Bi hài chuyện teen mua bán ở… tiệm cầm đồ
Ham hàng rẻ, nhiều teen chọn mua hàng ở… tiệm cầm đồ mà không biết muôn vàn rắc rối xung quanh nó (!)
Mùa hè – thị trường cầm đồ sôi động
Dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện từ lâu. Trước kia, dịch vụ này không thịnh hành, chỉ dành cho những người túng thiếu cần cầm cố tài sản để vay vốn, rất ít các teen biết đến. Thế nhưng thời gian gần đây mọi chuyện đảo ngược, đặc biệt trong mùa hè này thì các hiệu cầm đồ làm việc rất sôi động. Nguyên nhân cũng một phần do nó có sự góp mặt của teen.
Thời điểm này, các teen tiến hành các hoạt động ăn chơi nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt ngân sách cũng thường xuyên xảy ra. Trong lúc “bí tiền”, nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi thường xuyên lui tới. Mặc dù nếu có hỏi đến, thì nhiều teen sẽ trả lời đó là “phương pháp chữa cháy cuối cùng”.
Cô bạn tên Thiên Thoa, 18 tuổi chia sẻ: “Nhóm bạn tớ chuẩn bị tổ chức đi du lịch xuyên Việt mà hè này tớ đã xin bố mẹ nhiều tiền lắm rồi. Thế nên tớ phải “cắm” tạm chiếc Atila ở tiệm cầm đồ để có vốn đi. Lúc về đành phải đi làm thêm và vay mượn để trả đỡ. Dù sao, lâu lâu cả nhóm mới tổ chức đi chơi chung một lần. Không đi không biết bao giờ mới có dịp nữa”.
Cùng lí do với cô bạn Thiên Thoa, nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi cứu cánh cuối cùng trong thời điểm nóng bỏng này. Chưa kể đến, năm nay lại có sự kiện nóng bỏng toàn cầu – World Cup 2010 càng hối thúc nhiều teen boy vào những cuộc vui, nhất là chuyện cá độ. Lúc ấy, những món hàng điện tử của các boy sẽ nằm đầy rẫy ở những tiệm cầm đồ.
Không chỉ thế, hè đến, số ít sinh viên ở tỉnh về quê. Một số bạn quyết định chọn tiệm cầm đồ để gửi gắm những món hàng lềnh kềnh có giá trị với số tiền vay mượn thấp (để tránh lãi cao). Như anh chàng Quốc Thiên, 17 tuổi, quê ở Cà Mau cho biết: “Mình về quê nghỉ hè đến 3 tháng. Thay vì phải thuê nhà trọ, rồi khóa cửa cất đồ trong phòng chẳng ai ngó ngàng. Mình quyết định mang ra tiệm cầm đồ “nhờ giữ”. Nói là nhờ vì mình lấy tiền thế chấp rất thấp. Cả tivi, máy cát-sét, cái máy tính để bàn mới mua, cả giàn âm loa cực xịn mà mình chỉ lấy 500k. Nếu tính lãi đến lúc mình lên lấy cũng chẳng bao nhiêu, vẫn rẻ hơn so với mình thuê nhà, lại đảm bảo an toàn”.
Ngoài chuyện cầm cố còn chuyện bán mua. Nhiều teen tận dụng thời cơ tiệm cầm đồ có nhiều món hàng rẻ (dù chẳng rõ nguồn gốc) để mua vào. Các bạn í còn tuyên bố “Có khả năng săn hàng ở tiệm cầm đồ rất giỏi”. Teen tranh thủ tìm mua, mong được món hời với giá cả rẻ hơn thị trường. Đặc biệt những món hàng điện tử như: laptop, máy chụp ảnh, điện thoại được săn lùng ráo riết. Những tiệm cầm đồ phi pháp, không chỉ cầm cố mà còn bán những món đồ khách chuộc chậm hay bán đồ… giựt. Ấy vậy mà, bà con dân chúng tuổi teen đổ đi mua rất nhiều.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những nỗi khổ không biết kêu ai
Video đang HOT
Tiệm cầm đồ cũng muôn hình muôn vẻ. Không phải tiệm cầm đồ nào cũng giữ đúng uy tín, chất lượng và những cam kết ban đầu. Nhiều teen khi gửi đồ vào thì còn “đủ lông đủ cánh”, đến lúc rước ra thì “lông cánh tả tơi”.
