Bi hài chuyện phạt vạ ngoại tình của người J’rai
Sau khi bị phát hiện vụng trộm, vợ của anh Vang và tình nhân phải nộp phạt cho anh số tiền và tài sản hơn 100 triệu đồng. Mọi chuyện rùm beng ầm ĩ cả làng, nhưng sau đó anh Vang lại làm lễ… cưới lại vợ.
Với người J’Rai ở xã Ia Mơr ( Chư Prông, Gia Lai), chuyện ngoại tình bị xem là việc vi phạm đạo đức không thể chấp nhận, nhẹ thì bị phạt vạ cho đến trắng tay, nặng thì bị đuổi ra khỏi cộng đồng làng. Nếu không bị đuổi khỏi làng thì người trong cuộc cũng sẽ phải sống cuộc sống tủi nhục trong làng cho đến cuối cuộc đời.
Giữa tháng 9/2013, dư luận làng Krông (xã Ia Mơr) không ngớt dè bỉu chuyện ngoại tình giữa chị Bui Ble (20 tuổi, vợ anh Rơ Châm Vang) và một người đàn ông hàng xóm tên Thuận. Trước đó, cặp đôi này thường xuyên nhắn tin tình cảm qua điện thoại và lén lún hẹn hò. Vào một ngày giữa tháng 9, sau khi kết thúc buổi liên hoan mừng nhà mới của gia đình ông Sloai (53 tuổi) – bố đẻ chị Ble, anh Vang vào buồng nằm ngủ nhưng mãi không thấy vợ vào.
Trong lúc đó chị Ble tưởng chồng đã ngủ say nên rủ người tình hàng xóm xuống sàn nhà “tâm sự”. Anh Vang đi tìm vợ và bắt gặp chuyện ngoại tình. Anh Vang liền gọi người thân và làng xóm đến chứng kiến “hiện trường”.
Ngay ngày hôm sau, 1 cuộc họp khá căng thẳng giữa những người trong cuộc và già làng, phó trưởng thôn, tổ hòa giải và người dân làng Krông đã diễn ra ngay giữa nhà Rông. Tại đây, Thuận và Ble đã phải cúi đầu nhận lỗi về hành vi phản bội vợ, chồng của mình. Theo luật tục, anh Vang và gia đình nhà mình có quyền đưa ra án phạt cho những người có “tội”. Gia đình Ble phải đền danh dự và mất mát cho chồng mình số tài sản gồm: 1 xe tay ga hiệu Air blade, 1 xe máy hiệu Sirius và 1 con trâu lớn để cúng Yàng, tạ lỗi với dòng họ nhà chồng. Còn anh Thuận phải đền danh dự cho anh Vang số tiền mặt là 60 triệu đồng. Dù cái giá mà anh Vang đưa ra khá cao nhưng theo luật làng, những người mang “tội” ngoại tình bắt buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị tịch thu nhà cửa và đuổi khỏi làng.
Già làng Ksor H’Blâm kể về câu chuyện phạt vạ ngoại tình của Ble và Thuận
Sau khi bị phạt vạ, bố của Ble vì quá tiếc của và giận con gái, con rể mà sinh bệnh, phải vào trạm y tế cấp cứu. Về phía gia đình anh Thuận do mới chuyển từ Bắc vào làm thuê cho gia đình anh trai nên không có tiền nộp phạt. Vì vậy anh Thuận phải viết giấy nhận nợ và trong vòng 3 tháng phải trả đủ số tiền phạt. Theo quy định của làng, nếu không thực hiện, 3 tháng sau, vợ chồng Thuận sẽ phải gán nhà, đất cho gia đình anh Vang và bị đuổi khỏi làng vĩnh viễn.
Video đang HOT
Bản thân anh Vang dù lấy được nhiều của nhưng do buồn chuyện vợ không chung thủy nên cả ngày chìm trong men rượu, sau đó tuyên bố bỏ vợ và về lại nhà mình sống (người J’rai theo chế độ mẫu hệ, người đàn ông phải ở rể). Khoảng 2 tuần, anh Vang nhớ vợ con nên quyết định quay lại nhà vợ; nhưng lúc này chị Ble do quá buồn chán nên cũng đã bỏ vào rừng sống xa lánh mọi người.
