Bi hài chuyện dâu, rể lo Tết
Tết là dịp để các chàng rể, nàng dâu thể hiện trách nhiệm của mình với cha mẹ hai bên. Tuy nhiên, do bất cẩn, xuê xoa đại khái trong việc thực hiện nghi lễ, nhiều dâu, rể đã làm bố mẹ phiền lòng, Tết vì thế mà kém vui.
Con rể bị bố vợ trả lễ
Tại nhiều tỉnh phía Bắc hiện nay vẫn còn giữ phong tục con rể “đi Tết” nhà vợ. Với nhiều gia đình, tính chất lễ nghĩa này là không thể thiếu, thậm chí còn là thước đo phẩm giá của con rể. Tuy nhiên, do sự qua loa đại khái mà nhiều anh con rể bị rơi vào tình thế khó xử. Chuyện của anh Hùng ở Bình Lục, Hà Nam là một ví dụ.
Chuyện xảy ra từ trước Tết Nhâm Thìn năm ngoái. Như thường lệ, năm nào anh Hùng cũng sắm lễ vật rất to mang đến nhà bố mẹ vợ. Dù nhà bố vợ thuộc hàng khá giả nhưng vì muốn thể hiện tấm lòng thành nên anh Hùng thường “chi” thoáng cho vụ này.
Vào đúng ngày 29, anh Hùng mua một nải chuối rất đẹp, một quả phật thủ lớn cùng rượu vang ngoại với rất nhiều bánh kẹo dự định mang đến nhà bố mẹ vợ. Nhưng vì bận bịu sửa soạn bàn thờ nhà mình nên anh đã nhờ Lành, em gái vợ mang về giúp. Nhìn thấy con gái mang lễ vật của con rể về, ông Mai, bố vợ anh Hùng giận tím mặt.Ông mắng con gái một thôi một hồi rồi bắt cô mang lễ vật trả lại cho con rể. Anh Hùng đỏ mặt vì ngượng. Ngượng với các con và với cả em vợ của mình. Đã “nhỡ qua sông thì phải lụy đò”, anh Hùng bảo Lành về trước, còn mình quần áo chỉnh tề, mang theo đứa con út 3 tuổi vội vàng đến nhà ông ngoại dâng lễ. Vừa vào đến cổng, anh đã chào thật to: “Bố, con mang lễ cúng gia tiên đây ạ. Có chút sơ suất, bố bỏ qua cho con!”.
Nhìn thấy anh con rể khệ nệ tay bưng lễ, luôn mồm “xin lỗi bố”, ông Mai hết giận nhưng vẫn không quên dạy dỗ: “Nhà tôi không thiếu. Anh lấy con tôi 5 năm rồi phải biết đây là chuyện hiếu nghĩa. Anh đừng nghĩ cái lễ của anh là to, không có lễ của anh thì tôi không có gì để mà cúng. Nhà tôi cần là cần cái tấm lòng của anh chứ đâu phải nải chuối hay chai rượu…”.
Nói rồi, ông Mai giúp con rể mang lễ sắp lên bàn thờ. Ông gọi vợ chuẩn bị cơm nước để bố con anh Hùng ở lại cùng ăn bữa tất niên.
Video đang HOT
Tết là dịp để thể hiện tấm lòng hiểu thảo của con cái với cha mẹ (Ảnh minh họa).
Sợ Tết vì chuyện cúng Tân niên
Vợ chồng Thương sống chung với mẹ chồng ở Mỹ Đình, Hà Nội, bố chồng Thương đã mất. Kinh tế chủ yếu do vợ chồng Thương gây dựng nhưng những công to việc lớn trong nhà Thương luôn để cho mẹ chồng được nắm quyền chỉ đạo.
Bà Chinh, mẹ chồng Thương năm nay 60 tuổi. Theo nếp gia đình nhà chồng để lại từ trước, bà Chinh rất coi trọng lễ cúng Tân niên (năm mới, có nơi còn gọi là cúng đơm) trong ba ngày Tết. Cái Tết đầu tiên khi về làm dâu nhà bà Chinh, Thương “hơi sốc” vì ba ngày Tết phải làm việc đầu tắt mặt tối. Ngày nào cũng hai bữa làm cơm để cúng gia tiên khiến Thương mệt nhoài, chẳng có thời gian để đi chơi nữa.
Thương kể: “Cứ sắp lên, cúng xong lại dọn rửa chứ có ăn uống được nhiều đâu chị. Nhà có bao nhiêu món là sắp lên bấy nhiêu nên lượng bát đĩa rất nhiều. Nấu nướng, rửa bát còng cả lưng chị ạ. Ngày thường mình chỉ lo một bữa thường, ấy thế mà Tết lo đến hai bữa cúng, không khác gì hai bữa tiệc nên mệt mỏi vô cùng. Tết phải làm ô sin nên em sợ lắm!”.