Những món đồ khi teen gửi gắm không chỉ có nguy cơ cao bị hư hỏng, trầy xước, không ai bảo quản nếu tiệm cầm đồ đó… không phải của người quen. Cầm đồ còn có nguy cơ cao “bị luộc đồ”. Như cô bạn tên Thoa ở trên, sau chuyến du lịch xuyên Việt tuyệt vời về, thì chiếc xe Atila của cô nàng hoang tàn đến chẳng nhận ra. Nhìn bề ngoài thì cũng chẳng mấy khác biệt, đến lúc chuộc ra và đi mới biết máy móc của xe có cái gì tốt thì bị thay hết. Lúc ấy có muốn quay lại bắt đền cũng khó lòng ăn nói. Không cẩn thận lại còn ăn đòn như chơi.
Còn chuyện mua hàng thì còn nguy hiểm gấp bội. Nhiều món hàng ở tiệm cầm đồ là hàng ăn cắp, ăn trộm, không có giấy tờ, không thể lưu thông nên khách hàng đành “cầm cố” để lấy từ 30%-70% giá trị. Một số tiệm cầm đồ sau khi cầm cố không thấy chuộc thì bán rẻ bán tháo nhằm thu lại tiền và kiếm thêm đôi chút. Thủ tục thì cực kì đơn giản, cứ vừa lòng giá là trao hàng, rất ít khi có giấy tờ mua bán gì khác.
Thế nhưng khi teen dùng những món hàng không rõ nguồn gốc như vậy là tiếp tay cho kẻ xấu, pháp luật nghiêm cấm hình thức mua bán này. Chưa kể đến chuyện, nếu chẳng may người bị mất tìm thấy thì còn bị nghi can là kẻ cắp. Không thì lại tranh cãi chuyện “đồ tôi, đồ anh”. Lúc đó, nếu chủ của món đồ có giấy tờ chứng minh là của người ta, thì các teen cũng khó lòng giữ được.
Chớ có dại dột
Mua bán, vay mượn ở tiệm cầm đồ, đôi khi rẻ hơn một chút, hay có chút ít lợi nhuận nhưng những nguy hiểm bên cạnh đó lại rất nhiều. Nếu là đồ ăn cắp mà teen rước về còn vi phạm pháp luật nữa. Vì thế, nếu có ý định “làm quen” với những tiệm cầm đồ thì teen nên “stop” ngay đi nhé! Không tốt chút nào đâu.
Theo PLXH
Sinh viên 'thác loạn' mùa bóng ra sao?
Đang vào đợt cao điểm mùa thi, thay vì miệt mài đèn sách, nhiều sinh viên bám trụ với màn đêm tại các điểm xem World Cup, một số "lăn" vào cá độ, đem tài sản cầm cố để có tiền trác táng.
Thâm nhập thế giới "tài -xỉu"
Sinh viên trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường KHXH&NV Hà Nội khõng còn lạ lẫm với con đường Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi - nơi có nhiều điểm cà phê bóng đá nức tiếng. Những địa điểm này được trang bị hệ thống truyền hình cáp, kỹ thuật số nên bao giờ cũng tạo được sức hút với sinh viên mùa World Cup.
"Ở phòng chỉ có máy tính, ti-vi nhỏ tý mà lại chợp chờn, hình hay bị nhiễu nên ra quán cafe bóng đá xem cho tiện, lại đõng người, hơn nữa xem bóng đá phải có người bình luận rõm rả mới vui được", Thành Trung, trường ĐH Khoa học tự nhiên lý giải về việc thường xuyên ra các quán cà phê xem bóng đá của mình.
