Bị hàng xóm mỉa mai vì làm mẹ đơn thân, tôi chỉ hỏi thăm về chồng chị ý một câu mà khiến chị ngại quá về luôn
Mỗi người có một cách sống riêng, một lựa chọn riêng nhưng lạ thay lại có những người cứ thích xen vào chuyện không liên quan đến mình.
Tôi 28 tuổi, quyết định làm mẹ đơn thân. Thực ra, tôi cũng từng yêu, cũng từng mơ về một gia đình hạnh phúc, cho con được hưởng một cuộc sống tốt đẹp nhất với đầy đủ tình cảm của cả bố và mẹ. Tuy nhiên, cuộc đời đôi khi có những điều mà không phải mình cứ muốn là được.
Cuộc tình ngắn ngủi của tôi chấm dứt khi tôi biết mình có thai. Bố của đứa trẻ không chấp nhận sự xuất hiện của nó và muốn tôi làm điều tội lỗi. Thời điểm ấy, tôi nhận được rất nhiều lời khuyên khác nhau, nhưng cuối cùng, điều mà tôi chọn vẫn là giữ lại sinh linh bé nhỏ của mình. Dẫu biết tương lai sẽ là muôn vàn khó khăn và vất vả, nhưng tôi không cho phép mình tước đi mạng sống của đứa trẻ vô tội.
Tôi đã đúng, tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định năm ấy, dù việc phải một mình mang thai, sinh con, nuôi con và đối diện với miệng lưỡi thiên hạ khó khăn đến nhường nào.
Tôi và con trai sống ở một căn nhà thuê, hàng ngày, tôi đi làm còn con đi học. Mọi thứ rất tốt, thu nhập của tôi đủ để 2 mẹ con có một cuộc sống không thiếu thốn. Cuộc sống cứ êm đềm trôi như vậy, một vài người hàng xóm còn rất quý mến mẹ con tôi, có khi nhỡ việc ở công ty, họ còn trông con giúp tôi. Thế nhưng cũng có những người, thỉnh thoảng lại muốn xát muối vào vết thương của chúng tôi.
Tôi thâm thúy hỏi thăm về chồng chị hàng xóm khiến chị phát ngượng. (Ảnh minh họa)
Hôm ấy, khi hai mẹ con đang chơi đùa ở hành lang, chị hàng xóm nhà đối diện bỗng dưng ra hỏi tôi: “ Thằng bé trông tội nhỉ, không có bố đúng là khổ. Thế bố nó đâu? Lấy vợ chưa, ngày xưa nó không nhận à?“.
Video đang HOT
Bực mình vì câu hỏi vô duyên, nhiều chuyện của chị hàng xóm. Và đây cũng không phải lần đầu chị ta bóng gió mỉa mai, coi thường mẹ con tôi nhưng lần này lại nói những điều khó nghe trước mặt con trẻ, tôi quyết định không nhịn nữa.
Tính tôi không thích đôi co, lớn tiếng nên suy nghĩ một lát, tôi tỏ vẻ bình thản đáp: “ Vâng, cũng thương cháu nên em luôn cố gắng để cho cháu cuộc sống tốt đẹp nhất“.
Không để chị hàng xóm kịp nói câu gì, tôi tiếp lời: “ Ơ, thế anh nhà chị dạo này còn hay đi nhậu say nữa không chị? Hôm trước buổi đêm rồi mà em thấy anh ấy còn lớn tiếng với chị và lũ trẻ. Khổ thân ba mẹ con chị, thế ngày xưa anh ấy có vậy không chị?“.
Nghe tôi hỏi, chị hàng xóm ngại ra mặt, lúng túng mất vài giây rồi “đánh bài chuồn”, mồm bảo: “ Ơ chết, để chị chạy về xem nồi cá kho, hình như có mùi bén” rồi chạy thẳng về nhà, không quay đầu lại.
Nhìn chị mà tôi không nhịn được cười, ai mượn rảnh đi săm soi người khác trong khi chuyện nhà mình cũng chẳng ra sao?
Theo tintuconline.com.vn
Mẹ thích... tiền
'Mẹ thích tiền', anh trả lời làm tôi chưng hửng.
Ngày anh đưa tôi về ra mắt mẹ, tôi đã ý tứ hỏi "mẹ thích gì hả anh?". Trong ý tôi là mẹ sẽ thích bóp, túi xách, nước hoa, áo khoác hay cái gì đó như một loại trái cây, thức uống, món ăn vặt... "Mẹ thích tiền", anh trả lời làm tôi chưng hửng.
