Bị hại đời sát ngày lên xe hoa
Gã trai khóa trái cửa, lột hết quần áo của chị. Lúc này, chị mới lơ mơ hiểu ra mình đang bị kẻ lạ mặt kia hãm hiếp.
Ám ảnh từ lần bị hãm hại khiến người phụ nữ trở nên lãnh cảm trong chuyện vợ chồng. Để hàng ngày chiều chồng, chị âm thầm sử dụng thuốc hỗ trợ sinh lý.
Bị hại đời sát ngày lên xe hoa
Chị Vũ Thị N. (quận Long Biên, Hà Nội) một mình lầm lũi đến phòng khám sản khoa của bác sĩ Lê Thị Kim Dung (tại Thái Hà, Đống Đa, Hà Hội) chữa bệnh. Câu chuyện chị tâm sự về mình khiến bác sĩ và người nghe ám ảnh.
Sinh năm 1980, chị N. tốt nghiệp trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, sau đó chị về làm quản lý tại một nhà hàng lớn ở quận Hoàn Kiếm. Nghề quản lý nhà hàng vốn nhiều điều tiếng không hay nhưng chị tự đặt cho mình quy tắc dù thế nào cũng không buông lỏng bản thân mình trôi theo những thị phi nơi mùi rượu, khói thuốc.
Người yêu chị là bạn học cùng cấp 3. Năm 27 tuổi, chị và anh chuẩn bị cho đám cưới. Tình yêu của hai người đi lên từ tình bạn nhưng chị Nhàn kiên quyết giữ mình cho ngày tân hôn.
“Gia đình nhà anh ấy không thích tôi làm ở nhà hàng vì họ nghĩ gái nhà hàng thế này, thế khác. Tôi không biết giải thích thế nào nên tự giữ gìn mình cho đến ngày cưới để khẳng định với anh và gia đình anh về tiết hạnh của mình. Nhưng nào ngờ…”
Video đang HOT
2 ngày trước đám cưới, đó là buổi cuối cùng chị Nhàn lên nhà hàng làm và xin nghỉ phép. Sau khi tan ca lúc 23h đêm, chị Nhàn được cô bạn thân rủ đi chơi với lời mời “ sau này có chồng rồi chẳng còn đi chơi ở đâu được nữa. Trước khi vào cũi, cậu hãy đi chơi để chia tay đời độc thân“. Nghe cô bạn rủ rê, chị cũng đưa chân đi theo cô ấy vì nể.
Hai người vào một quán bar ở phố Trần Hưng Đạo, tiếng nhạc DJ, sự nô nức phấn khích cùa nhiều người khiến chị N. cũng thích thú. Làm quản lý nhà hàng nhưng chưa bao giờ chị đến quán bar hay sàn nhảy để xả stress như các đồng nghiệp khác. Hôm ấy là lần đầu tiên nên chị cũng ra nhảy nhót và uống rượu.
Đến quá 1h sáng, chị lảo đảo bước ra về trong hơi rượu và niềm hân hoan về buổi thác loạn đầu tiên và trong tâm trí chị đó cũng là buổi cuối cùng. Chị và bạn lên xe taxi cùng với hai cậu bạn trai của cô ấy. Trong hơi men lâng lâng, chị không nhớ nổi đường về nhà mình. Chị đành nghe lời đến nhà bạn ngủ tạm mai về.
Chị đau xót nhận ra rằng đời con gái chị giữ gìn bao năm thế là hết (Ảnh minh họa)
Cả hai cô gái cùng say được đưa vào một nhà nghỉ trên phố Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cô bạn của chị N. về cùng phòng ngủ với người yêu, để mặc chị với người con trai lạ.
Gã con trai đã kéo chị vào phòng khóa trái cửa, lột hết quần áo của chị. Lúc này, chị mới lơ mơ hiểu ra mình đang bị kẻ lạ mặt kia hãm hiếp.
Mặc cho chị khóc, chị la hét, hắn vẫn quyết tâm thỏa mãn cơn dục vọng trong hơi men ngà. Tiếng khóc của chị như bị đứt đoạn vì chị không thể chống cự thêm được nữa. Chị đau xót nhận ra rằngđời con gái chị giữ gìn bao năm thế là hết. Cái quý giá nhất chị muốn dành cho chồng đã bị kẻ lạ cướp đi. Trong cơn ê chề, chị bỏ chạy lúc nửa đêm để tìm được về nhà.