Thương vợ, anh Vang lại đeo gùi vào rừng tìm vợ về. Khi tìm lại được Ble, gia đình Vang lại sắm lễ vật theo quy định để mang sang nhà Ble hỏi cưới, rồi tổ chức ăn thịt, uống rượu ghè mừng đám cưới theo phong tục của người J’rai. Trước khi làm đám cưới, anh Vang cũng bắt anh Thuận viết giấy cam kết không được quay lại với vợ mình nữa.
Sau khi tổ chức đám cưới, để tránh cho vợ mình bị tổn thương trước dư luận của dân làng, anh Vang đã đưa vợ lên rẫy sống và làm việc, hiếm khi người dân thấy họ về làng.
Già làng Ksor H’Blâm cho biết, ngoại tình là chuyện cực kì hiếm xảy ra đối với người dân nơi đây. Khi sự việc xảy ra, án phạt đưa ra cho người mắc lỗi đều do gia đình đối phương đưa ra, và theo lệ làng thì bất kì người mắc lỗi là ai đều phải tuân theo.
Thiên Thư
Theo Dantri
Bí ẩn giếng Chăm cổ có 5 cô tiên múa hát, hàng đêm kẽo kẹt tiếng múc nước
Ở làng Hữu Quyền (xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có 3 chiếc giếng cổ, đó là giếng Chòm, giếng Đá và giếng Thềm. Ba giếng này tạo thành một hình tam giác án ngữ ba góc của làng, cả ba đều có kiểu cấu trúc như nhau là hình vuông, sâu khoảng 3 - 4m, rộng 2m, xung quanh được ốp những phiến gỗ quí, qua nhiều thế kỷ mà vẫn cứng như đá, đen như than. Tuy nhiên, giếng Thềm và giếng Đá không thấy khắc những ký tự lạ trên gỗ như ở giếng Chòm.
Câu chuyện mới nhất
Ngày 20-11 vừa qua, vào khoảng 10h đêm, một người dân đi ngang qua giếng Chòm chợt thấy le lói ánh sáng, lại có cả tiếng ca hát. Vừa ghé vào anh đã sững người vì ngạc nhiên. Trong tiếng nhạc nhẹ nhàng, năm cô gái đội mũ cao, có nhiều họa tiết lạ mắt, mặc áo dài như váy mỏng tang đang múa hát. Các cô hát bằng tiếng dân tộc nào đó nghe líu lo. Ngạc nhiên quá, anh đánh rơi cái túi đang cầm tay. Nghe tiếng động lạ, ánh sáng vụt tắt, các cô gái cũng như tan ra trong bóng đêm. Sợ hãi, anh chạy ra đường. Hỏi thăm những người ở gần, càng ngạc nhiên không ai trông thấy gì, không ai nhìn thấy gì.
Những câu chuyện lạ ở giếng Chòm không phải bây giờ mới xảy ra. Rất nhiều điều kỳ quái xảy ra ở đây không thể lý giải. Giếng cách khá xa khu dân cư, từ khi bị bỏ hoang, khu vực quanh giếng cây cối luôn rậm rạp. Những người xung quanh cho biết, nhiều năm về trước, đêm đêm thường nghe thấy tiếng động lạ phát ra ở giếng cổ. Ai cũng khẳng định những tiếng động đó giống như tiếng người múc nước kêu kẽo kẹt, hòa với tiếng bước chân thình thịch và tiếng các thùng nước va đập vào nhau. Nhiều năm nay không còn ai đến lấy nước ở đây về dùng nên những âm thanh đó khiến ai nấy đều tò mò.
