Bi hài chuyện ly hôn
Có nhiều chuyện “cười ra nước mắt” trong những phiên tòa ly hôn – khi cái tình, cái lý còn nhùng nhằng và hành động của người trong cuộc bị cảm xúc chi phối mạnh mẽ.
Có người vẫn quyến luyến nhau khi phiên tòa kết thúc, nhưng cũng có người ghét cay ghét đắng nhau đến mức đòi chia từng đồ dùng nhỏ nhất…
Ra tòa vẫn… sợ vợ!
Mới đây, những người đến dự phiên tòa ly hôn giữa ông Đăng và bà Lành ở TAND Q.12 (TP.HCM) đã chứng kiến những chuyện khá bi hài. Bà Lành thường ngày trông coi tiệm game tại nhà và lo chuyện bếp núc, ông Đăng là nhân viên giao hàng của một siêu thị điện máy. Tính ông trăng hoa, nhiều lần bị vợ bắt ghen, đòi chia tay nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Cuối cùng thì bà quyết ly hôncho bằng được.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tại phiên xử, ông Đăng đứng khúm núm trước những lời buộc tội của vợ. Có lúc bà Lành không kiềm chế được đã hét lên ầm ĩ và tuyên bố “hôm nay tôi phải vạch bản mặt xấu xa của ông ra để mọi người thấy”. Chủ tọa phải nhắc nhở bà giữ bình tĩnh. “Bây giờ mời ông Đăng trình bày, bà Lành nói như vậy, ông có đồng ý?” – nghe chủ tọa mời, ông vẫn rụt rè: “Bà ấy nói bao giờ cũng đúng hết, tôi thì sao cũng được. Tôi còn thương vợ lắm, mà vợ bắt tôi ly hôn thì tôi phải chịu thôi”.
Tòa nhắc: “Việc ly hôn phải đến từ sự tự nguyện và thống nhất của hai người, ông có quyền bình đẳng với vợ chứ sao lại nói vợ phán sao thì ông phải nghe vậy?”. Ông tỏ ra thật thà: “Thì từ trước đến giờ là vậy mà, bà ấy phán thế nào tôi cũng nghe, vậy mà còn đến nước này…”. Câu trả lời của ông khiến người tham dự và hội đồng xét xử không nhịn được cười.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Rồi phiên tòa cũng đưa ra phán quyết ly hôn. Bà đằng đằng sát khí bước ra sân tìm xe ôm, ông lúc cúc dẫn chiếc xe máy cà tàng ra. Trụ sở TAND Q.12 nằm ở vị trí khá biệt lập với khu dân cư. Bà Lành vốn không biết đi xe máy, thường ngày đi đâu cũng nhờ ông chở. Đứng chờ hoài không thấy xe ôm, bà vẫy ông lại, mắng vài câu rồi… leo lên xe, bắt ông chở về.
Video đang HOT
Cạn tàu ráo máng
Rắc rối lớn nhất sau ly hôn vẫn là chuyện chia tài sản. Khi hết tình, người ta giành giật nhau những món tài sản lớn là bình thường, song cũng có cặp vợ chồng cái gì cũng bắt chia đôi… cho bõ ghét! Có lẽ, thời còn mặn nồng, ít ai nghĩ rằng đến lúc chia tay, người từng “đầu ấp tay gối” của mình lại đòi chia cả những món nhỏ nhặt như chiếc máy ảnh, xe đạp, bếp gas.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong một vụ ly hôn ở huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định, hai vợ chồng cái gì cũng đòi chia đôi, từ cái tủ áo đến chục chén, cả mấy đôi đũa ăn cơm. Khi tòa xuống tổ chức kê biên tài sản để thi hành án (hồi đó tòa kiêm luôn chức năng thi hành án) thì phát hiện trong bếp còn một bó củi và túi bột giặt. Cái này đương sự không kê khai trong phần tài sản chung nên tòa hỏi giải quyết ra sao. Người vợ đề nghị “chia đôi” luôn. Vậy là, nhân viên tòa án đành vác bó củi trên gác bếp chia ra làm hai, sẻ đôi túi bột giặt, giao mỗi người một nửa.
“Ngủ chia tay”
Cũng là câu chuyện xảy ra ở Bình Định. Vì mâu thuẫn, có đôi vợ chồng quyết định ly hôn. Thẩm phán khuyên giải cách nào họ cũng không chịu hàn gắn vì “không hợp tính tình và không thể chung sống dưới một mái nhà được nữa”. Cả hai cũng khai rằng từ hai năm nay họ không còn quan hệ tình dục. Những tưởng việc ra tòa chỉ còn là thủ tục, vậy mà, ngay tại phiên tòa xử công khai, lại phát sinh một tình tiết hết sức bất ngờ. Khi một thành viên trong hội đồng xét xử hỏi: “Chị và chồng quan hệ tình dục lần cuối là khi nào?”. Người vợ trả lời không cần suy nghĩ: “Dạ mới đêm hồi hôm”.