Sợ ân ái với chồng nên tìm đến thuốc kích thích
Ngày cưới, gia đình đang rậm rịch vui mừng với khách quý, còn chị như kẻ mất hồn. Chị thất thần sợ hãi nhớ lại chuyện xảy ra đêm hôm trước. Chị không dám nói chuyện với ai, càng không dám nghĩ đến chuyện tố cáo. “ Nếu tố cáo, gã kia bị bắt thì chị cũng chẳng có một tương lai ra gì. Chị coi điều đó là bí mật của riêng mình” – đó là câu khuyên nhủ của cô bạn.
Đêm tân hôn, khi người chồng hồ hởi tận hưởng cuộc sống vợ chồng thì chị sợ hãi. Mặc dù chị cố trấn tĩnh rằng “ đây không phải là hắn, anh là chồng mình nhưng thật khó để tìm được cảm giác ân ái”.
Từ sau đêm đó, chị không có cảm hứng phòng the, chồng chị càng cố bao nhiêu thì chị càng sợ. Anh không bao giờ nhắc tới chuyện trong trắng của vợ. Nhìn người chồng vò đầu, gãi tai tìm ra các biện pháp giúp vợ bình tĩnh trong chuyện ấy chị càng đau khổ hơn.
Chị tìm đến thuốc hỗ trợ sinh lý cho phụ nữ, nói là thuốc hỗ trợ chứ thực ra đây là thuốc kích dục nữ. Chị tìm mua ở các cửa hàng thuốc gần chỗ làm hoặc nhờ người trong nhà hàng mua giúp. Đã 6 năm sau ngày cưới, đêm nào chị cũng uống thuốc để chiều chồng. Người chồng của chị không hề hay biết nên rất hạnh phúc.
Từ ngày lấy chồng, chị chưa một lần mang thai. Hai gia đình giục chuyện con cái nhưng chị không dám đi khám bệnh vì sợ do uống nhiều thuốc nên vô sinh.
Gần đây, chị thường hay đau đầu và mệt mỏi nên chị tìm đến bác sĩ. “Cho đến bây giờ, ký ức kinh hoàng vẫn khiến chị giật mình trong đêm. Đêm sai lầm đó, chị phải trả giá. Chị không muốn khám bệnh của mình quá sâu vì biết mình chỉ làm tròn được bổn phận của một người làm vợ sẽ không làm được mẹ” – chị N. đau xót.
(* Tên nhân vật đã được thay đổi)
Theo Bưu Điện Việt Nam
Yêu không... "hợp đồng"
Chẳng ai yêu thoáng như các diễn viên, người mẫu, hay văn nghệ sĩ, vậy mà người ta phát hiện rằng, ngay cả những người yêu "thả cửa" nhất vẫn coi trọng ngày lên xe hoa của mình.
Cho dù ngày đó là lần thứ sáu, thứ bảy, một lễ hội cưới đã quá quen thuộc, quá cũ rồi, vậy mà cô dâu vẫn tìm cho mình một bộ váy lạ mắt nhất, tìm nhà hàng ưng ý nhất, và hồi hộp chờ đón bạn bè, quan khách và cả giới truyền thông đến dự tiệc cưới trong tiếng cười nói hân hoan...
Chẳng lẽ cái ngày cưới tam phiên tứ hồi chẳng có gì lạ lẫm trong cuộc đời lại có tầm quan trọng đáng ao ước đến vậy? Không, đúng ra, tất cả các quan khách và giới truyền thông đến dự đám cưới còn là những người làm chứng cho hôn thú mà hai người đã cam kết và giao ước với nhau.
Đặc biệt trước các lễ cưới, việc nhà trai đến xin dâu trước bàn thờ nhà gái, rồi cô dâu - chú rể cùng làm lễ xin tổ tiên chứng thực việc xin dâu, nhận rể, kết thành đôi nên vợ thành chồng, đã chứng tỏ ngoài giấy hôn thú, người ta còn phải thề nguyền trước sự chứng kiến của hai họ.
