Bi hài chuyện sinh viên đi dọn nhà thuê: Bị “săm soi” bắt lỗi và quy tắc vàng “3 không”
Trong số những công việc làm thêm được các sinh viên lựa chọn như: phục vụ bàn, nhân viên thu nhân… thì nghề giúp việc, dọn nhà theo giờ được ưa chuộng hơn cả bởi tính linh hoạt về giờ giấc, cũng như mang lại thu nhập cao hơn mặt bằng chung.
Bạn Tạ Thị Vân Oanh (quê Vĩnh Phúc), là sinh viên đang theo học tại Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội. Ngoài giờ học, Oanh thường lên các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook để theo dõi thông tin tuyển người dọn nhà theo giờ. Công việc này đã được Oanh làm liên tục 2 năm qua, giúp cô trang trải phần nào chi phí sinh hoạt.
“Em cũng đã từng làm nhiều công việc như phục vụ, thu ngân nhưng sau đó đều bỏ để tập trung đi giúp việc theo giờ. Lý do bởi nghề này mình chỉ cần tranh thủ khoảng 2, 3 tiếng một ngày là có thể kiếm khoảng hơn 100 nghìn đồng rồi, còn những công việc kia tuy thoải mái hơn còn lương không được cao. Hồi mới làm em cũng có chút e ngại vì mình còn trẻ nhưng mãi rồi cũng quen”, Oanh chia sẻ.
Đã có nhiều kinh nghiệm làm nghề dọn nhà theo giờ, theo Vân Oanh, công việc chỉ “loanh quanh” vài thao tác đơn giản, khá dễ làm. Dù vậy, Oanh thừa nhận muốn làm việc lâu dài thì khó nhất nằm ở chỗ phải làm hài lòng “thượng đế”, hay nói chính xác hơn là các vị chủ nhà kỹ tính.
“Em thấy nghề này khó khăn lớn nhất là áp lực từ chủ nhà đối với sinh viên”, Vân Oanh nói. Đây cũng là kinh nghiệm mà Oanh rút ra sau một kỷ niệm “nhớ đời” khi lần đầu tiên nhận đi dọn nhà theo giờ.
Oanh kể, thông qua Facebook, cô đi dọn nhà cho một gia đình ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Công việc đơn thuần chỉ là vệ sinh nhà tắm. Mọi việc diễn ra bình thường cho đến lúc kết thúc công việc, Oanh xin phép được thanh toán tiền để ra về.
“Chủ nhà bắt đầu đi vào kiểm tra rồi hoạnh hoẹ, chê em làm chưa được”, Oanh nhớ lại. Thậm chí, cả gia đình gồm 3 người còn thay nhau “bắt lỗi”, dùng những từ ngữ nặng nề như “dối trá”, “lừa đảo” để uy hiếp, nhằm không phải thanh toán tiền.
Kể từ đó, Vân Oanh luôn trao đổi cặn kẽ về quy định tiền lương, yêu cầu công việc trước khi nhận làm. Đồng thời, theo Oanh, sinh viên đi làm công việc giúp việc, dọn nhà nên tuân thủ quy tắc ba không: “Không nghe, không thấy, không biết”.
“Ví dụ khi nhìn thấy gia đình chủ nhà đang cãi nhau thì cũng nên lờ đi, coi như không biết gì. Đặc biệt là phải giữ khoảng cách, không tỏ thái độ quá thân thiết”, Oanh chia sẻ và giải thích đây là cách ứng xử để tránh việc gặp những rắc rối phức tạp.
Video đang HOT
Bạn Nguyễn Minh Hiền (quê Thái Bình), là sinh viên năm 4 đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lại chỉ nhận dọn nhà thời vụ những lúc rảnh rỗi. Dịp cận Tết Nguyên đán, Hiền cho biết nhu cầu công việc tăng cao: “Nhiều lúc vì vướng lịch học nên mình còn phải từ chối không dám nhận lịch dọn nhà”, Hiền chia sẻ.
Sau khoảng 2 năm gắn bó với nghề, Hiền nói cô may mắn chưa gặp vị chủ nhà “tai quái” nào. Khi đi làm ở bất cứ đâu, Hiền thường cố gắng thể hiện sự tỉ mỉ, chu đáo, lau chùi từng ngóc ngách. Theo cô, đó là cách duy nhất để lấy được sự tín nhiệm từ khách hàng.
“Một lần em nhận dọn nhà cho một chị tại chung cư ở Nguyễn Trãi. Khi nấu ăn chị vui vẻ trò chuyện, tạo cho em cảm giác thoải mái như ở nhà. Cuối buổi, ngoài thù lao, chị còn cho em một con cá và ít quần áo”, Hiền kể.
Dù vậy, Hiền kể cũng có lần cô cảm thấy chạnh lòng và có chút xấu hổ khi làm nghề này. “Có lúc em bị các con của chủ nhà kỳ thị, dè bỉu. Họ tỏ thái độ phân biệt đối xử ra mặt, rồi có những người ít tuổi hơn nhưng vẫn lớn tiếng quát nạt, ăn nói trống không”, Hiền nhớ lại.
Bên cạnh đó, dù thân thiết đến mấy nhưng người giúp việc vẫn phải có những quy tắc nhất định. Một lần, Hiền rơi vào tình huống “tình ngay lý gian” khi bỗng dưng điện thoại của chủ nhà biến mất, và cô trở thành người bị nghi ngờ nhiều nhất. Sau cùng, mọi chuyện chỉ được làm rõ khi xem lại camera và thấy chiếc điện thoại bị con của chủ nhà vứt chỏng chơ ngoài ban công.