Câu trả lời khiến chủ tọa phiên tòa muốn bật ngửa:”Sao trước đây anh chị đều khai là không “qua lại” gì với nhau từ hai năm nay cơ mà?”. Chị vợ thật thà trả lời: “Dạ, cái đó hổng có sai. Nhưng mới hồi đêm hôm qua, ảnh nói với tui dù gì mai hai vợ chồng mình cũng đã chính thức ly hôn rồi, hay là đêm nay chúng ta chia tay lần cuối. Nghe vậy cũng phải, nên tui đồng ý…”.
Tan vỡ vẫn có thể là “cái kết đẹp”?
Để bước vào phiên xử ly hôn, hầu hết người trong cuộc đều đã trải qua thời gian dài mâu thuẫn, căng thẳng, kể cả căm ghét nhau. Ly hôn là “thao tác cuối” để kết thúc một mối quan hệ bế tắc, nên ít người có ý thức giữ gìn hình ảnh bản thân cũng như hình ảnh của người từng chung vai đấu cật với mình một thời gian dài. Thậm chí, nhiều người còn có tâm lý “ăn không được thì phá cho hôi”, khiến sau ly hôn, cả hai không thể nhìn mặt nhau.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chuyện thị uy, mắng chồng cho đã nư ngay tại phiên tòa như bà Lành là không hiếm. Thông thường, nếu đã xác định ra tòa để ly hôn, đàn ông khá kiệm lời, chỉ mong thủ tục chóng hoàn tất cho xong việc; trong khi nhiều người vợ tìm cách hạ bệ chồng, càng làm chồng “nhục mặt” càng hả hê. Nhưng có lẽ, khi bình tâm, họ sẽ thấy việc đó chẳng giải quyết được vấn đề gì, thậm chí sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp nuôi dạy con cái vì cả hai đều gượng gạo khi nhìn mặt nhau.
Nhiều khi, việc cố tình chia từng vật dụng nhỏ nhất khi ly hôn khiến người trong cuộc đánh mất hình ảnh một cách đáng tiếc. Như câu chuyện đòi chia đôi… cái kéo từng xảy ra ở TP. Quy Nhơn, khiến ai chứng kiến cũng lắc đầu ngao ngán. Họ cùng là thợ may. Thời còn yêu nhau, chàng tặng nàng cái kéo cắt vải do mình đặt rèn. Cơm không lành, canh không ngọt, khi ra tòa, chàng nằng nặc đòi lại cây kéo khi xưa.
Tuy nhiên, bởi vật này là của chàng tặng cho nàng trước khi kết hôn nên nó nghiễm nhiên trở thành tài sản riêng của nàng, không phải là tài sản chung mà có thể chia đôi được. Tòa giải thích cách mấy, chàng kia vẫn không chịu thông, một hai đòi lại cái kéo.
Vị thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ ly hôn đó, nay là phó chánh án TAND tỉnh Bình Định, trầm ngâm kể lại: “Tôi nhớ trị giá cái kéo thợ may thời ấy chỉ có 25.000đ, trong khi án phí phải nộp lên cấp phúc thẩm là 50.000đ, vậy mà người chồng thợ may ấy vẫn nhất định kháng cáo đòi lại cho bằng được”.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) chia sẻ: “Sự tan vỡ có thể là một cái kết đẹp không? Sẽ là có nếu người trong cuộc ý thức vun đắp điều đó. Hậu ly hôn, vẫn có thể tồn tại một tình bạn đẹp giữa hai “kẻ” khó ưa và “thề” không nhìn mặt nhau. Ngoài ra, cả hai cần hy sinh lợi ích, kiềm chế cảm xúc của bản thân để tránh xúc phạm nhau, ưu tiên cho sự phát triển của con cái. Niềm vui và hạnh phúc có đầy đủ sự yêu thương của cha lẫn mẹ là nhu cầu của mọi đứa trẻ. Hãy vì tương lai của con mà bỏ đi cái tôi ích kỷ, thắp lên tình bạn với đầy đủ màu sắc: sự sẻ chia, tha thứ, bao dung”.