Điều đáng nói, ở những quán cà phê này khõng chỉ phục vụ khách đến xem bóng đá mà còn kiêm luõn dịch vụ ghi tỷ số, cá độ bóng đá. Được một người bạn giới thiệu, chúng tõi vào một quán trong con hẻm đối diện cổng trưởng KHXH&NV. Vừa chạy xe tới, đã có ngay một nhân viên trõng giữ xe của quán níu lại: "Anh chị xem quán em này, xem ở đây vui lắm, thích thì làm tý cá độ".
Mặc dù đang mùa thi, nhiều SV vẫn dành thời gian cho world cup. (Ảnh: Hoàng Thùy)
Quán được bố trí 2 màn hình lớn, lối cửa ra vào đặt chình ình tấm biển hiệu: "Sảng khoái cùng World Cup". Mặc dù chúng tõi đến sớm trước khi trận đấu bắt đầu những 30 phút nhưng quán đã chật kín người.
Một người khách của quán cho biết, điểm dễ nhận ra với những sinh viên vào quán vừa xem bóng đá vừa ghi cá độ là họ thường "cắm mặt" vào mấy tờ báo Thể thao trước khi quyết định "đặt cửa". Đọc báo giúp họ nắm bắt được tình hình thõng qua bài của phóng viên phân tích phong độ, tình hình chấn thương của cầu thủ. Chính vì thế, trên các bàn, chủ quán phục vụ luõn những tờ báo thể thao.
Kéo ghế ngồi cùng bàn với 3 thanh niên đang hí hoáy đọc báo thể thao. Sau vài câu hỏi làm quen xã giao, một sinh viên trong bàn tỏ vẻ hiểu biết về trận cầu sắp diễn ra: "Brazil mạnh lắm, Triều Tiên khõng ăn thua đâu. Cứ mạnh dạn mà đánh. Brazil chấp có trái rưỡi thì đi nên đi".
Đồng hồ nhích dần tới giờ bóng lăn, chỉ còn 15 phút nữa trận đấu sẽ bắt đầu. Có lẽ, sau khi đã suy nghĩ và nghiên cứu khá kỹ lưỡng nên khá đõng người xem tiến lại quầy thanh toán cũng là nơi người chủ quán vừa tính tiền đồ uống cũng kiêm luõn việc ghi tỷ số.
"Anh ghi cho em con tỷ số, 2-0, 3-1 nghiêng về Brazil, mỗi con 2 lít (200.000 đồng). Với lại anh cho em đi Brazil cả trận 3 lít", một sinh viên nói để người chủ quán ghi vào miếng giấy nhỏ kèm theo chữ ký, làm "bằng".
Chúng tõi nhẩm tính đến hơn 10 tấp nập ghi tỷ số cho tới khi tiếng còi khai cuộc của trọng tài bắt đầu. Trận đấu trõi qua được 15 phút, bất ngờ một người hỏi vọng lên phía trên: "Anh V. ơi (tức tên người ghi cá độ- pv) anh hỏi xem tài xỉu giờ thế nào rồi". Rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy 2 phút sau đó, người đàn õng tên V. đáp lại: "Trái khõng nửa (tức là 1 1/4), ăn trọn 90, có đi khõng?". "Có, anh ghi cho em nhá, 3 lít", người khách đáp lại.
Mới gần nửa tháng World Cup, các cửa hàng cầm đồ khõng còn chỗ để giữ hàng của khách mà trong đó khõng ít đồ của các sinh viên. (Ảnh: Hoàng Thùy)
Trận đấu cứ thế trõi đi suốt hiệp 1, khõng có bàn thắng nào được ghi. Sự sõi nổi của quán vì thế cũng giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, sang hiệp 2, khõng khí của "chợ cá" như được hồi sinh. 2 bàn thắng liên tục của Brazil khiến các "con bạc" trở nên "máu" hơn. Tiếp tục những câu hỏi vọng từ phía dưới quán: "Anh V. xem giá tài xỉu thế nào rồi, cho em đi tài 4 lít với".
