Bi hài chuyện cúng thuê, lễ mướn ở Đền Bà Chúa Kho
Vài năm trở lại đây, dịch vụ cúng thuê, lễ mướn là một “nghề” rất được thịnh hành ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Và có lẽ, cũng chỉ ở đây thì nghề… lạ này mới có “đất dụng võ”. Xung quanh dịch vụ lạ lùng này, có vô số những câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt.
Có vay – có trả
Đền Bà Chúa Kho, từ lâu đã có tiếng là linh thiêng. Người dân đồn rằng, vào mỗi dịp đầu năm, ai thành tâm cúng lễ, ắt cả năm sẽ làm ăn phát tài. Vậy nên, cứ vào tháng Giêng hằng năm, người dân thập phương lại đổ về đây cúng lễ, “vay tiền” của Bà Chúa để cả năm làm ăn phát tài phát lộc.
Lượng người đến Đền Bà Chúa Kho “trả lễ” tăng vọt vào dịp cận Tết
Đến cuối năm (thường là vào tháng 12 âm lịch), những người đã vay tiền của Bà lại tự động trở về đây một lần nữa để trả lễ hậu tạ. Và, tất nhiên, các thủ tục xin, vay, trả cũng phải được khấn đúng theo những bài “khấn xin lộc, cầu tài”, “khấn vay tiền”, “khấn trả lễ”. Người dân đến lễ, rất ít người thuộc nằm lòng được những bài văn khấn đó nên để không bị khấn sai, khấn nhầm, họ đành nhờ cậy đến những người chuyên hành nghề cúng thuê, lễ mướn ở Đền.
Thoạt nghe tưởng buồn cười, lại có cả nghề cúng thuê lễ mướn. Thế nhưng, những ai đã từng đến vay tiền của Bà Chúa để làm ăn thì không còn lạ lẫm với những nhóm người, già có, trẻ có, nhưng đa phần là phụ nữ ở độ tuổi 30 – 40 cứ đứng từng tốp từng tốp một. Họ quan sát rất tinh và “tác nghiệp” nhanh tới mức đôi khi khách đến không kịp trở tay.
Video đang HOT
Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Giang ở Thanh Trì, Hà Nội sau đây chỉ là một trong 1001 chuyện bực mình từ những người hành nghề cúng thuê lễ mướn. Hồi đầu năm nay bà Giang có đến đây xin vay tiền của Bà Chúa. Số là, bà và con gái cùng chung vốn mở một cửa hàng bán quần áo vài năm nay nhưng làm ăn có vẻ không khả quan lắm. Nghe theo lời mách nước của một vài người bạn, bà Giang cùng con gái tìm đến Bà Chúa để vay tiền vay lộc. Vì là đến lần đầu tiên nên sau khi nghe lời mật ngọt của một người phụ nữ cũng trạc tuổi mình rằng: “Chị đi xin lộc Bà Chúa chị để em kêu với Bà cho. Em ở đây quen Bà Chúa rồi, kêu Bà, Bà dễ xem xét hơn. Chị ở xa về, một câu ngập ngừng, hai câu ngập ngừng, Bà nghe khó lọt. Em kêu hộ chị gọi là giúp hai mẹ con thôi, lộc phúc tùy tâm chị”.
Bà Giang nghe vậy thấy cũng hợp lý, lại thầm nghĩ “người Quan họ” nhiệt tình. Ai ngờ, sau khi được dẫn đi khắp các ban bệ, cầu khấn xong xuôi, người nhiệt tình nọ đề nghị hai mẹ con cô “mừng tuổi”. Bà Giang lúc đó mới ngớ người ra, rút tờ 20 ngàn trong túi đưa cho người khấn thì bị chê là: “Lộc ít – lộc rơi, phải 100 ngàn thì về mới làm ăn thuận lợi được. Xởi lởi thì Bà Chúa cho, đã về đến cửa Bà Chúa thì đừng bo bo vào mình như thế”. Bà Giang không còn cách nào, đành mất thêm 100 ngàn coi như… rải lộc vậy.
