Bỉ: Hàng loạt hoạt động bị đình trệ vì đình công phản đối lạm phát, giá năng lượng tăng cao
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/11, hai công đoàn lớn nhất tại Bỉ là Liên đoàn Cơ đốc (CSC) và Tổng Liên đoàn Lao động Bỉ (FGTB) đã tiến hành đình công khiến toàn bộ hệ thống giao thông công cộng, sân bay, nhà máy, bệnh viện, nhà tù… của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mục đích đình công là nhằm yêu cầu chính phủ áp đặt mức trần giá năng lượng giống như Pháp và Đức đã làm; thực hiện các biện pháp kích cầu và sửa đổi luật tiền lương, trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Một hành khách mắc kẹt tại sân bay Brussels. Cuộc đình công khiến các chuyến bay trên khắp châu Âu bị gián đoạn. Ảnh: Reuters
Lĩnh vực giao thông bị ảnh hưởng nhiều nhất do cuộc đình công, theo đó, chỉ 1/3 số chuyến tàu tại Bỉ được vận hành. Tại các tỉnh thuộc vùng nói tiếng Pháp (Wallonia) như Namur và Luxembourg cũng như một phần của vùng Wallonia Brabant, hệ thống đường sắt hoàn toàn tê liệt do thiếu nhân viên vận hành. Tại vùng Wallonia, mạng lưới xe búyt và tàu điện ngầm bị đình trệ. Tại thủ đô Brussels, chỉ duy nhất một tuyến tàu điện ngầm hoạt động nhưng thưa chuyến.
Video đang HOT
Lĩnh vực hàng không của Bỉ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi tại sân bay Brussels, khoảng 223 chuyến bay (tương đương 60% chuyến bay) trong ngày 9/11 bị hủy. Tại sân bay Charleroi-sân bay đứng thứ hai về số lượng hành khách, tất cả các chuyến bay thương mại (120 chuyến) cũng bị hủy, ảnh hưởng đến khoảng 20.000 hành khách. Sân bay Liège ở phía Đông của Bỉ bị phong tỏa, đường vào sân bay bị chốt chặn hoàn toàn, khiến các công ty vận tải hàng hóa hoạt động tại sân bay này như Qatar Airways, Saudi Airlines, Ethiopian Airlines, ASL hoặc FedEx, buộc phải đỗ máy bay của họ tại các sân bay khác.
Trong lĩnh vực bưu chính, 1/3 bưu điện phải đóng cửa. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở các bệnh viện, với khoảng 2/3 bệnh viện ở Wallonia và Brussels không hoạt động trong ngày 9/11. Tại một số nhà tù, chính quyền phải bổ sung lực lượng cảnh sát do lực lượng quản giáo đình công.
Đối với lĩnh vực sản xuất, 1/6 số công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ phải đóng cửa, trong khi 2/5 số công ty sản xuất chỉ còn 1/2 nhân viên đi làm. Tại Ghent, nhà máy Volvo Cars, một trong những công ty lớn nhất ở Bỉ với gần 7.000 công nhân, đã phải đóng cửa vì thiếu nhân lực.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân đoàn kết và cho biết chính phủ đã thực hiện “một loạt biện pháp đặc biệt” để hỗ trợ tiêu dùng.
Nhiều nhân tố thúc đẩy giá vé máy bay tiếp tục tăng cao
Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo ngành hàng không cảnh báo hành khách vẫn phải "gồng mình" với giá vé máy bay cao hơn, giữa bối cảnh lĩnh vực này phải đối mặt với những thách thức do đại dịch COVID-19, giá dầu cao và lo ngại xung đột Nga - Ukraine.
Máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không Qatar Airways chờ đón khách tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul (Afghanistan). Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN
Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh cho biết, sự phục hồi của các hãng hàng không sẽ bị trì hoãn nếu Trung Quốc duy trì các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 vào năm 2023.
Ông Willie Walsh và Giám đốc điều hành Qatar Airways, Akbar Al Baker, cho biết, hành khách trên khắp thế giới có thể sẽ phải trả giá vé cao hơn trong những tháng tới do giá nhiên liệu cao hơn đã làm tăng thêm khoản lỗ của ngành hàng không từ hai năm qua.
Tuy nhiên, ông Walsh lạc quan nói rằng, "điểm mấu chốt" là nếu giá nhiên liệu máy bay tiếp tục tăng thì lựa chọn duy nhất của các hãng hàng không là nâng giá vé.
Người đứng đầu IATA và người đứng đầu Qatar Airways cho biết, áp lực tăng giá vé máy bay sẽ kéo dài đến năm 2023 và thậm chí xa hơn nữa. IATA cho biết, các hãng hàng không đã lỗ 180 tỷ USD trong năm 2020 và 2021, và dự kiến sẽ lỗ thêm 9,7 tỷ USD nữa trong năm nay.
Qatar Airways, hãng hàng không đã thu về lợi nhuận 1,5 tỷ USD trong năm nay, đã chỉ trích các chính phủ vì đã "gây hiểu lầm" cho công chúng về tác hại môi trường của việc đi máy bay. Ông Al Baker cho biết, các hạn chế đối với các hãng hàng không như di chuyển giữa nhiều nước châu Âu để chấm dứt các chuyến bay có quãng đường dưới 500 km cũng làm tăng thêm chi phí. Theo ông Baker, nếu giá các loại nhiên liệu mới thân thiện với môi trường cao hơn thì áp lực giá vé cao vẫn sẽ tiếp diễn.
Cả hai nhà lãnh đạo này đều cho biết, việc mở lại biên giới của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi của ngành hàng không, bởi Trung Quốc có một "vị trí rất quan trọng" trong các số liệu du lịch quốc tế.
'Thần kỳ' phi công ngủ gật nhưng máy bay vẫn hạ cánh an toàn Hai phi công ngủ gật và quên hạ cánh xuống đường băng đã định, nhưng may mắn sau đó máy bay vẫn hạ cánh an toàn. Hai phi công được cho đã rơi vào trạng thái ngủ gật và quên hạ cánh máy bay trên chuyến bay từ Sudan tới Ethiopia hôm 15/8, theo Aviation Herald. CNN đưa tin, vụ việc hy hữu...