Bi hài giáo viên ở Hưng Yên nháo nhác “mua” chứng chỉ
Để được nâng lương, giáo viên ở Hưng Yên phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 với mức “phí” từ 1,2 đến 4 triệu đồng. Họ đang nháo nhác “săn lùng” chứng chỉ nhanh, rẻ và “nghe có vẻ” uy tín.
“Học” chứng chỉ ngoại ngữ với giá “cắt cổ”
Mới đây, báo Người Đưa Tin nhận được phản ánh của rất nhiều giáo viên ở Hưng Yên phản ánh về việc bỗng dưng phải bỏ cả mấy tháng lương để “mua” chứng chỉ ngoại ngữ A2. Đặc biệt, ở các trường, mỗi giáo viên phải bỏ ra số tiền khác nhau.
Theo phản ánh, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, văn bản quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 bắt đầu triển khai từ tháng 11/2015.
Với quy định này, những giáo viên tốt nghiệp hệ cao đẳng sư phạm, đã liên thông lên đại học nhưng vẫn nhận mức lương theo hệ cao đẳng, khi muốn nâng lương lên, họ phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 để hoàn thiện hồ sơ.
Từ khi có văn bản, giáo viên nơi đây náo loạn. Nơi đâu cũng xôn xao về việc đi “mua” chứng chỉ ở đâu nhanh, rẻ và “nghe có vẻ” uy tín.
Theo phản ánh của giáo viên, hiện nay có 3 cơ sở giáo dục liên kết với ĐH Thái Nguyên để cấp chứng chỉ. Và, giá ở mỗi cơ sở này có mức chênh nhau khá lớn.
Điều đặc biệt là, ở các cơ sở này đều có thời gian đào tạo “siêu tốc”. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, các giáo viên được đào tạo như “siêu nhân”, lập tức trở thành người giỏi ngoại ngữ và có trong tay tấm chứng chỉ danh giá.
10 trung tâm được bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ. Ảnh: C. H
Một người hài hước: “Với những giáo viên gần chục năm không động đến một chữ tiếng Anh như tôi thì khoảng thời gian đó có thực sự đảm bảo được chất lượng của chứng chỉ?”
Anh H., một giáo viên trăn trở: “Ở trường tôi, nhiều giáo viên vừa vào biên chế, lương 1 tháng được hơn 2 triệu đồng. Giờ đi học một cái chứng chỉ mức phí 4 triệu đồng. Vậy trong 2 tháng đó họ sẽ ăn bằng gì? Đổ xăng bằng gì?
Video đang HOT
Việc đòi hỏi 1 tờ chứng chỉ chỉ là hình thức, điều ấy có nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên hay không?”
Học phí mỗi trung tâm chênh lệch khá lớn khiến giáo viên băn khoăn. Ảnh: C. H
Giáo viên tên M. (giảng dạy trên huyện Yên Mỹ) cho biết thêm: “Trong vòng chưa đầy 1 tháng, các cơ sở đào tạo yêu cầu giáo viên phải nộp hồ sơ, đóng tiền ngay. Chúng tôi có hỏi về việc ôn thi thì họ bảo không cần ôn cũng được. Chỉ cần xuống thi. Đảm bảo đỗ hết.
Vậy chung quy lại, chúng tôi phải bỏ số tiền 4 triệu bạc ra chỉ để mua 1 tờ giấy vô giá trị. Nâng cao chất lượng giáo dục theo kiểu hình thức như thế này đến bao giờ?”.
Một điều bất cập nữa là theo quy định của bộ GD&ĐT, giáo viên có quyền lựa chọn học và lấy chứng chỉ ở 1 trong 10 trung tâm cấp chứng chỉ ngoại ngữ A2. Tuy nhiên, khi một số giáo viên trình bày nguyện vọng muốn được học ở một số trung tâm uy tín ngoài Hà Nội và thuộc 10 trung tâm Bộ nêu thì một số trường không đồng ý và cho biết chỉ chấp nhận chứng chỉ do trường ĐH Thái Nguyên cấp.
Học ngoại ngữ “siêu tốc”?
Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, hiện trên địa bàn huyện Yên Mỹ, có đến 3 trung tâm liên kết với ĐH Thái Nguyên để cấp chứng chỉ ngoại ngữ A2. Mỗi trung tâm có một mức phí khác nhau và khoảng cách chênh lệch khá lớn, dao động từ 1,2 triệu tới 4 triệu đồng.
Cụ thể, tại điểm cấp chứng chỉ liên kết giữa trường CĐSP Hưng Yên và trường ĐH Thái Nguyên có mức học phí 2.800.000 đồng.
Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối phối hợp ĐH Thái Nguyên cũng tổ chức thi và cấp chứng chỉ với nhiều mức giá khác nhau tương ứng với chương trình học khác nhau:
Chương trình 30 tiết: 1.200.000 đồng/hv.
Chương trình 45 tiết: 1.800.000đ/hv
Chương trình 60 tiết: 2.400.000đ/hv
Ngoài ra, trường Cán bộ Dân tộc phối hợp trung tâm Phát triển Nguồn lực Ngoại ngữ – ĐH Thái Nguyên tổ chức lớp bồi dưỡng, luyện thi, khảo thí và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Anh với mức kinh phí nộp 4.000.000 đồng.
