đôi khi, mình chọn nhầm người nhưng phải giải quyết thế nào đó để cuộc đời còn lại không sống trong dằn vặt, khổ sở.
Một người mẹ trẻ đã miêu tả cuộc hôn nhân của mình "khổ như địa ngục". Câu chuyện như sau:
"Các chị ơi, lấy chồng ai chẳng muốn tìm được người thấu hiểu, chăm lo, gia đình hạnh phúc nhỉ, tiếc là em lại chẳng có được cái may mắn đó. Em lấy chồng năm 17 tuổi, ngu dại quá mà. 7 năm sống trong hôn nhân của em là 7 năm khổ như địa ngục các chị ạ.
Vì khổ nên khi em mới 24 mà cứ như 35 tuổi, già nua, cằn cỗi và khắc khổ. Nhiều năm nay bọn bạn học cùng họp lớp mà em nào dám đi. Phần vì mình hoàn cảnh quá, phần vì chồng em gầm gừ, ngăn cấm.
Con gái em 6 tuổi. Bé do một mình em nuôi nấng, bố nó suốt ngày rượu chè, lô đề, bài bạc biết gì gia đình đâu.
Em làm đủ thứ việc để có tiền nuôi con. Bé hay ốm nên em phải nghỉ việc ở một công ty giày da, xin làm công nhân vệ sinh để linh hoạt về thời gian. Rồi em nhận hàng về nhà gia công, đan lát, đến mùa thì tát cá thuê, đi cấy lúa, gặt lúa thuê.
Đó còn chưa kể đến chuyện chồng nợ nần báo nhà liên tục. Anh ta làm được bao nhiêu tiền thì trả nợ hết chừng đó, còn vay thêm. Đồ đạc trong nhà lần lượt 'đội nón ra đi'. Nhà em cứ như nhà tình thương ấy, trong nhà có mỗi bàn ghế với cái giường cho chẳng ai thèm nên bên siết nợ người ta chẳng buồn khiêng đi.
Ảnh minh họa.
Cả năm trời, anh ta chẳng hề đưa cho em một đồng nào nuôi con cả. Thế nhưng ngày nào về nhà, nhìn mâm cơm không ê hề thịt cá là lại chửi bới. Có lần anh ta hất tung mâm lúc con bé đang ngồi ăn ngon lành. Em đau đớn quá, thương con, thương mình, tủi nhục ngập tràn.
Thi thoảng anh ta còn mời bạn bè về nhà đánh chén. Họ ăn uống linh đình ồn ào ầm ĩ, em lại phải chờ dọn dẹp, khổ sở lắm các chị ạ. Nhiều hôm gần 12 giờ đêm mới xong việc, dọn luôn cả bãi nôn của chồng sau cơn say. Chồng không thương vợ thì thôi, đám bạn chồng cũng coi thường em, ăn nhậu thiếu thốn gì là sai em như con ở vậy. Em không làm là chồng quắc mắt, chửi luôn tại trận.
Ngày xưa em là trẻ mồ côi sống với ông bà. Em cưới chồng được mấy năm thì ông bà đều mất cả thành ra chẳng còn ai để cậy nhờ. Có người cậu ruột thì mợ cũng thẳng tính và ghê gớm, thành thử em có dám về đó kể lể cái gì đâu.
Đúng là một sự lựa chọn sai lầm trong hôn nhân. Người phụ nữ đã cưới phải người đàn ông không có bản lĩnh để rồi cuộc đời chịu khổ sở. Chẳng rõ, người mẹ này sẽ thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy thế nào đây.
" Rồi một lần chịu không nổi nữa vì có người đến đòi siết nhà vì chồng đánh bài thua, nợ 200 triệu, em về kể với bố mẹ chồng. Mẹ chồng nghe xong quát thẳng mặt em: 'Cho mày chết, mày ngu cưới chồng như thế thì đời mày phải chịu'. Nghe vô trách nhiệm quá các chị à. Sau đó, bà kể lại với chồng em.