Không thể chấp nhận được việc ba ngày Tết chỉ biết có mỗi cái bếp nên Thương đã cùng chồng bàn mưu thay đổi quan niệm của mẹ chồng. Cũng cái Tết Nhâm Thìn năm ngoái, Thương nhờ chồng tác động bằng cách bố trí cho cả gia đình đi du lịch. Thương thuyết phục bà Chinh “mẹ phải đi cùng bọn con, một mình mẹ ở nhà lo chuyện cúng đơm sao xuể…”, rằng “năm nay ông thầy bói bảo gia đình con phải đi du lịch thì mới có lộc”…
Nói là nói vậy nhưng Thương biết tỏng mẹ chồng sẽ không bao giờ đi. Không phải bà không muốn đi cùng con cháu mà vì bà nặng lòng với chuyện cúng lễ gia tiên ngày Tết. Rốt cuộc, vì hoàn cảnh mà bà Chinh đã phải ở lại “lo Tết” một mình, còn vợ chồng con cái Thương đi du lịch ở Sapa.
Thương cho biết: “Thương bà lắm nhưng không biết phải làm cách nào. Đây là nghi lễ của gia đình mà mẹ chồng em phải thực hiện từ khi về làm dâu nên cứ nhất nhất muốn bọn em làm theo. Việc cúng gia tiên là quan trọng, em cũng không dám tự ý làm khác đi đâu. Nhưng em đã đi hỏi một số nhà tâm linh rồi, họ cũng tư vấn là chỉ cần cúng mỗi ngày một bữa để thể hiện được cái tâm của mình là chính. Nhiều gia đình bạn bè đồng nghiệp của em cúng gia tiên mấy ngày Tết rất đơn giản chứ không cầu kỳ như nhà em”.
Thương cũng cho biết, sau khi đi Sa Pa về, cô mua rất nhiều quà cho bà Chinh. Vừa lấy lòng vừa an ủi mẹ chồng, đồng thời Thương đưa bà đến nhà ông thầy bói đã xem cho cô từ trước. Bằng sự khéo léo này của Thương, cuối cùng bà Chinh cũng phải thay đổi cách nghĩ. Thay vì ngày cúng cơm ngày hai lần thì Tết năm nay mẹ con bà Chinh đã thống nhất chỉ cúng mỗi ngày một bữa sáng hoặc trưa. “Năm nay em không phải lo nhiều chuyện cúng đơm ngày Tết nữa. Sáng dậy em có thể chuẩn bị nhanh, cúng sớm là xong, tha hồ vợ chồng con cái đi chơi. Và nếu có đi du lịch đâu xa thì mẹ em vẫn có thể đảm nhiệm được việc cúng đơm mà không đến nỗi quá vất vả chị ạ”, Thương nói.
Theo afamily
Ba chàng rể họ Lê
Nhiều khi căn nhà nhỏ của chúng tôi như muốn nổ tung bởi tiếng cười nói.
Nhìn ba chàng rể, đứa thì hì hục bê mấy chậu cây cảnh, đứa cầm vòi bơm phụt nước rửa sân, thằng út thì băm băm chặt chặt ngoài giếng mà tôi thấy tan biến hết cái gái lạnh của những ngày giáp tết. Trong bếp, mùi thức ăn thơm lừng, ba cô con gái vừa làm vừa trò chuyện như ngô nổ... chốc chốc bọn chúng lại léo nhéo: " Anh ơi anh ời!" như thể sợ chồng chạy đi đâu mất. Ai bảo sinh toàn con gái là sự thiệt thòi.
Hồi trẻ, mỗi lần có ai hỏi thăm về con cái, vợ chồng tôi bực mình lắm. Người nhẹ thì trêu "trai đái ngồi". Người độc mồm độc miệng thì bảo "Không có người chống gậy" hay "bố hĩm phải làm đỏ nữa"... bực thì bực thế chứ vợ chồng tôi yêu thương các con lắm. Con cái là của trời cho, sao phải phân biệt trai hay gái. Đã thế, bọn chúng cứ như thiên thần. Đứa nào cũng trắng trẻo, bụ bẫm, xinh xắn. Đến tuổi đi học, bụ bẫm, xinh xắn. Đến tuổi đi học, ba đứa chúng đều học giỏi và luỗn dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Thiên hạ thích gọi ông ba Dương hay bà tam Diệp (tên vợ chồng tôi kèm theo số con gái) vợ chồng tôi cũng mặc kệ. Chúng đền đáp công ơn nuôi dạy của bố mẹ bằng những tấm bằng đại học đỏ chót. Cứ nói con gái nhưng được như ba con vịt giời nhà chúng tôi thì thiên hạ có con trai cũng còn đuổi mướt.