Việc có người làm chứng để kết đôi, thể hiện chính thức hơn với những đôi cử hành hôn lễ trong nhà thờ. Trước khi trao nhẫn cho nhau, hai người đã thề nên vợ nên chồng trước mặt vị linh mục, hai họ và tất cả bạn bè.
Tại sao đám cưới lại cần chính thức trước sự làm chứng của mọi người? Bởi đó là sự kết buộc được pháp luật bảo hộ, tôn giáo che chở và hai họ gìn giữ. Hôn lễ chính thức đó sẽ bảo vệ cho cả hai được hạnh phúc, cũng như chống lại rủi ro rình rập...
Ví như trường hợp của vợ tỷ phú Nga Ibramovic, khi ông đòi ly dị, lập tức tòa án buộc ông phải chia 9 tỉ USD cho vợ - số tiền bằng nửa tổng tài sản của ông. Nếu không có giấy kết hôn chính thức, chắc gì bà vợ bị chồng đòi ly dị có thể có được khối tài sản khổng lồ ấy, đó là chưa kể vô số các quyền lợi khác như con cái, nhà cửa, nghề nghiệp và danh dự.
Với người Âu - Mỹ, rõ ràng hôn thú không chỉ đơn giản là tờ giấy chứa đựng tình cảm, mà đó là chứng nhận pháp luật sẽ bảo vệ cho cả hai đối tác của hôn nhân dù là chồng hay vợ.
Tại sao đám cưới lại cần chính thức trước sự làm chứng của mọi người?
(ảnh minh họa)
Giờ đây với cách nghĩ hiện đại, thế giới ngày càng quen với cách nghĩ: Hôn nhân là đối tác tình yêu - gia đình giữa hai người, một bên là vợ - bên kia là chồng.
Thậm chí, có nhiều cặp vợ chồng còn ràng buộc nhau bằng cả một hợp đồng kết hôn, cam kết quy định rõ bên A (vợ), bên B (chồng), được làm gì, không được làm gì, một khi đã thỏa thuận cùng nhau, hai bên cùng ký, nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải đền bù hậu quả theo cam kết ghi vào hợp đồng.
Chúng ta thử nghĩ xem có thứ gì quý ở đời mà không cần bảo hiểm? Một viên kim cương được đánh mã số, ghi hồ sơ, lịch trình, để đảm bảo không bị làm giả hay đánh cắp. Một chiếc ô tô mới mua về đã phải mua bảo hiểm để nếu va quệt hay mất cắp, chủ xe chỉ cần thông báo cho công ty bảo hiểm, sẽ có người đến giải quyết ngay.
Hoặc thử nhìn các cầu thủ bóng đá được chọn vào đội tuyển quốc gia, họ được ghi số và tên tuổi của mình lên áo, để khi ra sân mọi người đều biết và gọi số, gọi tên của họ. Một cầu thủ trong đội bóng gồm 11 người đã thế, thử hỏi một "cầu thủ" tình yêu trong đội tuyển lứa đôi hạnh phúc sẽ ra sao khi không chính thức được mang số áo của mình?
Đăng ký kết hôn, ngày nay cần hơn bao giờ hết. Ngày xưa tỷ lệ ly hôn chỉ chiếm khoảng 1%, thì giờ đây tỷ lệ ly hôn cao hơn rất nhiều, nếu không có giấy hôn thú, thì người ta sẽ không được bảo vệ khi bị dồn đến tình huống phải ly dị?
Chính vì thế mà ở Âu - Mỹ, người ta rất coi trọng giấy hôn thú, đám cưới chính thức, thậm chí còn ký thêm cả hợp đồng hôn nhân cho chắc ăn.
Nhưng, trái ngược với điều đó, có rất nhiều người nghĩ: Giấy hôn thú là một ràng buộc mang tính pháp luật rất phiền hà, ngày nay khi cách mạng tình dục đã ào ạt phá tung nhiều rào cản, dại gì không tận dụng nó để ăn chơi xả láng, lại đi chui đầu vào giấy hôn thú, tự mình cấm cản ràng buộc mình, thế chẳng dại dột lắm sao!