Ban đầu người dân ở đây nghĩ rằng ban đêm có ai đó đến gánh nước, có thể do giếng cá nhân của gia đình họ bị hư hỏng gì đó nên không có nước dùng. Nhiều đêm như vậy, họ liền rủ nhau ra rình xem ai là người cứ hay đi gánh nước đêm. Tuy nhiên, cứ ra đến gần giếng là chẳng thấy ai cả. Nhưng khi quay lại mấy bước chân khuất giếng, những âm thanh đó lại phát lên. Lúc ấy, nhóm người ra rình chỉ biết nhìn nhau "mắt tròn mắt dẹt", có người vì hoảng quá liền co giò bỏ chạy.
Trường hợp khác, một người dân trong làng có việc nên về nhà rất khuya. Anh kể lại, lúc anh ta đi ngang giếng Chòm thì xuất hiện hình ảnh lờ mờ trước mắt, một phụ nữ mặc áo trắng đứng bên giếng múc nước. Lúc đó anh ta nghĩ chắc ai đó trong làng đi bắt ếch ngoài đồng về múc nước rửa chân, liền chạy lại hỏi thăm. Tuy nhiên, khi lại gần thì bóng dáng người phụ nữ đó bỗng biến mất. "Sợ gặp phải ma nên tôi liền ba chân bốn cẳng chạy một mạch về nhà", người này nhớ lại.
Sau những sự việc trên, người dân trong làng đồn rằng giếng Chòm có "ma". Từ đó, giếng Chòm được người dân gọi bằng biệt danh mới là "giếng ma". Lí giải về những sự việc bất thường xảy ra quanh giếng cổ, một số người mê tín cho rằng đó có thể là do những linh hồn chết oan bên giếng Chòm hiện về quấy rối. Các cụ kể, trước đây, ban ngày giếng Chòm nhiều người đến gánh nước nên nhiều người chuyển sang gánh vào ban đêm. Từng có trường hợp trượt chân ngã xuống giếng chết.
Cụ Nguyễn Hữu Ứng (83 tuổi), xóm Bắc Vĩnh Quyền, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên nhớ lại: "Vào năm 1936, có một ông cố thủ làng, người luôn chăm sóc giếng. Vào những ngày lễ, ông luôn đem đồ ra giếng cúng. Giếng bị xuống cấp, ông cố thủ bỏ tiền ra cho dân làng tu sửa. Khi ông qua đời thì nước đang trong xanh, ngọt mát tự nhiên lại chuyển sang màu vàng, chua phèn. Sau khi thi hài cụ cố thủ được chôn cất xong thì nước tại giếng lại trong xanh như ban đầu". Các bậc cao niên vẫn nhớ rõ cái chết của một cô bé đi chăn bò. Năm đó, khi bò lại ăn lá ở bờ giếng, không hiểu vì lý do gì, cô bé rơi xuống giếng, chết ngay. Năm 1965, một phụ nữ trong làng đi gánh nước đêm thì bị trúng bom, chết bên giếng. "Có thể linh hồn người chết chưa siêu thoát, còn quanh quẩn ở cạnh giếng rồi hằng đêm vẫn múc nước ở đây", một cụ giải thích. Tuy nhiên, một số lời đồn đại khác lại cho rằng, chiếc giếng này là của người Chăm xây dựng cách đây hàng trăm năm. Lúc xây có rất nhiều người bỏ mạng, nay linh hồn họ ra quanh giếng.
Kể từ khi có lời đồn ma quỷ ở giếng Chòm, ban đêm tuyệt đối không ai dám bén mảng đến khu vực này. Những gia đình ở gần thì đến chập tối là đóng kín cổng, không cho con cái ra khỏi nhà. Những người có việc phải về muộn thì họ thường ngủ nhờ nhà người quen hoặc rủ thêm ai đó về cùng chứ không ai dám đi một mình. Khi qua ngang giếng ai cũng cố chạy thật nhanh.