Chỉ khổ nỗi, chẳng hiểu ba đứa nó nghĩ sao mà đến tuổi xây dựng gia đình cả rồi nhưng chẳng đứa nào nhúc nhích. Con lớn năm 32 tuổi vẫn ì ra, nó bảo bố mẹ: " Thời nay 40 chưa phải là ế". Con thứ hai 30 thì dềnh dàng mãi, giục, nó cũng cãi: " Mới có 30 vội gì". Con út thì 28 thì lý luận: " Hai chị còn kia con bay trước sao đành". Tuy rất giận các con nhưng suy đi nghĩ lại thấy chúng nó đều xuất phát từ tình yêu thương, sự lo lắng cho bố mẹ nên chẳng nỡ rời xa bố mẹ theo người đàn ông nào. Thế nên vợ chồng tôi chỉ biết thở dài và đêm dêm cầu trời cho chúng nó sớm tìm được hạnh phúc. Ba đứa nó không có hạnh phúc thì vợ chồng già chúng tôi sao mà sống vui vẻ được.
Ơn trời, đến năm cô thứ hai bước sang tuổi 31, một ngày đẹp trời giáp Tết Nguyên đán, nó thông báo sẽ đi lấy chồng. Tuy quá cập rập nhưng chúng tôi như mở cờ trong bụng. Ba quả bom nằm chình ình suốt hàng chục năm qua trong nhà, nay nó nổ cho hỏi còn hạnh phúc nào bằng. Năm đầu tiên xa con, nằm nghĩ thương con mà cả hai chúng tôi đều chảy nước mắt. Về làm dâu người ta những ngày giáp tết thế này, lại ở một miền quê heo hút ấy, liệu nó có chịu được không? Ông nhà tôi những ngày vắng con hết ra lại vào rồi ngồi rít thuốc lào sòng sọc nên tôi càng nhớ con hơn. Đêm 30, ngồi luộc bánh chưng dưới bếp tôi chỉ bết khóc thầm. Chỉ đến khi có một vòng tay ôm chặt tôi từ phía sau lưng, tôi mới biết niềm vui của mình là có thật. Bà thông gia tâm lý đã không chỉ cho tôi mượn con gái mà còn cho luôn cả đứa con trai một của họ theo vợ về bên ngoại ăn cái tết đầu tiên của người con trai trưởng thành. Thế là vợ chồng tôi không chỉ mất con mà những ngày tết năm ấy, niềm vui cứ nhân lên mãi. Ra giêng, con gái tôi có tin vui...
Căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi lúc nào cũng như có mặt cả ba đứa (Ảnh minh họa)
Lần lượt cô cả, cô út những năm sau cũng tìm cho mình được bến đỗ. Những ngày đầu xa bố mẹ, chúng nó cứ điện về nheo nhéo. Hết đứa này đến đứa kia. Có khi cả buổi tối chúng tôi không làm được việc gì ngoài nghe điện thoại. Vì thế, căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi lúc nào cũng như có mặt cả ba đứa. Ngày lễ, tết, hở ra tí thời gian nào là chúng nó dắt nhau về. Nhiều khi căn nhà nhỏ của chúng tôi như muốn nổ tung bởi tiếng cười nói của cánh đàn ông, tiếng la hét của lũ trẻ con. Ồn ào, nhộn nhạo, đinh tai nhức óc nhưng vui lắm. Nếu có ai đến nhà chơi vào những ngày như thế, sẽ khó đoán được bọn chúng là con trai hay con gái, con dâu hay con rể của chúng tôi vì cả ba chàng rể ấy không nề hà bất cứ việc gì. Chúng nó sẽ không bỏ sót một ngóc ngách nào trong nhà để kiểm tra cho bố mẹ: Nào đường dây điện bị đứt, cái đồng hồ hết pin, chiếc máy bơm chạy kêu òng ọc hay chiếc bếp ga lâu không có người dùng han rỉ...
Lúc rỗi rãi, ba anh con rể lại hết mình phục vụ bố vợ. Thằng sẵn sàng bỏ cả buổi sáng hầu cờ bố. Đứa có thể ngồi cả buổi chiều để bình thơ, nói chuyện thời sự với ông bố già. Chàng rể út thì hợp bố nhất khoản uống rượu. Hai bố con cứ nâng lên đặt xuống bao nhiêu lần mà không hết chuyện. Lúc đi ngủ, chúng cũng chẳng kiêng gì giường bố vợ, thằng nào vào đọc sách có thể ngủ luôn trong đó.
Nhìn chàng rể cả nghiêng nghiêng cái cúi đầu húi cua gần như trọc lốc, tay đang bấm tỉa từng chiếc lá trên chậu cảnh trước sân, thằng rể hai vừa cọ lấy cọ để chiếc sân đầy rêu cáu vừa huýt sáo rất yêu đời, còn thằng út, ngồi một mình ở xó giếng cũng không chịu kém bằng một bài hát về mùa xuân vô cùng sôi nổi, tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi làm mẹ vợ. Cảm ơn ba chàng rể họ Lê của vợ chồng tôi.
Theo 24h
Chồng "dỗi" như tiểu thư Anh đã làm bố rồi mà vẫn còn giận dỗi như trẻ con vậy. Còn nhớ ngay sau tuần trăng mật xong, vợ chồng tôi bắt tay vào công việc mới và tôi bắt đầu vỡ lẽ ra nhiều điều. Chồng tôi cứ bắt ne bắt nét tôi từng li từng tí theo sở thích của anh mới yên. Ban đầu tôi cứ...