Vấn nạn khó dẹp?
Nghề cúng thuê, lễ mướn đã bị coi như một vấn nạn, và mang lại những hình ảnh xấu đến mảnh đất và con người xứ Kinh Bắc. Thậm chí, Ban quản lý Đền còn phải đặt biển “Không nhờ cúng thuê, lễ mướn” ở ngay trước sân Đền để cảnh báo người dân không bị rơi vào những trường hợp bực mình.
Ông Trần Đình Lập, đại diện Ban quản lý đền Bà Chúa Kho cho biết: “Có nhiều trường hợp người dân đến đây đi lễ vay, lễ trả to tiếng xô xát với những người xin cúng. Khi điều tra ra thì chúng tôi mới rõ nguyên nhân là do: Hai vợ chồng cùng đi trả lễ. Người vợ thì muốn có người cúng hộ cho có bài có bản, cúng hay thì đến tai Bà Chúa, Bà phù hộ cho. Người chồng thì không tin vào những chuyện nhảm nhí, cốt là ở cái tâm của mình. Vì thế mà có sự to tiếng, dẫn đến xô xát”.
Nhiều trường hợp đi lễ là những người trẻ, những người ít khi tiếp xúc, thậm chí là chưa từng biết đến những bài khấn nôm. Do tâm linh, cũng là do tâm lý, người ta nghĩ rằng: Nếu như khấn cúng một cách bài bản, trôi chảy thì lộc sẽ đến dễ dàng hơn! Không có gì để kiểm chứng cho điều này, nhưng vô hình trung họ tin rằng: Cúng khấn bài bản, có đầu có cuối cũng coi như thành tâm và họ thấy yên tâm khi tâm nguyện của mình đã được một người chuyên nghiệp cầu giúp. Anh Trần Việt Hùng (thành phố Thái Nguyên), một tín đồ của đền Bà Chúa cho biết: ” Mình là đàn ông, chỉ biết mải mê làm ăn cũng không rành chuyện cúng khấn. Đến đây có dịch vụ cúng khấn hộ cũng thấy tiện cho mình”.
Như vậy, chính từ tâm lý của nhiều người, do không quen thậm chí là ngại cúng khấn nên họ mong muốn có được người khấn chuyên nghiệp, bài bản để giúp họ truyền tải tâm nguyện đến tai Bà Chúa được tốt hơn. Vì thế, đâu đó trong hàng ngàn người đến Đền Bà Chúa Kho để trả lễ hay vay tiền xin lộc sẽ vẫn còn những người xác định “sinh nghề tử nghiệp” với cúng thuê, lễ mướn như một… nghề chuyên nghiệp.
“Sẽ có biện pháp xử lý ngay” Ông Trần Đình Lập, Ban quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những trường hợp xin cúng thuê lễ mướn gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của không gian tín ngưỡng Đền Bà Chúa Kho. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ không khắt khe nếu như khách thập phương có nhu cầu nhờ người cúng lễ. Đây là chốn tâm linh nên mọi chuyện là do tâm nguyện của mỗi người. Đối với những trường hợp bắt chẹt khách, ép giá cao, gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa của cả vùng miền thì quý khách đến Đền vui lòng báo với Ban quản lý Đền. Những ngày cao điểm cuối năm và đầu năm, chúng tôi luôn bố trí an ninh túc trực. Chỉ cần nhận được phản ánh của khách, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý ngay”.
Theo Người dưa tin
Chúa Nhẫn Warpsear: Có gì mới trong phiên bản 2.0.0?
Sau gần 6 tháng trình làng, tháng 11 này, Chúa Nhẫn đã cho ra mắt phiên bản 2.0.0 với rất nhiều kỹ năng mới.
Trải qua rất nhiều phiên bản update trong quá trình tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ người chơi, với phiên bản 2.0.0 này cũng vậy, hãy tìm hiểu về những kỹ năng của một số class trong phiên bản này với Game8.
