Bi hài vụ mâu thuẫn tình ái và 5 nghìn đồng bồi thường
Bị hại cho biết, nguyên nhân khiến anh bị đánh xuất phát từ việc bị cáo Nam từng có ý định yêu chị A, nhưng chị này lại yêu người khác khiến Nam cay cú và lên kế hoạch trả thù.
Toà án sau đó tuyên phạt bị cáo Nam 6 tháng tù (án treo) và buộc Nam cùng với bị cáo Sinh bồi thường cho bị hại 5 nghìn đồng.
Ngày 5/4, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự phúc thẩm xét xử vụ án cố ý gây thương tích xuất phát từ mâu thuẫn tình ái. Hai bị cáo hầu toà là Đặng Văn Sinh (SN 2000, trú tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) và Trần Tuấn Nam (SN 2002, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn B (SN 2004, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội).
Theo bản án sơ thẩm của TAND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), tháng 10/2019, anh Nguyễn B có quan hệ tình cảm với chị Nguyễn Phương A (SN 2004, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhưng vẫn thường xuyên nhắn tin cho chị Nguyễn Ngọc Khánh V (SN 2004, trú tại quận Cầu Giấy). Vì việc này nên chị V đã kể lại cho người yêu mình là Đặng Văn Sinh.
Nghe chuyện Sinh bức xúc nên đã đi gặp và nói chuyện với Trần Tuấn Nam, là người yêu cũ của chị A. Sau đó, Sinh và Nam thống nhất, nếu gặp anh B ở đâu sẽ đánh dằn mặt.
Chiều 16/10/2019, Nam chở Sinh đến Khu đô thị Nam Cường (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm). Lúc này, Sinh thấy chị V đang đi bộ cùng với chị A và một nam sinh.
Khi xác định nam sinh đúng là anh B, Nam đỗ xe gần đó để Sinh xuống xe đối diện anh B gây sự.
Hai bị cáo Nam và Sinh tại phiên toà phúc thẩm.
Tại đây, Sinh đấm vào ngực anh B, còn Nam dùng gậy ba khúc đánh vào tay, lưng, đầu anh B khiến nạn nhân bị chảy nhiều máu và ngã xuống đường. Sự việc dừng lại khi có người can ngăn…
Video đang HOT
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 10/2021, anh B cho rằng, giữa hai bị cáo đã có sự bàn bạc để tấn công anh. Theo anh B, nguyên nhân khiến anh bị đánh xuất phát từ chuyện Nam từng có ý định yêu chị A, nhưng chị này lại yêu người khác khiến Nam cay cú và lên kế hoạch trả thù…
Về phía hai bị cáo, trong quá trình điều tra và tại phiên toà đều thừa nhận hành vi phạm tội như trên và xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.
Quá trình giải quyết vụ án, sau khi đánh giá tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của hai bị cáo, TAND quận Bắc Từ Liêm đã tuyên phạt bị cáo Sinh 9 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng kể từ khi Toà tuyên án. Bị cáo Nam bị tuyên phạt 6 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng kể từ khi Toà tuyên án. TAND quận Bắc Từ Liêm tuyên giao hai bị cáo Sinh và Nam cho UBND phường, nơi hai bị cáo cư trú để quản lý, giám sát và giáo dục hai bị cáo trong thời gian thi hành án và thời gian thử thách.
Về trách nhiệm dân sự, TAND quận Bắc Từ Liêm buộc hai bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền 5 nghìn đồng. Tách riêng ra thì mỗi bị cáo phải bồi thường cho bị hại 2.500 đồng. Điều đáng nói là Toà án cấp sơ thẩm tuyên phần bồi thường về trách nhiệm dân sự đối với hai bị cáo theo đề nghị của cha đẻ bị hại. Ông cũng là người đại diện hợp pháp cho bị hại tại phiên toà. Phần bồi thường dân sự, cha đẻ bị hại đề nghị Toà án cấp sơ thẩm phải ghi vào bản án làm căn cứ thi hành án.
Sau phiên toà sơ thẩm, do không đồng tình với bản án sơ thẩm và cho rằng, quá trình điều tra và truy tố, cơ quan tố tụng chưa làm hết trách nhiệm nên đại diện của bị hại đã làm đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại cho rằng, hành vi của hai bị cáo có tính chất côn đồ. Cụ thể, hai bị cáo không quen biết, không mâu thuẫn với bị hại và chỉ gặp lần đầu, nhưng đã dùng gậy sắt ba khúc vụt nhiều phát vào người bị hại, trong đó có một phát trúng đỉnh đầu. Khi bị hại gục xuống trong vũng máu, hai bị cáo bỏ đi, không cứu chữa.
Do đó, luật sư đề nghị HĐXX phúc thẩm cần xem xét hành vi của hai bị cáo thêm tình tiết định khung là “có tính chất côn đồ”. Luật sư cho rằng, quá trình xét xử sơ thẩm, TAND quận Bắc Từ Liêm đã bỏ qua tình tiết này là thiếu sót.
Sau khi nghị án, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội bác kháng cáo của bị hại và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Theo đó, bị cáo Sinh và bị cáo Nam vẫn thi hành hình phạt như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Ba cụ ông chịu án oan ở Vĩnh Phúc: Tiếp tục xét đơn kiện Viện KSND tỉnh
Ông Trần Trung Thám (quê Vĩnh Phúc) bị bắt oan vì liên quan đến vụ án mạng, sau đó tử vong trong quá trình tạm giam.