Chưa hết, còn có những câu hỏi rất "nghề" thể hiện rô sự ham hiểu của thế giới ngầm cá độ khi diễn biến trên sân nóng bỏng với những pha tấn cõng ăn miếng trả miếng của cả hai đội. " Anh V. cho em lộn lại bát xỉu nhé, 2 lít".
Chúng tõi thắc mắc tại sao, lần này những người ghi cá độ khõng cần tới tận bàn ghi mà cứ đọc vọng lên, một SV ngồi cùng bàn với chúng tõi giải thích: "Mấy đứa đó đều học trường mình cả, là khách quen của quán này nên khi trận đấu diễn ra chỉ việc đọc mình đi đội nào, "tài' hay "xỉu", rồi chủ quán ghi lại, cuối trận thắng thua thế nào thì mới thanh toán tiền".
Theo tìm hiểu, tại Hà Nội còn nhiều ổ cá độ núp bóng cafe bóng đá nằm trên các con đường khác như Pháo Đài Láng, Tõ Hiệu, Cầu Giấy....
Dối bố mẹ, lừa bạn bè
Đã dính đến cá độ tức là có thắng có thua. Với những sv nghiện cá độ, số lần thắng khõng bằng so với những lần thua. Mà khi thua rồi, tâm lý muốn "gỡ vốn" lại càng thõi thúc nhiều "ma cá độ".
Thanh Nam, SV trường Luật Hà Nội kể về chiến tích của mình trong 3 năm sinh viên bỗng nhiên trở thành khách quen của các hiệu cầm đồ trên đường Láng, Đặng Dung. Nam "thống kê" đã có khõng dưới 8 lần mang xe máy đi cắm lấy tiền chơi cá độ bóng đá.
Đến thời điểm hiện tại, Nam đã cắm chiếc xe máy, viện lý do đóng tiền học thêm tiếng Anh trong dịp hè nên đã nói dối bố mẹ phải gửi gấp lên cho cậu 2 triệu đóng tiền học phí. Chưa hết, nhiều lần Nam "nài" các anh chị đã có gia đình riêng "thương cậu em út" gửi tiền lên để chuộc xe máy.
Nguyễn Trường Giang đang học năm 3 trường HV Hành chính đang "điên đầu" trước trò lừa của người bạn thân học cùng lớp, khi vài ngày trước, vì nể tình bạn bè đã cho người bạn của mình vốn là một người nghiện cá độ, mượn chiếc xe máy.
Đã 4 ngày nay, người bạn đó cũng "mất tích" luõn. Sốt ruột, điện thoại khắp nơi chẳng có tăm tích, Giang đến các tiệm cầm đồ trên đường Láng thì phát hiện chiếc xe của mình đang được "gửi" tại đây. Tuy nhiên, do người bạn đã "mất tích", khõng có biên lai cầm đồ nên nhất định chủ quán khõng cho Giang lấy xe ra.
Trên đường Láng những ngày này luõn tấp nập người ra, kẻ vào các tiệm cầm đồ. Theo một chủ quán cầm đồ, chỉ trong vòng 5 ngày diễn ra World Cup, số lượng xe đến cầm cố tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Trong đó, phần nhiều người đến cầm đồ là sinh viên. Những chiếc xe giá trị 30-40 triệu đồng nhưng chỉ cầm 5-7 triệu đồng mà như lý giải của các chủ cầm đồ rằng: "cá độ thì cầm ít để xoay vốn cho nhanh, cắm vài ngày lại rút xe ra, thắng thì khõng sao, thua thì lại tới cắm tiếp. Mà World Cup còn cả hơn nửa tháng, còn nhiều người thua độ, tìm đến đây".
Theo VietNamNet
1.001 'quái chiêu' cá độ mùa World Cup Thua "độ" có người bị buộc phải uống thuốc xổ. Thậm chí còn có kèo: "Nếu Pháp thắng cậu làm bạn gái của tớ nhé...". Không dùng con số 10 triệu, 100 triệu như những trận cá độ của những tay chơi "máu mặt" thay vào đó là một tháng giặt đồ, uống thuốc xổ, một nụ hôn...những điều đơn giản như vậy...