Class Kiêm Sĩ
Class Kiếm Sĩ: được cập nhật thêm kỹ năng Tàng Hình. Với skill này, Kiếm Sĩ có thể tàng hình chạy qua lại trước mặt người chơi khác và quái vật, trừ người trong cùng nhóm. Đặc biệt, đòn đầu tiên khi tàng hình có lực công kích được tăng lên gấp bội, với những đối thủ trúng phải đòn "Nộ" của Kiếm Sĩ mà còn là đòn chí mạng, thì khả năng phải về làng là rất cao.
Ngoài sử dụng khi chiến đấu, kỹ năng Tàng Hình còn giúp kiếm sĩ làm nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn khi có thể ung dung đi vào đám quái mà không phải lo ngại bị tấn công như trước kia. Do thời gian tàng hình lâu hơn thời gian phục hồi kỹ năng nên có thể giúp Kiếm Sĩ tàng hình liên tục. Đây chính là thủ phạm làm cho bản đồ Map 2 vắng vẻ hơn do đi đâu cũng ... tàng hình.
Kiếm Sĩ ẩn thân dưới mắt đối thủ....
...và dưới mắt những người cùng tộc, nhưng không cùng party.
Class Pháp Sư
Class Pháp Sư sau khi update thì có vẻ như máu của phái này đã giảm đi nhưng bù lại sức mạnh cũng như pháp thuật lại được tăng lên đáng kể. Được cập nhật thêm kỹ năng Động Đất, nghe là thấy ma thuật rồi! Nhưng không biết áp dụng vào trận đánh thì như thế nào?
Sau khi sử dụng thì thấy kỹ năng này dùng để khóa chân nhiều đối thủ trong một phạm vi nhất định và khá rộng. Có thể dùng cho đồng đội xông lên dứt điểm khi chiến đấu hoặc là để...chạy thoát khi bị yếu thế. Thời gian thực hiện kỹ năng rất nhanh và khả năng bắt dính nhiều đối thủ nằm trong phạm vi 5 thước.
Class Tiên Cung
Class Tiên Cung: với kỹ năng Bẫy Quái Vật. Game thủ đã từng chơi phái Đương Môn trong Võ Lâm Truyền Kỳ sẽ hình dung kỹ năng này rất dễ. Đặt một cái bẫy ở 1 vị trí mình chọn.
Rồi chờ mục tiêu sa bẫy
Ưu điểm của skill này là khóa chân đối thủ trong một khoảng thời gian để tung đòn kết thúc hoặc ...chạy trốn. Ngoài ra kỹ năng có nhược điểm là thời gian xuất chiêu khá lâu lại chỉ có thể bẫy được đối thủ ở một vị trí nhất định. Skill này có thể dùng trong các trận đấu lớn như: đấu trường, săn boss, pk...v.v..
Class Tiên Phép
Class Tiên Phép: với kỹ năng Bẫy Côn Trùng có khả năng làm tê liệt đối phương khiến đối phương bị suy yếu, giảm tộc độ ra đòn...
Tiên Phép với skill bẫy côn trùng
Đúng với cái tên Tiên Phép, class luôn luôn đứng phía sau Tiên Cung và Tiên Kiếm để hỗ trợ bằng những phép thuật đắc lực. Kỹ năng bẫy côn trùng sử dụng để làm giảm uy lực đối phương khiến đối phương rơi vào trạng thái yếu ớt, gần như không có khả năng đánh trả, và tạo điều kiện cho đồng đội của mình ra những đòn quyết định hạ gục đối phương.
Các skill mới của phiên bản 2.0.0 đã làm cho các class trở nên vô cùng bến hóa và nguy hiểm hơn. Điều này làm cho game thủ Chúa Nhẫn vô cùng thích thú khi đi train quái, PK hoặc tham gia đấu trường. Với những bản update liên tục trong thời gian ngắn, Chúa Nhẫn Warspear hướng tới mục tiêu sẽ xây dựng một game mobile thỏa mãn yêu cầu theo định hướng của người chơi và đáp ứng nhu cầu giải trí mọi lúc mọi nơi của các Mobi gamer.
Theo Game Thủ