Bi hài chuyện vợ chồng là sinh viên
“Mày ký đi, đơn ly hôn đây, bố mày cũng không thiết tha gì mày nữa đâu…..” Đó là hoàn cảnh của con bạn thân của tôi khi còn ngồi trên giảng đường Đại học.
Chuyện vợ chồng sinh viên (Ảnh mang tính minh họa)
Thùy Linh và Tuấn yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên , cuộc sống sinh viên xa nhà càng làm cho hai đứa gắn bó thân thiết với nhau hơn, Thùy Linh quê Yên Bái, Tuấn quê Thanh Hóa, họ được chúng tôi đặt cho biệt hiệu là đôi trai tài gái săc. Tuấn học trước Thùy Linh một khóa, kinh tế hai gia đình cũng không được khá giả, thành ra hai đứa rất thân nhau.Từ góp gạo thổi cơm chung, cho đỡ tiền ăn quán, vừa sạch, vừa rẻ tới dọn luôn về ở cùng cho đỡ tiền phòng trọ.
Tình yêu ban đầu thật đẹp và hạnh phúc như mơ, hai đứa học lệch nhau , đứa sáng , đứa chiều rất thuận tiện cho việc nấu nướng. Nhưng hạnh phúc chẳng đầy gang khi Thùy Linh phát hiện mình đã có thai. Tuấn nghe tin như sét đánh ngang tai, Tuấn đang gấp rút chuẩn bị thi tốt nghiệp, học hành đang bù đầu,tiền thì có hạn,còn bụng của Thùy Linh cứ ngày một lớn dần lên, đi học bọn bạn cứ bàn tán càng làm Thùy Linh tủi phận,còn Tuấn đi đâu cũng bị chỉ trỏ bàn tán, hai đứa đã quyết định không giữ đứa bé lại khi nó chưa đầy 20 tuần tuổi , và họ đã đi giải quyết ở một phòng khám tư với giá cắt cổ.Thương con Thùy Linh mang con về nghĩa trang gần nhà trọ, làm mộ và cắm cho nó một lắm hoa tươi. Tôi chỉ nhớ hôm đó nó đã ngất đi và khóc rất nhiều.
Sau lần ấy tình cảm của hai đứa không còn như trước nữa, Tuấn suốt ngày đi uống rượu , rồi cờ bạc thua tha, nợ môn, cứ mỗi lần như thế, con bạn tôi lại được một trận nhừ tử vì tội nói nhiều. Bạn Tôi lại ra mộ con ngồi khóc, nhiều đêm nó thơ thẩn như kẻ mất hồn, cứ ra thăm con, khóc rồi lại ngồi ủ dũ.
Cuộc sống vợ chồng không hôn thú lại tiếp tục thêm một năm nữa . Chúng tôi đang gấp rút học cho năm cuối thì Thùy Linh lại có tin mang đứa thứ hai, lần này nó nhất quyết không bỏ và bắt gia đình Tuấn phải có trách nhiệm, Tuấn đành phải dắt con bạn tôi về xin cưới, Bố mẹ Tuấn nhất quyết không đồng ý bảo “Chúng mày tự làm, tự chịu tao không biết,lúc sướng thì ai sướng cho, bây giờ còn kêu khổ à…..” .Nghe mẹ chồng nói vậy sao Linh thấy mình nhục quá.
Nhưng rồi họ cũng tổ chức một bữa cơm gọi là báo cáo với tổ tiên dòng họ, tiệc cưới vẻn vẹn 8 người. Bố mẹ Linh muối mặt lên tham dự, cay đắng quá khi người ta gả con được thách cưới , còn cưới con mình phải đi xin xỏ người ta.
Cưới xong, hai đứa lại dắt nhau lên học tiếp, nhìn nó chửa vượt mặt tôi thấy thật thương cảm, chồng quát thì nhịn, cãi nó nó lại đánh cho thì khổ. Lúc tỉnh không sao, lúc say Tuấn thường chửi vợ ” Cái loại gái dễ dãi như mày tao không lấy thì ế rồi con ạ.” , những lúc ấy Linh lại khóc cho cái tình yêu lầm lạc.
Nhiều lúc nhìn nó ngồi buồn tủi bên ghế đá dưới tán bàng, nhìn đám bạn chúng tôi đang nô đùa cười sảng khoái , tôi chắc lúc đó nó đang ước điều gì đó nhưng chắc chắn không phải là nó như bây giờ.