Theo PNO
Mẹ chồng tôi không bao giờ biết rút kinh nghiệm
Mẹ chồng không bao giờ biết rút kinh nghiệm, hay bớt lời đi. Cái gì cũng cho rằng mình nhất nhất đúng và bắt con dâu phải nghe theo...
Vợ chồng tôi cưới nhau đã được 3 năm và đã có một bé gần 2 tuổi. Chồng tôi là con út trong gia đình. Các anh chị chồng đã có gia đình hết nên họ đã yên bề gia thất, kinh tế các anh chị chồng cũng vững vàng nên họ đều mua nhà rồi dọn ra ở riêng hết.
Mẹ chồng thế nào cũng nói lại được (Ảnh minh họa)
Thành ra chồng tôi là út nhưng cưới xong lại ở chung bố mẹ chồng luôn. Có lẽ vì ở cùng nên mọi tình cảm quan tâm mẹ chồng đều dành cho vợ chồng và con tôi hết. Mẹ chồng là người tốt phải cái hay quan tâm thái quá. Thành ra đôi khi sự quan tâm đó lại trở thành can thiệp quá sâu vào không gian riêng của hai vợ chồng.
Nhiều khi chuyện đó làm tôi cảm thấy phiền phức, tôi thực sự cảm thấy buồn và mệt mỏi. Khi mang bầu tôi cảm thấy trong người nóng nực, khó chịu nên thường diện những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi vậy mà mẹ chồng sợ con dâu lạnh cứ bắt phải quàng khăn, mặc áo này, áo kia.
Nói một lần thì thôi đằng này chuyện đó cứ nhắc đi nhắc lại khiến cho tôi cảm thấy nhàm chán, bực mình. Tôi nói lại đôi ba câu thì mẹ cho rằng tôi hỗn láo, ở nhà bố mẹ đẻ không biết dạy để về đây cãi tay đôi với mẹ chồng, thật bực mình hết mức.
Chuyện chả đâu vô đâu thành ra mẹ con lại cãi nhau. Thế nhưng mẹ chồng không bao giờ biết hay bớt lời đi. Cái gì cũng cho rằng mình nhất nhất đúng và bắt con dâu phải nghe theo.
Khi tôi sinh con, chăm con như thế nào mẹ cũng can thiệp, không đồng tinh. Từ việc nấu ăn, mặc quần áo cho con nhiều hay ít, màu gì. Đến việc mua cái khăn, cái xoong quấy bột...mẹ cũng chê bai, rồi nói chỉ tiêu linh tinh tốn tiền.rút kinh nghiệm,
Rồi lại đem ra giảng giải phân tích một thôi một hồi nghe ma chán cả cái lỗ tai. Những lúc như thế tôi chỉ muốn chui xuống đất cho đỡ phải nghe những lời mẹ la mắng thôi. Nhưng nếu tôi mà bỏ đi đâu đó thì y như rằng có chuyện ngay. Mẹ sẽ nói tôi là không biết tiếp thu ý kiến, rồi đem chồng tôi ra xỉ vả là không biết bảo bảo nhau để vợ xem thường mẹ chồng...
Đến mệt, nhiều lúc không biết phải chiều như thế nào để được lòng mẹ chồng nữa. Dù thỉnh thoảng tôi cũng có biếu quà, cho tiền và khéo léo để mẹ chồng thông cảm là bây giờ giới trẻ khác xa so với mẹ ngày trước.
Kinh tế đủ đầy hơn, nuôi dạy con cái cũng khác đi thế nhưng viện cớ mẹ chồng lại mắng mỏ. Mua cho đôi dép thì mẹ bảo không đi, mua cho cái bánh thì sợ họ làm mất vệ sinh...nói chỉ tội tốn tiền, để tiền mà chăm con, làm mất cả cái hả.
Mà cái giọng của mẹ như chỉ đạo, cứ xa xả ấy khiến tôi cảm thấy ức chế. Đôi lúc chỉ muốn nói lại cho bõ tức nhưng nghĩ mình nói lại mẹ lại chửi cho là láo thì tôi lại mệt người thôi. Nên đành im lặng ôm ấm ức vào mình, mà không biết phải tâm sự cùng ai nữa.
Theo Đất Việt
Tôi đã phải trả giá vì cố chấp lấy một người không yêu mình Ngày cưới được đeo nhẫn vào tay cô ấy, hôn cô ấy, tôi vẫn không thể tin được mình đã là chồng em. Thế nhưng sau khi cưới, tôi dần nhận ra mình sai lầm khi cố chấp yêu và cưới người không yêu mình. Tôi biết vợ đến nay đã 7 năm. Vợ tôi là hoa khôi của trường đại học nên...