Chẳng rõ bà nói thế nào mà về nhà chồng tát em một cái nảy đom đóm rồi giật tóc, chửi em tới tấp bằng những từ ngữ tục tĩu nhất: 'Mày đã trả được đồng nợ nào cho tao chưa', 'Cả họ nhà mày hơn gì tao mà mày đi xỉa xói với mẹ tao' rồi thì 'giỏi kiếm thằng khác nó tôn trọng mày, tao thì không'. Em kể lại đại ý chứ thực ra, từ ngữ anh ta dùng toàn nói tục, chửi bậy.
Em uất quá các chị ạ. Em mồ côi, bố mẹ mất sớm, hoàn cảnh éo le lắm rồi mà anh ta còn nói như thế. Em bị đánh đau, hôm sau chẳng đi lại nổi. Cuối cùng, em cũng hạ quyết tâm ôm con bỏ đi. Cũng may cho em là lúc trước lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn. Sau này thì lại nghĩ chẳng quan trọng gì tờ chứng nhận nên ở với nhau 7 năm vẫn chưa chính thức là vợ chồng trên phương diện pháp luật. Nghĩ cuộc đời mình chẳng vướng bận gì chốn này nữa nên em quyết định ra đi.
Vào một hôm chồng không có nhà, chắc lại đi xuyên đêm như thường lệ, em đã viết lại một bức thư rồi ôm con vào miền Nam quyết tâm làm lại cuộc đời. Trước đó, một cô bạn học ngày xưa biết chuyện của em sau khi cả hai trò chuyện qua lại trên facebook. Nó thấy em khổ sở quá nên rủ em vào làm vườn với nó cũng được.
Sẽ có nhiều chị bảo là em yếu đuối, mãi mới dám quyết, chịu đựng bao năm. Thực tế thì khi ấy em thân cô thế cô, chẳng có anh em hay bố mẹ cậy nhờ, em cứ nghĩ cố sống, dù sao cũng gần nhà gần cửa.
Ảnh minh họa
Câu chuyện đó trôi qua được 3 năm rồi. Hiện tại, em vừa mới lấy chồng lần 2 và mang thai được gần 5 tháng. Anh người địa phương, là hàng xóm của gia đình đứa bạn em trong này. Anh cũng làm vườn, hiền lành chân chất lắm. Chồng mở cho em quầy tạp hóa, chỉ ở nhà chăm con rồi nội trợ. Anh mến con gái em lắm, con quý ba dượng còn hơn mẹ nữa cơ. Em thấy may mắn khi bản thân mình dũng cảm vượt qua được địa ngục năm đó để nắm lấy hạnh phúc.
Con bạn em về quê thăm bố mẹ vào có kể rằng hồi em bỏ đi, chồng cũ em lồng lộn tìm khắp nơi. Bà mợ em thấy cháu bế con bỏ đi cũng tội, kéo người sang nhà nội ăn vạ, bà ấy đanh đá chua ngoa, chửi bới khiến nhà nội chẳng ngóc đầu lên được. Hàng xóm láng giềng biết em chịu khổ bao năm, ai cũng bảo may cho em trốn được, rồi nói nhà chồng em ghê gớm, giờ chẳng ai thèm qua lại cả".
Đúng là một câu chuyện như phim của người phụ nữ khổ sở. Cô lấy chồng sớm nhưng nào được hạnh phúc. 7 năm hôn nhân là 7 năm đau khổ, tủi nhục. May mắn sao, cuối cùng cô cũng vượt lên được tất cả, dũng cảm bỏ đi để làm lại cuộc đời.
Chẳng có sự bắt đầu nào là quá muộn. Nếu như hiện thực cuộc sống quá mức khổ sở thì việc bỏ đi để tự cứu lấy đời mình là sự lựa chọn có thể nghĩ tới.
Rena
Theo toquoc.vn
Em chồng 3 năm liền về ăn Tết nhưng không chi tiền, chỉ hạch sách Tôi về nhà chồng 4 năm thì 3 năm chứng kiến em chồng đưa 2 con về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Nhưng năm nào cũng vậy em chỉ hạch sách mà không chịu chi ra bất cứ đồng tiền nào. Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 4 năm và có con gái hơn 3 tuổi. Hiện chúng tôi đang...