Ngày nó sinh em bé gần tết, hai vợ chồng cố ở lại làm thêm để lấy tiền về quê. Một buổi sáng Tuấn đi làm sớm, khu trọ trả còn ai, nó thấy đau bụng trở dạ, vỡ ối và sinh con ngay trong nhà tắm. May sao có bà chủ nhà nghe thấy tiếng trẻ con khóc lên vào xem. Tết đó nó ăn tết nhà chồng đầy tủi nhục. Mẹ chồng thì suốt ngày cạnh khóe , ý tứ, bóng gió, kinh tế khó khăn lên mâu thuẫn càng nhiều, không khí gia đình ngột ngạt đến khó thở.Con vừa tròn tháng, nó quyết định mang con theo chồng đi học tiếp.
Từ ngày lấy nhau , nhà Tuấn cắt luôn khoản viện trợ hàng tháng như trước kia. Vợ chồng ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, tiền thiếu, con ốm ,con khóc, thua cờ bạc, thi lại… Khiến cái gia đình nhỏ ấy càng thêm sóng gió.
Một buổi tối trời mùa đông đầy mưa và gió rét,Hai mẹ con nó bế nhau vào phòng tôi chơi, bất chợt Tuấn ở đâu về , người lồng lặc mùi rượu, phừng phừng bước vào, thằng bé con đang ngủ say trong vòng tay mẹ, miệng nó còn dính vài giọt sữa vừa bú còn vướng lại, Tuấn giật phăng đứa bé làm nó khóc thét lên, miệng luôn chửi bậy, ném một tờ giấy vào mặt bạn tôi , Tuấn bảo “ Mày ký đi, đơn ly hôn đây ,bố mày cũng không thiết tha gì mày nữa đâu…..” Rồi Tuấn bế đứa bé đi trong khi trời đang giông bão. Thùy Linh đuổi theo, giằng lại con thì bị Tuấn đạp ngã rúi rụi. Tôi vội chạy theo Tuấn vì sợ đứa nhỏ sẽ chết vì mưa rét. Thằng bé khóc khản cả giọng, Tôi hỏi ” =Tuấn định đi đâu.?” “Đi tàu về quê” Tuấn đáp. “Ông định đưa con về mà không sữa, không quần áo thế này à?nhìn đi nó khóc tím cả mặt rồi, Ông có còn xứng đáng là bố nữa hay không? Hai người đã cố đến mức này rồi, tại sao, tại sao chứ ?”.
Video đang HOT
Kéo Tuấn vào mái hiên, tôi giằng vội thằng bé đang khóc ngất, ủ ấm cho nó .Sau một hồi phân giải đúng sai, Tuấn đã đồng ý đưa con về phòng trọ.
Từ ấy đến giờ sau khi ra trường tôi vẫn chưa một lần gặp lại vợ chồng nó, sống mũi cay cay khi nghĩ lại chuyện ngày xưa. Giá như bạn tôi không ăn cơm trước kẻng thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Và rất nhiều những đứa trẻ vô tội không phải từ biệt thế gian tuyệt vời này, cầu mong các bé luôn bình an và hạnh phúc. Tôi luôn hi vọng mọi người hãy sống theo đúng nghĩa là sống chứ không phải là tồn tại.
Theo xahoi
Giấc mơ tỷ phú của cậu bé cụt hai tay
Thực hiện được ước mơ hướng đến giảng đường đại học, Phú còn ấp ủ giấc mơ trở thành tỷ phú vào năm 30 tuổi.
Chàng sinh viên Nguyễn Minh Phú
Nguyễn Minh Phú (SN 1990, ở xóm 9, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) hiện đang là sinh viên năm thứ hai, khoa Khoa học máy tính, Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM.
Người cha của Phú, ông Nguyễn Quý Lộc, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đất nước được giải phóng, ông trở về quê hương, lập gia đình và sinh được 4 người con nhưng chỉ riêng Phú bị cụt hai cánh tay từ khi mới sinh ra.
Ngày bé, cơ thể Phú ốm yếu, không phát triển. Lên 6 tuổi, Phú vẫn không biết nói, không biết đi và thường xuyên đau ốm.
