Bi hài chuyện quý ông săn pín chữa… bệnh
“Ăn gì bổ nấy” – đó là triết lý của nhiều người. Bởi thế, chỉ cần nghe đến các loại pín hổ, pín dê, hươu, hải cẩu… ngâm rượu, chế biến món ăn có thể tăng cường sinh lực, chữa bách bệnh là nhiều người đổ xô đi mua, “săn” lùng.
Thần dược chốn phòng the?
Đối với cánh mày râu hay ăn nhậu, ngẩu pín không phải là thứ xa lạ. Nhưng với nhiều người khác, đây là một loại đồ ăn còn rất mới, thậm chí có người chưa từng được thấy chứ chưa nói gì đến cách chế biến, cách dùng và công dụng của nó.
Nhiều người vì tin vào công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bách bệnh và đặc biệt tăng sinh lực phái mạnh đã “săn” đủ loại ngẩu pín về ngâm rượu, chế biến món ăn.
Được biết, những loại pín phổ biến mà dân nhậu lựa chọn là các loại pín dê, trâu, hươu, hải cẩu; đặc biệt pín hổ được xem là quý nhất vì hổ nằm trong “sách đỏ”. Ngẩu pín vừa được ngâm rượu, vừa được chế biến làm món ăn.
Ngẩu pín nướng là món ăn được dân nhậu ưa dùng.
Với những người thích sưu tầm rượu bổ, quý thì rượu ngâm pín được liệt vào loại “thần dược phòng the”. Trước khi “săn” các loại pín, những tay “nghiện” rượu đã tìm hiểu kỹ công dụng của nó.
Theo bật mí của Hưng “Cọp” (một tay thích “sưu tầm” rượu pín ở Sơn Tây, Hà Nội) thì để bồi bổ sức khỏe, anh thường mua pín hươu và pín dê. Pín hải cẩu, pín hổ rất quý hiếm và không mua được hàng “xịn” trong nước nên anh không muốn “mất tiền oan”.
Hưng bảo rằng, anh đã tham khảo rất nhiều tài liệu, quan niệm của y học cổ truyền, dương vật và tinh hoàn của các loài động vật đều thuộc về tạng “thận” và được gọi là “ngoại thận” để phân biệt với “nội thận” tức là quả thận thực sự có chức năng bài tiết nước tiểu của giải phẫu học hiện đại.
Bởi vậy, tạng thận trong Đông y có chức năng rất quan trọng và phong phú, ngoài việc chính là bài tiết nước tiểu, nó còn sinh tuỷ, sinh xương, sinh dục và một số chức năng nội tiết khác.
Video đang HOT
“Y học cổ truyền đã thừa nhận công dụng của pín động vật thì không có lý do gì mà không có “kết quả”. Tôi cũng đã dùng pín hươu, pín dê để ngâm rượu uống trong nhiều năm”, anh Hưng nói.
Cũng theo lời kể của anh Hưng, ngoài việc ngâm pín với rượu để uống, anh thường chế biến pín bò và chó nấu canh kết hợp một số vị thuốc như hoàng kỳ, đẳng sâm để chữa chứng chân tay lạnh giá do dương hư, lưng đau gối mỏi.
Không dừng lại ở việc dùng pín dê, pín hươu ngâm rượu bồi bổ, nhiều “đại gia” còn sang tận Canada, Mỹ để “săn” pín hải cẩu về ngâm rượu. Mỗi chiếc pín rẻ cũng chừng 800USD, có cái lên đến 1.500USD.
Theo quảng cáo của những người bán, pín có nhiều cách dùng: Có thể sấy khô tán thành bột, nấu thành cao hoặc ngâm rượu để uống; cũng có thể chế biến cùng các loại thực phẩm khác thành các món ăn hấp dẫn.
Không chỉ đàn ông mới “săn” pín, không ít phụ nữ cũng tìm mua pín về chữa bệnh. Chị Nguyễn Minh Trâm (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị vẫn thường xuyên bồi bổ bằng món canh ngẩu pín để cải thiện tình trạng khó thụ thai do tử cung lạnh.
Để có món canh “độc nhất vô nhị”, chị Trâm kết hợp giữa pín bò, pín chó và thịt dê hầm với các vị thuốc nhục dung, kỷ tử, rượu vang, hạt tiêu, gừng tươi, hành, mỡ và gia vị.
