Bi hài chuyện xin bệnh viện về… chết
Đã là bác sĩ ai cũng muốn làm mọi cách để cứu chữa bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít trường hợp bác sĩ vừa chữa bệnh, vừa phải đấu tranh với thầy bói, điều đình với người nhà để giữ sự sống cho bệnh nhân.
Xin về chết vì “thầy bói bảo”
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duệ – Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, ông đã từng cứu chữa cho một bệnh nhân ngoài 80 tuổi (Hà Nội) bị tai biến nhẹ. Trước đó, bà bị mệt nằm ở nhà cả tháng, đến lúc mệt nặng gia đình mới đưa đi viện. Sức khỏe của bà yếu nhưng chưa phải thở máy. Sau vài tuần điều trị, bệnh nhân đã bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, một buổi tối con trai bệnh nhân vào xin bác sĩ Duệ được đưa mẹ về nhà. Bác sĩ Duệ rất ngạc nhiên vì nếu về ngay thì các di chứng tai biến khó có thể phục hồi. Càng thuyết phục, con trai bà cụ vẫn khăng khăng “xin về”.
Đến lúc không giấu được, anh ta mới buột miệng kể: Chị gái và vợ vừa đi xem bói. Ông thầy phán rằng mẹ anh ta không thể qua nổi 2 giờ đêm nay nên muốn xin cho mẹ về nhà… chết. “Tôi bật cười, cho anh ta biết, theo tình hình sức khỏe, bà cụ không thể chết trong đêm nay được. Đồng thời tôi phải mang cả danh dự của mình ra đảm bảo thì mới giữ cụ ở lại được”- bác sĩ Duệ cho biết. Sau đó, bà cụ đã phục hồi và ra viện, sống tới 95 tuổi mới quy tiên.
Một bác sĩ khoa Cấp cứu – Bệnh viện Việt Đức cũng vừa “năn nỉ” một ông bố để xin cứu chữa cho con ông ta. Bệnh nhân là một nam thanh niên mới ngoài 20 tuổi, bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Tuy tính mạng phải đặt cược với thần chết 50/50 nhưng các bác sĩ bảo, còn nước còn tát. Nghe bác sĩ tư vấn như vậy, ông bố liền nằng nặc xin cho con trai về. Ông ta thẳng thắn nói rằng ông đã bấm số, thằng út sẽ “gánh rủi ro” cho cả gia đình nên chắc khó qua được. Hoặc có sống cũng thành tật nên trước khi tiêu tốn tiền của, làm khổ gia đình thì nên đưa về. Hóa ra, ông ta làm nghề thày bói, lại sinh được 3 con trai nên nhất định cho rằng “phải có một thằng gánh họa cho cả nhà”. Bác sĩ nói khó thế nào, ông ta cũng nhất định đưa con về. “Nhìn người thanh niên mới ngoài 20 phải về đợi chết, tôi thực sự khổ tâm nhưng chẳng biết làm thế nào”- vị bác sĩ này tâm sự.
Các bác sĩ luôn nỗ lực hết sức cứu chữa bệnh nhân (Ảnh minh họa)
7 con “đồng tình” xin để bố chết
Trong hàng chục năm làm nghề, bác sĩ Duệ vẫn nhớ câu chuyện về 7 đứa con ngày lại ngày vào năn nỉ bác sĩ cho bố về nhà chết. Bệnh nhân là một cụ già mới gần 70 tuổi. Do bị tai biến mạch máu não nhẹ, ông phải nằm một chỗ. Được ít lâu ông bị thêm bệnh viêm phổi cấp nên các con đưa ông vào viện. Bệnh nhân rất đông con cháu, 1-2 ngày đầu người nhà cứ nườm nượp ra vào. Tuy nhiên, điều trị được 3 ngày thì bỗng nhiên các con lại nằng nặc xin cho bố về nhà. Bác sĩ Duệ vừa thuyết phục vừa kiên quyết từ chối yêu cầu của các con cụ vì bệnh đang điều trị dở dang.