Thương con, bố mẹ Phú phải chạy khắp nơi chữa trị cho em nhưng các bác sĩ vẫn không xác định được bệnh gì.
Được mách nước, bố mẹ Phú đi bắt và săn lùng mua cóc về làm thịt cho Phú ăn.
Thật kỳ diệu, từ ngày ăn thịt cóc, Phú khỏe hơn. Em biết nói, biết đi và không còn thường xuyên đau ốm như trước.
Phú kể: 'Em nghe bố mẹ kể lại, ngày đó, bố mẹ em mừng khôn xiết khi thấy em phát triển bình thường.
Nhưng cũng từ ngày em ăn thịt cóc, trên cơ thể thường xuyên mọc mụn cóc.
Lúc này, bố mẹ lại tiếp tục cuộc chiến chữa mụn cóc. Em vẫn sống chung với thuốc'.
Để được đi học như các bạn, Phú phải chập chững tập viết bằng đôi chân bé nhỏ của mình. Đầu tiên, em lấy những viên gạch vỡ để vẽ và viết những đường thẳng khắp sân nhà.
Nhưng để cầm những mẩu gạch vỡ nát bằng đôi chân, bố em phải luôn ở bên để nắn nót cho em từng động tác một.
Khi viết bằng gạch thành thạo, Phú chuyển qua viết bằng phấn và viết trên bảng đen. Nhưng càng viết, những đầu ngón chân em đều lở loét, dù tra thuốc vẫn không dứt hẳn.
Phú nói: 'Thương em, bố mẹ nói em đừng cố nhưng vì muốn được đi học và muốn tập viết thành thạo để không phụ lòng bố mẹ, em vẫn khăng khăng đòi viết.
Vì vậy mà hằng đêm, khi em ngủ say, mẹ lại lén tra thuốc cho em. Sáng hôm sau, em lại ngồi dậy tiếp tục viết'.
Lên 9 tuổi, Phú mới bắt đầu học lớp 1. Suốt 12 năm liền, Phú đều đạt học sinh giỏi, nhất là môn Anh văn và Tin học.
Nguyễn Minh Phú cùng bố mẹ
Năm học lớp 7, Phú được mệnh danh là một chuyên gia về máy tính.
Phú cho biết, việc sử dụng những thao tác trên máy tính bằng đôi chân rất khó khăn nhưng em chỉ học trong vòng một tuần.
Sau đó, vì niềm đam mê và yêu thích, em đã theo đuổi cho đến hôm nay.
Ngày được vào Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM, Phú không thể diễn tả được hết niềm vui của mình.
Em nói, ước mơ làm một chuyên gia phiên dịch những phần mềm trên máy tính của em đã gần được thực hiện.
Phú tâm sự, em rất thương bố, bố như người bạn, người thầy, người mẹ của em vậy. Bố giúp em học hỏi cũng như là động lực để em luôn cố gắng.
Năm nay bố em đã tròn 60 tuổi.
Người đàn ông từng tham gia chiến tranh, từng bị chấn thương sọ não, thoái hóa đầu gối trái và là thương binh 4/4 nhưng vẫn phải vào Sài Gòn để vừa đi làm thêm, vừa chăm sóc Phú.
Nói về những dự định về tương lai, Phú cho biết, hai năm nữa em mới tốt nghiệp đại học.
Năm 30 tuổi, em sẽ trở thành một 'tỷ phú', phấn đấu tự mình xây nhà cho bố mẹ tránh mưa, tránh nắng.
Sau khi ra trường, em sẽ cống hiến sức lực và trí thông minh của mình phục vụ cho những việc có ích.
Phú vui vẻ: 'Nhìn từ dưới lên, em còn thua kém rất nhiều nhưng nhìn từ trên xuống, em vẫn còn hơn rất nhiều người.
Vì vậy, em sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để không phụ lòng những người đã tin tưởng em'.
Theo Tinngan
Câu lạc bộ những sinh viên mồ côi Các em là những sinh viên mất cả cha lẫn mẹ, có em là người sống sót duy nhất trong gia đình. Đứa ở với anh, đứa cậy ông bà và cũng có em một mình lớn lên, hay như Phan Hợi - được mệnh danh là "Robinson ở huyện Hương Sơn". Vượt qua được miếng cơm manh áo đã là vô cùng...