“Chủ nhà tin tưởng quá nên mình chủ quan, thậm chí vui vì họ tôn trọng người làm thuê. Tuy nhiên, sau đi làm lâu năm thì lại có cách suy nghĩ khác. Theo mình người dọn nhà, giúp việc nên chủ động nhắc nhở chủ nhà bảo quản tài sản, tư trang kỹ để tránh các tình huống khó xử”, Hiền tâm sự.
Ngoài ra, theo Hiền, nữ sinh viên đi giúp việc, dọn nhà theo giờ còn đối mặt với một tình huống đáng sợ hơn, đó là gặp chủ nhà nam có hành vi không đứng đắn. Riêng với bản thân, Hiền nói cô luôn ăn mặc kín đáo, giữ khoảng cách với các khách hàng nam.
Dù có những tiêu cực, hạn chế, tuy nhiên, cả Oanh và Hiền đều khẳng định nghề giúp việc, dọn nhà thời vụ không chỉ đơn thuần là một công việc chân tay, mà hơn hết, nó đòi hỏi từ các sinh viên kỹ năng đàm phán, giao tiếp cũng như rèn luyện cách lắng nghe người đối diện, từ đó giúp ích cho sinh viên trong quá trình làm việc, học tập sau khi ra trường.
Chàng trai viết hơn 100 lá thư tình để tìm người phụ nữ mới gặp 1 lần
Chàng sinh viên vô cùng thất vọng khi "một nửa định mệnh" cho mình nhầm số điện thoại và đã viết tay hơn 100 bức thư tình để tìm kiếm cô.
Serban đã gặp cô gái trong công viên (Ảnh: SWNS)
Serban Raia, sinh viên năm thứ ba tại Đại học Nottingham, đã gặp một người phụ nữ gọi là "Amy" tại công viên Radford Park, Nottingham và hai người dường như rất tâm đầu ý hợp. Sau khi trò chuyện một lúc, Amy đồng ý hẹn Serban đến Peak District vào lần sau.
Tuy nhiên, khi Serban trở về nhà, anh nhận ra số điện thoại mà Amy cho mình không hề hoạt động và Serban tin rằng đó là một sai lầm vô ý.
Kể từ đó, Serban quyết tâm tìm Amy và bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch. Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên và duy nhất, Serban viết hơn 100 bức thư tình, gửi đến mọi ngôi nhà trên con đường mà Amy từng kể rằng mình đang sống.
Anh đã viết hơn 100 lá thư tình bằng tay (Ảnh: SWNS)
Trong bức thư tình, Serban viết:
"Amy thân mến,
Tuần trước ở công viên Radford, tôi mặc một chiếc áo sơ mi vàng và quần đùi màu cam, trong khi em thật thanh lịch, chân thành và gợi cảm. Tôi rất thích nói chuyện với em!
Tôi rất buồn vì mình đã không kiểm tra ngay để xem số điện thoại của em có chính xác hay không. Vì nhầm lẫn trong khi viết nên tôi không thể liên hệ với em. Tôi xin lỗi nếu do đó, em cảm thấy bị làm ngơ.
Tôi sẽ không để sự kiện xui xẻo này ngăn chúng ta đi chơi với nhau một lần nữa. Đó là lý do tại sao tôi viết bức thư này và gửi nó đến từng ngôi nhà trên con đường.
Hy vọng rằng bức thư đã đến tay em! Gọi cho tôi nhé! Hy vọng lá thư này sẽ tìm thấy em. Serban", chàng sinh viên viết trong thư.
Một trong những lá thư viết tay của Serban
Trong khi Serban vẫn chưa nhận được hồi âm từ Amy, nhiều người khác đã bắt đầu liên hệ với anh và bày tỏ sự ủng hộ.
Một người viết: "Chúc anh may mắn tìm thấy Amy, tôi chỉ nghĩ rằng đó là một hành động dũng cảm, làm cho ngày hôm nay của tôi trở nên đặc biệt".
Một người khác nhắn: "Serban. Bạn có tìm thấy Amy của bạn không? Câu chuyện của hai người khiến tôi hồi hộp".
Mặc dù viết thư tới mức chai tay và tất nhiên, thất vọng khi cô gái chưa đáp lại nhưng Serban vẫn lạc quan về việc được đoàn tụ với người tình trong mơ.
"Có thể mọi thứ không diễn ra theo cách tôi muốn. Nhưng ít nhất tôi biết mình là người như thế nào và việc đó cũng tạo ra một câu chuyện hay. Chúng tôi có một sự kết nối tuyệt vời, tôi quyết định tin tưởng cô ấy và không cho rằng cô ấy không muốn nói chuyện với tôi thêm nữa", Serban, sinh viên ngành Tâm lý học, chia sẻ với trang tin tức sinh viên The Tab.
'Chiêu độc' ngoạn mục của vợ để giành chồng về từ tay tình trẻ Chắc chịu không thấu nên từ một cô gái vui vẻ, nũng nịu để được lòng chồng tôi, cô sinh viên trẻ trông xuống nước, mệt mỏi và luôn cáu gắt. Đến tối hôm qua cô gái trẻ đó đã gọi điện cho tôi bảo rằng cô ta không thể làm vú em cho chồng tôi nữa... Ảnh minh họa: Internet Tôi nhận...