Không được sự đồng ý, ngày nào các con cụ cũng chầu chực ở cửa phòng bác sĩ, hết người nọ đến người kia đến xin cho bố về. Viện phí điều trị cho bố cũng không nộp. Bác sĩ Duệ nhớ lại: “Đến ngày thứ 3, chịu hết nổi cảnh các con cứ xin cho bố về nhà, mà đã về là chỉ chết, tôi đã gọi con cụ vào hỏi chuyện. Hóa ra, cụ sinh được tới 7 người con, 5 trai, 2 gái. Nhưng con nào cũng bảo khó khăn, chỉ làm ruộng nên không có tiền điều trị lâu dài cho bố. Cấp cứu bố vào viện cho “đúng phận làm con” chứ không thể lo lâu dài được”.
Video đang HOT
Khi bác sĩ hỏi vặn, viện phí cũng chưa nộp thì làm sao đã hết tiền, thì người con cho biết: Người đi theo đông nên chi phí ăn uống rất nhiều. Bác sĩ Duệ đã phải khuyên bảo các con gom tiền lại nộp viện phí cho bố, rồi về bớt, chỉ để lại một người trông bố cho đỡ tốn kém. Bệnh của bố điều trị không khó, có thể khỏi hẳn, về sau vẫn có thể sống khỏe mạnh cùng con cháu. Ông đã sinh thành dưỡng dục 7 con, các con nên cùng góp sức, góp tiền báo hiếu bố. Nói tình, nói lý mãi, các con bệnh nhân cũng nghe ra. Sau đó, bệnh nhân đã khỏe mạnh.
Nhiều lần, khi không cho bệnh nhân xuất viện, bác sĩ Duệ đã bị người nhà đe dọa: “Các ông thích giữ thì giữ, không cứu được thì biết tay tôi”, hoặc “tôi không có tiền, ông thích cứu thì đi mà bỏ tiền ra”. “Đối với những trường hợp như vậy, dù rất buồn nhưng các bác sĩ cũng không thể làm được gì. Vì quyền khám chữa bệnh là quyền của người bệnh và người nhà của họ, bác sĩ không thể quyết thay họ được” – bác sĩ Duệ phân trần.
Bác sĩ Lương Quốc Chính – khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều hoàn cảnh bệnh nhân cũng thực sự khó khăn nên phải xin về chờ chết. Mới đây, có một bệnh nhân nam mới hơn 40 tuổi (quê ở Hà Nam) bị xuất huyết não phải nhập viện cấp cứu. Các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân qua cơn hôn mê. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải mổ, nút mạch để chống chảy máu não tiếp. Tiền viện phí có thể lên đến 150 triệu đồng, bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế. Người vợ đành xin bệnh viện cho chồng về. Lại có bệnh nhân bị sỏi đường mật dẫn đến nhiễm trùng máu. Ca mổ cũng sẽ tốn kém gần 100 triệu đồng, bệnh nhân cũng không có bảo hiểm y tế. Gia đình làm ruộng chỉ gom góp được 20 triệu đồng nên cũng xin về.
“Nhiều bệnh nhân chết rất đáng tiếc vì không có bảo hiểm y tế. Nếu người dân biết nhìn xa trông rộng, mua bảo hiểm y tế thì đến phút nguy cấp đã có thể được trợ giúp, có tiền chạy chữa để qua cơn hiểm nghèo, chi phí lớn” – Bác sĩ Lương Quốc Chính Có một số trường hợp các con thấy bố mẹ già bị bệnh nặng thì không muốn cứu chữa, người thì xin bố mẹ về nhà chờ chết người lại chây ỳ không nộp tiền viện phí cho bố mẹ, cứ nhăn nhó nghèo khổ không có tiền viện phí nhưng sau đó ra cổng bệnh viện ngồi uống bia rôm rả” – Bác sĩ Phạm Duệ
Theo Diệu Linh
Có bảo hiểm, người bệnh vẫn khổ lo tiền... phong bì lót tay
Tinh thần thái độ, y đức của y bác sỹ tạo tâm lý... đề phòng với người mua BHYT. Để tránh thái độ phân biệt trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm và bằng dịch vụ cần làm sao để y bác sỹ không muốn, không dám và không thể làm sai y đức...