Gần 40 sau, ông Thám mới được cải chính xin lỗi công khai, gia đình ông đòi bồi thường 25 tỉ đồng.
Dự kiến ngày mai 5.4, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc sẽ mở lại phiên sơ thẩm, xem xét đơn khởi kiện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc đòi bồi thường 25 tỉ đồng của gia đình ông Trần Trung Thám (sinh năm 1942, mất năm 1980, quê xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, Vĩnh Phúc), vì những tổn thất kinh tế, tinh thần mà gia đình phải gánh chịu sau những năm tháng ông Thám bị hàm oan về tội giết người.
Bà Thắm ôm di ảnh chồng trong buổi cải chính, xin lỗi công khai ngày 9.10.2019. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Nguyên đơn trong vụ án dân sự này là bà Trần Thị Thắm (79 tuổi, trú xã Đồng Thịnh; vợ ông Thám), bị đơn là Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đó, phiên tòa này dự kiến mở vào 11.3, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phải tạm hoãn.
Kể lại nỗi oan khuất mà chồng và gia đình phải gánh chịu, bà Thắm cho hay, sau khi xảy ra vụ Bí thư Chi bộ thôn bị sát hại vào năm 1980, chồng bà bất ngờ bị xác định là đồng phạm và bị khởi tố, bắt tạm giam. Gần 3 tháng bị bắt, gia đình nhận tin ông Thám tử vong, nguyên nhân do bệnh kiết lỵ.
Sau khi biết bố bị oan, anh Trần Văn Mạnh (47 tuổi, con trai ông Thám) đã cùng bác đi kêu oan, đòi lại công bằng. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Từ khi ông Thám mất đi, một mình bà Thắm phải bươn chải nuôi các con khôn lớn trong sự ghẻ lạnh của hàng xóm vì chồng bà là "thằng giết người". Sau hàng chục năm ròng rã kêu oan cho chồng, đến năm 2019, chính quyền mới tổ chức cải chính, xin lỗi công khai cho ông Thám và 2 người hàng xóm khác cũng bị bắt oan trong vụ án.
Trước những tổn thất to lớn về tinh thần, vật chất, gia đình bà Thắm yêu cầu được bồi thường 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra con số bồi thường không thỏa đáng, gia đình bà đã làm đơn khởi kiện cơ quan này, đề nghị tính toán lại.
Đã 81 tuổi, ông Trần Ngọc Chinh luôn mong được bồi thường thỏa đáng. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28.1.1980, ông Chu Văn Quản, Bí thư Chi bộ thôn Vạn Thắng (xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, Vĩnh Phú, nay thuộc Vĩnh Phúc), được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ trên đồi sắn, với nhiều tình tiết đáng ngờ.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phú khi đó đã khởi tố, bắt giam 4 bị can, gồm: ông Thám, ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi, anh trai ông Thám); ông Khổng Văn Đệ và Nguyễn Đình Ký, đều trú tại xã Đồng Thịnh, để phục vụ điều tra.
Công an tỉnh Vĩnh Phú sau đó xác định ông Ký là thủ phạm và tuyên án chung thân đối với ông này vào ngày 15.6.1983; ông Chinh, ông Đệ được đình chỉ điều tra và trả tự do vào ngày 10.10.1982.
Ngày 18.10.1982, ông Thám cũng được đình chỉ điều tra vì không phạm tội, tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giam, ông Thám đã qua đời.
Quyết định đình cứu, thả tự do cho ông Trần Ngọc Chinh. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Sau gần 40 năm, ngày 9.10.2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan có liên quan đã tổ chức buổi cải chính, xin lỗi công khai đối với 3 ông.
Sau đó, gia đình ông Chinh đã có đơn yêu cầu các cơ quan gây nên oan sai bồi thường 12,87 tỉ đồng; gia đình ông Trần Trung Thám đòi bồi thường 25 tỉ đồng; và gia đình ông Khổng Văn Đệ yêu cầu bồi thường hơn 5,2 tỉ đồng.
Đến tháng 9.2020, trải qua nhiều lần thương lượng, gia đình ông Đệ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường oan sai hơn 1,1 tỉ đồng từ Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc.
Gia đình ông Thám, ông Chinh không chấp nhận thương lượng, đã làm đơn khởi kiện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 1.4 vừa qua, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã xét đơn kiện của ông Chinh và tuyên buộc Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc phải bồi thường số tiền 1,068 tỉ đồng. Tuy nhiên, gia đình ông Chinh cho biết con số này là quá thấp, sẽ làm các thủ tục để kháng cáo lên TAND cấp cao.
Bị bắt oan 32 năm trước, nguyên Bí thư phường kiện đòi lại 59 giấy tờ "trị giá 90 tỉ" Theo ông Ngừng, nếu cơ quan điều tra không tìm được giấy tờ để trả cho ông thì phải bồi thường tổng giá trị của 14 giấy tờ còn lại là trên 90 tỉ đồng. Ông Châu Ngọc Ngừng (SN 1957, ngụ ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre) bị bắt oan vào tháng 12/1990, về tội "nhận hối lộ và...