Ảnh minh hoạ
Bữa cơm khách dọn lên làm tôi bất ngờ với canh khoai củ hầm, thịt kho và dĩa chả giò. Thấy tôi chần chừ, mẹ bảo "đừng nghĩ bác ích kỷ nhé. Ba người mâm cao cỗ đầy thịnh soạn rồi sẽ thừa mứa ra, trong khi ngoài kia có bao nhiêu người đang đói. Bác nấu vầy là cơm gia đình, xem cháu như người trong nhà rồi đấy". Tôi vô cùng xúc động nên đã ăn ngon lành đến cuốn chả giò cuối cùng vì sợ "thừa mứa trong khi bao người đang đói", mà cũng vì mẹ chồng tương lai quá ân cần và thật thà.
Khi mở túi trái cây tôi biếu, bà thoáng cau mày vì mớ nho đen và mấy quả kiwi. Bà ngoắc tôi lại nói: "Mai mốt mua thì mua nho mình thôi nhé, nho nước ngoài mắc lắm. Giá chênh lệch đó mua được mấy thùng mì giúp người nghèo. Mà bác nói cháu đừng giận nhé, mình người Việt, nên mua trái cây Việt. Còn trái này là gì... bác không biết, mà chắc nó cũng cao giá lắm".
Anh đứng bên cười ha hả bảo "đã nói mẹ rất thích tiền... mà cứ đi mua thứ đắt tiền". Mẹ nguýt dài con trai rồi đuổi anh ra sau rửa chén và bảo tôi ngồi nói chuyện.
Thì ra mẹ đơn thân từ năm 34 tuổi, nuôi ba đứa con ăn học thành tài, thật chẳng dễ dàng. Tiết kiệm là "quốc sách" của mẹ. Cứ món gì còn dùng được là mẹ dùng, hoặc hư có thể sửa được thì sửa. Có khi giá sửa món đồ cũ là bảy đồng, mua đồ mới là mười đồng nhưng mẹ vẫn nhờ thợ sửa lại đồ cũ để tiết kiệm ba đồng.
Bây giờ, nhà cửa của mẹ đã ấm cúng nhưng xã hội vẫn còn biết bao người nghèo như mẹ ngày xưa. Vì vậy, mẹ dạy các con phải tiết kiệm. Ăn có thể ngon nhưng chỉ mua vừa đủ, đừng dư thừa rồi thành rác. Sắm vật dụng cứ sắm vừa đủ dùng. Đừng vì khuyến mãi, tặng kèm, trả góp lãi suất thấp mà mua chất đống để đó, rồi quá hạn, lỗi thời không vừa mắt mà đem bỏ đi.
Tôi hiểu nên thương mẹ chồng hơn. (Ảnh minh hoạ)
Những khoản tiết kiệm đó mẹ sẽ quy thành gạo, thành nhu yếu phẩm tặng người già, cơ nhỡ.
Tôi nghe mà rơi nước mắt vì thương mẹ.
Rồi chúng tôi cưới. Áp dụng chính sách tiết kiệm của mẹ, tôi chỉ thuê hai bộ soirée thay vì bốn như nhiều cô dâu khác. Tôi mặc hai chiếc áo dài của mình xen kẽ với áo cô dâu. Không ngờ vì thế mà ảnh cưới đủ sắc màu sinh động khiến mẹ lau nước mắt vì biết tôi học mẹ tính tiết kiệm.
Bây giờ đã là người một nhà. Lâu lâu lãnh lương hay có khoản thu nhập nho nhỏ nào đó, tôi lại hớ miệng hỏi rằng "mẹ thích gì" để mua tặng. Mẹ chỉ cười: "Con thích ăn gì nói mẹ nấu, khỏi đi nhà hàng. Còn mẹ thích gì hả? Mẹ thích... tiền để hằng tháng mua ba mươi phần nhu yếu phẩm cho các cụ khó khăn trong khu phố".
Tôi chỉ biết ôm mẹ chồng thật chặt để tỏ lòng ngưỡng mộ sự bao dung và nhân ái của bà.
Trang Đào
Theo phunuonline.com.vn
Gà trống nuôi con Thông thường người ta hay đề cập đến mẹ đơn thân chứ ít khi đem trường hợp cha đơn thân ra mổ xẻ. Ít ai biết phụ nữ nuôi con một mình đã khó, đối với đàn ông, công việc này càng khó gấp bội phần. Ở lô 11 chung cư Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) dường như ai cũng biết đến hoàn...