Rất nhiều ĐBQH hiến kế cho ngành y trong phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT tại Quốc hội ngày 8/11.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nêu thực tế, các chi phí gián tiếp của người dân trong khám, chữa bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao. Cho dù người bệnh có BHYT hay không thì vẫn phải chi trả những khoản chi phí như tàu xe đi lại, phong bì lót tay. Mấu chốt của vấn đề, theo bà Thùy, giá dịch vụ y tế so với chi phí thực tế hiện nay chưa tương xứng. Một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thuốc đặc trị chưa được đưa vào danh mục thanh toán của bảo hiểm nên người bệnh dù có thẻ BHYT vẫn phải thanh toán khoản chênh lệch này.
BHYT chưa tạo được sức hút với người dân, còn nhiều trở ngại khó khắc phục để đạt mục tiêu thực hiện bảo hiểm toàn dân, theo đại biểu là vì người dân chưa thấy được quyền lợi giá trị khi tham gia bảo hiểm nên không mặn mà. Vậy nên chỉ khi ốm đau, mắc bệnh nặng, bệnh nan y cần chi phí điều trại cao mới tính đến việc mua bảo hiểm.
Bà Hồ Thị Thủy - ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.
"Ngoài ra, tinh thần thái độ về y đức của cán bộ y tế cũng chưa được cải thiện đã tạo tâm lý... đề phòng đối với người tham gia bảo hiểm y tế. Chất lượng khám, chữa bệnh ở một số cơ sở y tế, nhất là tuyến dưới chưa đáp ứng được yêu cầu mà đây lại chính là nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu của người mua bảo hiểm" - bà Thủy nói.
Vì vậy, theo đại biểu, việc gia tăng tỷ lệ người tha gia BHYT là mục tiêu quan trọng nhưng cần ưu tiên trước hết là việc mở rộng phạm vi quyền lợi đối với bệnh nhân BHYT.
Tán thành hướng phân tích này, nhiều đại biểu cũng đề cập tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, vật tư y tế cũng như yêu cầu xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử với người bệnh BHYT.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP HCM) cho rằng bên cạnh chất lượng khám chữa bệnh chưa đảm bảo thì đây là một trong những rào cản lớn nhất trong việc tiến tới BHYT toàn dân.
Bà Trang phân tích, dư luận xã hội hiện vẫn còn nặng về quan niệm BHYT chỉ dành cho người nghèo. Chính quan niệm này đã khiến cho những người có điều kiện kinh tế không muốn tham gia, chỉ những người ốm và sắp ốm mới tự nguyện mua BHYT. Đại biểu dẫn số liệu khảo sát, có đến 50% đối tượng BHYT bắt buộc cho biết sẽ không tham gia BHYT nếu để họ tự nguyện.
Bà Trang cũng bộc bạch, nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân thường than phiền về sự đối xử không bình đẳng của các cơ sở khám, chữa bệnh đối với bệnh nhân BHYT, trong cùng một bệnh viện nhưng khu khám dịch vụ thì khác hẳn khu khám BHYT.
Đại biểu cũng cho rằng ngành y tế không nên lấy những lý do như bệnh viện quá tải để trì hoãn việc cải thiện công tác khám, chữa bệnh BHYT vì có những chuyện hoàn toàn có thể làm được ngay để đối xử tốt hơn với bệnh nhân BHYT. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh y tế cho bệnh nhân BHYT đang là một đòi hỏi bức bách.