Ảnh: C. H
“Hầu như tất cả các giáo viên đều chọn mức phí cao nhất là 4000.000 đồng vì cho rằng đầu tư vào nhiều tiền thì chứng chỉ chất lượng hơn”, một giáo viên tiết lộ.
Dư luận xã hội tỉnh này dị nghị rằng, việc yêu cầu nâng cao trình độ của giáo viên lại khiến nhiều trường biến đó thành cơ hội mua bán bằng cấp, chứng chỉ.
“Tôi cũng thấy bất cập, nhưng chẳng ai ý kiến”
Trước bức xúc của giáo viên, ông Ngô Quốc Hưng, Hiệu trưởng trường THCS Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên cho hay: “Chúng tôi chỉ thực hiện theo công văn số 517/UBND-NV về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định mới đối với viên chức.
Thông báo này được gửi đến tất cả các trường và không mang tính bắt buộc. Còn quyết định đi học hay không là quyền ở giáo viên.
Tôi đã khuyên tất cả các giáo viên khi quyết định học thì nên học cho ra học để lấy chứng chỉ chất lượng thực sự. Khi nhận thấy thông báo lịch nộp hồ sơ và lịch thi thời gian quá gấp, tôi đã nhắc giáo viên nên xem xét và suy nghĩ kỹ trước việc này”.
Bên cạnh đó, ông Hưng cũng khẳng định không có chuyện bắt ép giáo viên làm chứng chỉ ở trường ĐH Thái Nguyên, mà giáo viên có quyền lựa chọn 1 trong 10 điểm để học chứng chỉ.
“Người ta chỉ thông báo là Sở GD&ĐT đồng ý cho trường CĐSP Hưng Yên liên kết với trường ĐH Thái Nguyên để mở lớp bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ”.
Rất muốn cho giáo viên trường mình được học và cấp một chứng chỉ chất lượng thực. Dù đã nhận ra sự bất cập giữa thời gian học và mức học phí, nhưng vị hiệu trưởng này cũng không ý kiến gì trong cuộc họp mà chỉ nhắc nhở giáo viên của mình: “Nên xem xét kỹ trước khi đăng ký học”.
Chúng tôi đã liên hệ với Phòng GD&ĐT huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, tuy nhiên, đến thời điểm này, phòng vẫn chưa có câu trả lời.
PV sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Liên quan đến việc thực hiện theo thông tư nhằm mục đích thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định mới (trừ trường hợp xét thăng, hạng từ IV lên hạng III) thì yêu cầu trong hồ sơ của người muốn thay đổi chức danh nghề nghiệp phải có đầy đủ giấy tờ. Một trong những giấy tờ không thể thiếu đó là các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới (đối với chứng chỉ ngoại ngữ phải do một trong các cơ sở giáo dục đào tạo được Bộ GD&ĐT công nhận được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Cụ thể là những giáo viên này phải có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin
Kỷ luật sư trụ trì chùa Thiên Tâm, nơi bé gái bị đánh
Liên quan đến việc bé gái bị đánh, nhốt trong chùa Thiên Tâm (thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên), sư cô trụ trì Thích Diệu Tịnh phải viết bản kiểm điểm.
Cháu Phượng được gia đình bà Phức cưu mang sau khi được người dân giải cứu - Ảnh: Thành Trí
Quyết định kỷ luật đối với sư cô Thích Diệu Tịnh, trụ trì chùa Thiên Tâm, được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên đưa ra hôm 9.11. Theo đó, sư Thích Diệu Tịnh phải thành tâm sám hối, tự viết bản kiểm về những lỗi lầm, thiếu sót của mình. Bản kiểm điểm được lưu trữ tại Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh để theo dõi.
Trong vòng 10 năm (2016 - 2026) không nhận đệ tử xuất gia và không nuôi trẻ em tại chùa. Đồng thời, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Yên Mỹ và sư Thích Diệu Tịnh liên hệ với cơ quan chức năng, làm thủ tục theo quy định, giao trả cháu Vũ Thị Phượng về gia đình hoặc nhờ các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện nuôi dưỡng.
Trước đó, sáng ngày 11.10, nhiều người dân sống gần chùa Thiên Tâm phát hiện ra cháu Phượng bị nhốt trong căn nhà cấp 4 sau chùa, cửa khóa 2 lần, cửa sổ bị đóng chốt. Phương bị thương tích ở vùng đầu, chân tay và bị nhốt từ ngày 8.10, chỉ được ăn một bát cơm với đĩa muối trắng, uống một chai nước, ngủ dưới nền nhà, bị muỗi đốt. Sau khi được giải cứu, cháu Phượng được gia đình bà Phạm Thị Phức trú ở cùng thôn Lạc Cầu cưu mang.
Thành Trí
Theo Thanhnien
Nghi vấn bé gái bị nhốt 3 ngày chỉ được ăn cơm với muối trắng Công an huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đã vào cuộc điều tra, cho cháu bé đi giám định thương tật, làm rõ việc bé bị bỏ đói. Sau 4 ngày được giải cứu, cháu Vũ Thị Thiên (10 tuổi ở thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) được một gia đình ở cạnh ngôi chùa Thiên Tâm cưu mang. Thiên đã...