Chị Trâm bật mí: “Pín và thịt dê rửa sạch rồi chần qua nước sôi để loại bỏ nước huyết. Tiếp đó, cho tất cả vào nồi cùng gia vị hầm chín bằng lửa nhỏ. Nhục dung và kỷ tử cho vào túi vải. Khi pín và thịt dê chín, dùng vải sạch loại bỏ các gia vị rồi cho vào túi thuốc đun tiếp cho thật nhừ. Lấy pín và thịt dê ra, thái miếng, cho vào bát rồi đổ nước hầm vào, chế thêm gia vị cho đủ là có thể ăn được”.
Được biết, pín hươu được rất nhiều quý ông “sính” dùng. Bởi họ tin vào lời quảng cáo của người bán, pín hươu có thể trị liệt dương, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh giá do thận dương hư.
Thường thì họ mua một bộ pín hươu, vị thuốc nhục thung dung, gạo tẻ nấu thành cháo. Nhiều người còn mua ngẩu pín ngâm rượu, uống mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml.
Theo TS.Nguyễn Duy Thuần – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, pín là thứ ấm nóng, có công dụng bổ thận tráng dương, thường được dùng cho những người có chứng thận dương hư với các dấu hiệu sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, lãnh tinh, di tinh, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, tiểu tiện nhiều lần về đêm, đi tiểu không cầm được hoặc hay bị sót lại…
Tuy nhiên, không phải cứ dùng pín là bổ thận tráng dương, có nhiều người vì “sùng” quá đà mà phải nhập viện điều trị. Ngẩu pín chứa nhiều cholesterol, vì vậy ăn nhiều không tốt cho cơ thể, nhất là đối với người béo, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm dễ bị ôi thiu, vì vậy cần chú ý trong khâu bảo quản và chế biến.
TS.Nguyễn Thị Lâm, viện phó viện Dinh dưỡng cho biết thêm, thực tế chưa có công trình khoa học nào chứng tỏ các chất chứa trong “của quý” các loài có tác dụng tăng cường sinh lực. Bộ phận này thực chất là một hệ cơ, gân, mạch máu, hệt như các bộ phận khác trong cơ thể, chỉ khác ở cơ chế hoạt động.
Các loại pín luộc được bán phổ biến ở Trung Quốc.
Xuất ngoại để thưởng thức… cháo pín cọp!
Bên cạnh việc “săn” pín hổ về ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, nhiều người tin vào món cháo pín cọp có tác dụng thần kỳ chữa bách bệnh. Thậm chí, nhiều “tay chơi” còn bay sang tận Hồng Kông để được thưởng thức món cháo pín cọp với mong muốn tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe và hạn chế bệnh tật.
Theo tìm hiểu của PV, món cháo pín cọp chỉ có ở Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu (Trung Quốc). Người ta không bán trong các nhà hàng lớn mà chỉ có ở các quán nhậu nhỏ nằm trong khu rừng.
Anh Hùng Tuấn (giám đốc một công ty vệ sỹ ở Hà Nội) cho biết, trung tuần tháng 10, anh đã đặt tour đi Hồng Kông vì nghe nhiều người kháo nhau, trong một số tour đi Hồng Kông có chương trình đưa du khách tới thưởng thức món cháo pín cọp tại khu chợ Gent Market (chợ dành cho đàn ông – PV) cùng món lẩu sữa cọp tại khu chợ Lady Market (chợ dành cho đàn bà).
Sau chuyến đi đó, anh Hùng cũng may mắn được thưởng thức món cháo độc nhất vô nhị này. Anh Tuấn bảo rằng, theo quảng cáo của người bán ở chợ Gent Market, cao hổ cốt trị đau nhức gân, xương, râu cọp trị nhức răng(?). Nhất là món cháo pín cọp có thể trị liệt dương.
Theo mô tả của anh Tuấn, món cháo này có mùi tanh tanh, vị mằn mặn lẫn với vài vị thuốc bắc đăng đắng. “Chẳng biết, cháo có được nấu từ pín cọp thật hay không nhưng khi nghe người bán quảng cáo, tôi cũng cảm nhận được hơi nóng ấm lan dần xuống đến bao tử, người cảm thấy khoan khoái. Giá mỗi bát cháo là 20 – 25USD. Có người ăn một bát, có người ăn tới 2 – 3 bát”, anh Tuấn kể.