Đại biểu Lê Khánh Nhung (Quảng Bình) góp ý, để tránh thái độ phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm và bằng dịch vụ, cần tạo môi trường thuận lợi cho bệnh nhân BHYT. Môi trường thuận lợi cụ thể phải làm sao để cán bộ y tế không muốn, không dám và không thể làm sai y đức. Biện pháp giám sát, chấn chỉnh y đức bằng cách cung cấp đường dây nóng để phản ánh tiêu cực tại các bệnh viện vừa qua, theo đại biểu, bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Quỹ bảo hiểm kết dư 13.000 tỷ, bệnh nhân bảo hiểm thiệt
Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) thì khái quát, qua giám sát và tiếp xúc cử tri những bức xúc về bảo hiểm y tế luôn là vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm, nổi lên là tình trạng quá tải ở bệnh viện 2-3 người bệnh phải nằm chung 1 giường. Tình trạng công khai minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm còn hạn chế. Y đức xuống cấp trầm trọng, thủ tục hành chính phiền hà... trực tiếp đe dọa phá vỡ ý nghĩa nhân văn trong chính sách BHYT.
Về vấn đề xử lý nguồn kết dư quỹ BHYT, ông Nghĩa chỉ rõ, theo Nghị định 62, 60% kinh phí kết dư quỹ hàng năm được sử dụng để mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị y tế, đào tạo nghiệp vụ... nhằm phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương. Tuy nhiên hiện nay số tiền kết dư gần 13.000 tỷ đồng chưa được phân bổ làm ảnh hưởng hiệu quả sử dụng quỹ gây khó khăn cho địa phương.
Mặt khác cũng theo Nghị định này, quỹ dự phòng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng để bổ sung cho những địa phương bội chi. Nguồn quỹ này hình thành từ 10% số thu bảo hiểm y tế và 40% kết dư trong năm cho các địa phương có kết dư chuyển về bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại các tỉnh miền núi, do dân cư phân tán, đi lại khó khăn, xa bệnh viện, dù có bệnh nhưng người dân cũng ít đến bệnh viện nên quỹ bảo hiểm y tế kết dư cao còn tại các thành phố lớn thì bội chi quỹ. "Điều này có nghĩa người nghèo tham gia bảo hiểm y tế để bù đắp chi khám bệnh cho người giàu, đây là một nghịch lý không thể chấp nhận được" - ông Nghĩa bức xúc.
Đại biểu đề nghị, số tiền kết dư cần được đầu tư trở lại cho các địa phương để tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cấp kỹ thuật y tế, mua sắm phương tiện vận chuyển để người dân được hưởng lợi một cách công bằng.
"Gật đầu" với hướng phân tích này, đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) đề cập, việc phân cấp quản lý quỹ bảo hiểm y tế cho các địa phương chưa được quy định rõ ràng trong Luật BHYT hiện hành, chưa gắn trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý và sử dụng quỹ, cũng như chưa quy định cụ thể thứ tự ưu tiên trong việc trích lập quỹ dự phòng và việc phân bổ sử dụng nguồn kết dư quỹ bảo hiểm y tế của các địa phương. Vậy nên mới có hiện tượng kết dư quỹ lên đến 13.000 tỷ đồng mà chưa được xử lý.
Đồng ý với đề xuất của cơ quan giám sát là dùng số kết dư đầu tư trở lại cho các cơ sở y tế địa phương để trang bị thêm thiết bị, kỹ thuật, cung ứng dịch vụ cho người dân, bà Hải cũng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục tăng ngân sách đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, xây dựng nền y tế cân bằng, hiệu quả. Ngoài ra, theo đại biểu, cần tiến tới thực hiện lộ trình phân bổ ngân sách theo hướng phát triển từ cấp ngân nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho người mua BHYT.
Theo Dantri
Tử vong vì bác sĩ không cho chuyển viện? Người thân của bệnh nhân vừa tử vong tại bệnh viện bức xúc khi cho rằng cái chết của nạn nhân là do trước đó bệnh viện TP. Huế không cho chuyển viện. Anh Linh và 2 đứa con thơ dại bên bàn thờ vợ Cố giữ bệnh nhân, dù người nhà van xin Ngày 3/11, anh Huỳnh Viết Linh (37 tuổi, trú...