Đã có cả xu hướng "sống chung" xuất hiện từ Châu Âu, qua Châu Mỹ, lan đến Châu Á. Nói như người Việt, đơn giản là "góp gạo thổi cơm chung" .
Vừa mới gặp nhau, thấy thích nhau, người nọ bảo người kia: "Tại sao chúng ta lại không ở cùng nhau nhỉ?". "Ừ, tôi cũng đang định nói vậy. Ở chung, tiền nhà chia đôi, mùa đông chỉ cần đắp một chiếc chăn mỏng mà vẫn ấm...".
Thế là người ta về ở với nhau, ăn cùng và động phòng hoa chúc nhanh hơn cả phim thần thoại. Sau khi lạc vào tận thâm sơn cùng cốc của cõi thiên thai, người ta thầm cảm ơn cách mạng tình dục đã đem lại cho người ta khoái lạc dễ dàng đến vậy.
Ngày xưa muốn động phòng hoa chúc ư, nào dạm hỏi, chạm ngõ, đưa trầu cau, khi rước dâu, mẹ vợ khóc như mưa, rồi cô dâu cũng khóc, sau đó cưới hỏi suốt ngày, bạn bè còn đòi chạm cốc chúc mừng làm phiền đến tận khuya. Lúc động phòng hoa chúc, cô dâu, chú rể không còn chút sức lực nào...
Cuộc cưỡi mây vào chốn thiên thai hưởng mưa sa gió táp ái ân bây giờ nào có vất vả gì, chưa hết một ngày đã dìu nhau lên giường để làm tắt lịm khúc tình ca, nơi lò rèn đang thổi những than nồng...
Nhưng ở đời, người ta nói, cái gì dễ có thì cũng dễ mất. Chưa được 3 ngày, dẫn nàng đi phòng nhảy, nàng đã quấn quýt bên anh chàng khác. Chàng lôi nàng về mặt hằm hằm, tức tối ghen: " Tại sao cô không chịu nhảy với tôi, cứ ôm riết lấy thằng đó? Nó thì có gì hơn tôi?".
" Hơn hay không, chỉ có đàn bà mới đánh giá được đàn ông. Anh đừng có ghen vô lý như vậy!".
Bốp! Chàng thẳng tay tát nàng.
Xoảng! Nàng ném cả chiếc phích nước sôi vào người chàng, rồi xách va li vù thẳng.
Có những đôi sống với nhau được lâu hơn. Tháng sau, nàng báo, " em đã có thai". Thay vì vui mừng, chàng hoảng hốt: " Anh đâu đã chuẩn bị để nuôi con! Anh lấy đâu ra tiền?".
"Không lấy đâu ra tiền à, vậy thì lúc quan hệ, sao anh không giữ gìn, cứ đòi đá chân trần không bít tất. Làm trai dám làm dám chịu", " Em bỏ thai đi!"... Tranh cãi hồi lâu, rốt cuộc cô gái vẫn phải bỏ đi cái thai, vì nghĩ đến chuyện phải bỏ học, lam lũ mưu sinh nuôi đứa con ngoài ý muốn... Tại sao cô phải làm điều đó? Có ai bảo vệ cô không?
Không có gì bảo vệ cô vì cô "kết hôn" trắng tay, thì cũng ra đi trắng tay. Không hề có một ràng buộc pháp lý nào có thể bảo vệ cô.
Thời đại ngày nay là thời đại của những công dân pháp luật. Mong rằng, các cô gái dù yêu đến quên đất trời vẫn cần có giấy "bảo hành" của đối tác để bảo vệ quyền lợi cho mình và cho con mình...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bi hài vợ đi vá trinh để chiều chồng Sung sướng đâu chẳng thấy, chỉ thấy chị Hoa đau đớn, giãy giụa. Chồng em... ao ước gái trinh Chấp nhận làm "thằng đổ vỏ", anh Ngần cưới chị Hoa về với cái bụng lùm lùm, "tác phẩm" của gã Sở Khanh vốn là một kỹ sư xây dựng. Sau khi công trình kết thúc, gã họ Sở quất mã truy phong bỏ...