Anh Tuấn chia sẻ thêm, không chỉ riêng anh mà không ít người đã đặt tour “ du lịch kép” – vừa đi du lịch, vừa đạt được mục đích thưởng thức món cháo pín cọp hảo hạng. Xuân Hải (Trương Định, Hà Nội) cũng là người may mắn được thưởng thức món cháo pín cọp ở Quảng Châu trong một chuyến công tác dài ngày ở Trung Quốc.
Anh Hải kể lại, khi được người bán quảng cáo là cháo pín cọp, anh cũng bán tín bán nghi nhưng khi cậu bạn người Quảng Châu quả quyết đó là món đặc sản của vùng, anh Hải cũng muốn nếm thử mùi vị và “kiểm tra” công dụng có đúng là “thần dược” không.
Anh Hải bảo rằng, món cháo cũng khá hấp dẫn và vừa miệng. Dù không biết thực hư công dụng đến đâu nhưng anh cứ ngẫm “ăn gì bổ nấy”, nên dù có đắt mấy anh cũng muốn thử. Tuy nhiên, theo anh Hải, sau một tuần liên tục thưởng thức món cháo pín cọp, anh vẫn không cải thiện được tình hình, “cậu nhỏ” vẫn ỉu xìu.
Đem thắc mắc về món cháo pín cọp tăng cường sinh lực, chữa liệt dương đến một chuyên gia đông y, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Đứng về phương diện y khoa, cách ăn cháo này không ích lợi gì, vì chất kích thích tố sinh dục đực (testosterone) là được tổng hợp từ 2 dịch hoàn, mà nếu nấu lên thì nó sẽ bị phá hủy ngay và không còn tác dụng.
Muốn chữa bệnh liệt dương, người ta phải dùng các vị thuốc bổ thận tráng dương như: Cam kỳ, cẩu kỷ, phục thận, ngọc tùng dung, quang diễn liên, kim anh tử, hoài sơn, lão thục địa… Vì thế, món cháo pín cọp cũng phải dùng vài vị thuốc này chứ thực sự pín cọp chỉ là đòn tâm lý, dụ người tiêu dùng.
Có thực”ăn gì bổ nấy”?
Theo nguyên lý cơ bản của y học Đông phương thì ăn gì bổ nấy. Nếu yếu gan thì ăn gan, nếu yếu thận thì ăn thận, muốn bổ óc thì ăn óc… Y học Tây phương hầu như cũng công nhận điều này, chẳng hạn như đã có thuốc bổ gan làm bằng tinh chất trích từ gan… Với khái niệm tổng quát ấy, cùng với suy nghĩ đơn giản về việc trị liệu như vậy trong đầu, người ta đã cố lý luận rằng, nếu ăn pín cọp thì mình sẽ mạnh như cọp trong chốn phòng the…
Theo Người đưa tin
Bị bệnh tim có nên ăn tim động vật?
Hỏi: Tôi bị đau thắt ngực, mọi người bảo bị bệnh tim và khuyên nên ăn nhiều tim động vật cho bổ. Xin hỏi có đúng không? Cách ăn uống như thế nào thì tốt cho bệnh? Ngô Huyền (Đống Đa, Hà Nội).
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa C4, Viện Tim mạch Quốc gia trả lời: Nhiều người cho rằng "ăn gì bổ nấy" nên mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật. Điều này chẳng những không bổ dưỡng mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại. Khi bị bệnh tim, hạn chế tối đa ăn mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, pho mát. Không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật.
Theo SKDS
Nanh vuốt sư tử, báo: Thuốc chữa bách bệnh? Nanh vuốt của loài sư tử, báo, thời gian qua là mặt hàng được nhiều người đổ xô săn lùng vì những lời đồn thổi có thể cầu mong tiền tài, danh vọng, chữa bách bệnh. Đặc biệt có thể chữa được bệnh phòng the rất hiệu quả. Đặc biệt, sau sự việc Cục Hải quan TP.HCM vừa phát hiện lô hàng chứa...