Sự hoang mang của dân làng cứ tăng dần lên, khiến cuộc sống nơi đây bị xáo trộn nghiêm trọng. Thấy vậy, cách đây hơn một năm, các cao niên của làng Hữu Quyền tập hợp mọi người lại sắm sửa lễ vật ra làm lễ thắp hương tại giếng cổ. Điều kỳ lạ là sau khi làm lễ xong thì những tiếng động lạ không còn nữa. Từ đó người dân cũng yên tâm sinh sống không còn hoang mang sợ hãi.
Đến nay lại có chuyện các cô tiên múa hát quanh giếng. Nhiều người coi đây là điềm thiên hạ thái bình, làm ăn phát đạt.
Mạch nước huyền thoại không bao giờ cạn
Nói về giếng Chòm, ông Trần Hữu Đạt, Trưởng thôn Hữu Quyền tự hào: "Vào mùa khô, người dân bốn xã là Cẩm Quang, Cẩm Quan, Cẩm Huy và Cẩm Tiến đổ xô đến đây để múc nước uống. Mặc dù vậy nhưng nước trong giếng chưa bao giờ cạn, bởi dưới đáy có một mạch nước rất lớn lúc nào cũng tuôn trào. Tuy nhiên, nước dâng lên đến thành giếng thì mạch nước lại ngừng chảy vì thế mà nước không bao giờ tràn được ra ngoài. Một điều lạ khác là trong khi tất cả các giếng xung quanh đều bị nhiễm phèn, sắt vàng khè thì nước giếng Chòm vẫn trong vắt, ngọt lịm...
Khi được hỏi về lịch sử của giếng Chòm, người dân làng Hữu Quyền từ già tới trẻ không ai biết. Từ đời này qua đời khác, các thế hệ con dân trong làng vẫn bảo ban con cháu sống chết gì vẫn phải bảo vệ cho được giếng Chòm. Ông Trần Hữu Minh cho biết: "Ở làng có thông lệ là vào tháng 6 âm lịch hằng năm, dân làng phải tổ chức tát giếng để cầu mong cuộc sống an lành, mùa màng bội thu giống như mạch nước không ngừng tuôn chảy dưới đáy giếng. Việc tát giếng là thông lệ, thế nhưng trước khi tát giếng không cần làm lễ cúng hay thắp hương gì cả, thông lệ của làng thì cứ thế mà triển khai". Trước đây, việc tát giếng do đoàn thanh niên trong làng đứng ra đảm nhiệm, thanh niên sẽ đứng thành hai hàng quanh giếng thay nhau múc nước, khi nước rút bớt đi thì phải xuống kỳ cọ, lau chùi những phiến gỗ cho sạch và vớt những thứ rác rưởi, bùn đất bao trùm mạch nước dưới đáy giếng. Ông Minh kể: "Tát giếng nào thì không biết nhưng đụng đến giếng Chòm thì vất vả lắm chú ơi, đoàn thanh niên thay nhau múc nước bở hơi tai mới theo kịp tốc độ phun nước của mạch dưới giếng, có thời điểm, làng huy động tới 3 máy hút nước cỡ lớn mới đánh vật được với cái giếng kỳ lạ này và thời gian hút nước nhằm vào mùa khô cũng là nhằm vào lúc lưu lượng nước trong mạch phun ra giảm đi thì mới thau giếng thành công".
Theo các nhà nghiên cứu, giếng Chòm là một trong 15 giếng cổ do người dân tộc Chăm xây dựng còn tồn tại ở Hà Tĩnh. Giếng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2011. Ông Phan Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Huy xác nhận, xung quanh chiếc giếng có những câu chuyện lạ. Tuy nhiên, ông khẳng định đó chỉ là những lời đồn đại của một bộ phận người dân mê tín, hoàn toàn không có cơ sở.
Theo ANTD
Trải nghiệm ở làng... mãng xà Đến với làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài việc tham quan các khu nuôi rắn tự nhiên, du khách còn có dịp tìm hiểu cách rắn ăn, rắn ngủ, rắn đẻ... và tất nhiên không thể thiếu các món ăn liên quan tới rắn. Người Vĩnh Sơn không có cách chế biến bỗ bã mà đã được nâng lên hàng...