Bi hài chuyện cả thôn cùng “phát điên” vì… thèm điện
Người dân than: “Tủ lạnh, nồi cơm điện chỉ để làm… cảnh thôi chứ tối nào cũng phải thắp đèn dầu để ăn cơm”.
Là thôn xung phong đi vùng kinh tế mới nội địa, vất vả khai hoang từng khoảnh rừng để phát triển kinh tế cho địa phương, thế mà gần 30 năm qua, 100 hộ dân thôn Thanh Sơn, nằm ngay gần thành phố, thủ phủ tỉnh Hà Nam, chưa một ngày được biết đến ánh điện. 180 hộ còn lại thì vài ngày thay bóng điện một lần, tivi, đầu đĩa trong xóm thay nhau cháy.
Người dân than: “Tủ lạnh, nồi cơm điện chỉ để làm… cảnh thôi chứ tối nào cũng phải thắp đèn dầu để ăn cơm”.
Trên bóng điện, dưới vẫn đèn dầu
Nhà anh Nguyễn Văn Thắng ở cuối khu Con Phượng, nằm ven trục đường chính của thôn Thanh Sơn (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phải dùng tới ổn áp Lioa mới thắp sáng được bóng đèn, nhưng chỉ dùng được vào ban ngày. Đến buổi tối, đèn tịt hẳn, ăn cơm phải thắp sáng bằng đèn dầu hoặc nến.
Tiếng là có điện, song nhiều năm nay gia đình anh Thắng – chị Duyên vẫn phải thắp nến để ăn cơm tối
Ban ngày là lúc điện “khỏe” nhưng cái tivi 19 inches ở góc nhà anh giống như chiếc đài, chỉ có tiếng, không thể lên nổi hình.
Từ năm 2003, vợ chồng anh Thắng ra ở riêng, kinh tế khó khăn đun bằng bếp rạ nhưng đến khi mua được nồi cơm điện… thì chỉ để ngắm. Nhìn nồi cơm điện phủ đầy bụi và mạng nhện, chị Duyên – vợ anh Thắng – phân trần: “Ăn cơm bằng đèn dầu nhưng khu nhà tôi vẫn thuộc diện có điện, chứ trong Cửa Đải với Động Đình còn thiếu cả đường dây”.
Gia đình anh Nguyễn Văn Quý – một trong vài hộ hiếm hoi ở đầu khu Động Đình có điện. Có điện là “sướng” nhất xóm! Thế nhưng chưa bao giờ được sử dụng điện, anh Quý cho biết, tivi mở lên vài phút là tự tắt, tủ lạnh để xếp xó…Mỗi lần có khách, có bao nhiêu cái điện thoại phải bật lên để lấy ánh sáng ăn cơm. Quanh năm phải dùng đèn dầu. Ấy thế mà mỗi tháng vẫn phải đóng tiền điện đều đều, mùa hè cũng như mùa đông, cứ trung bình 5.000 – 6.000 tiền điện một tháng.
Nhắc đến chuyện điện, ông trưởng thôn Ngô Quang Tiến bức xúc: “Nhà tôi lúc nào cũng phải dự trữ cả đống đèn compac, vài ngày lại phải thay bóng một lần vì điện phập phù, cháy liên tục. Nhiều nhà cháy cả tivi, cả đầu đĩa. Không có điện hẳn thì đỡ tức, chứ có điện mà lại trong cảnh trên đèn điện, dưới đèn dầu, cơm vẫn và vào mũi thì ai mà chịu được?”.
Đào đất, làm đường dẫn đến lún cột, đứt dây khiến Thanh Sơn mất điện suốt 11 ngày hè.
Khổ như… không có điện
Năm 1985, theo chính sách kinh tế mới nội địa của tỉnh Hà Nam, 186 hộ dân chủ yếu từ thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) xung phong vào vùng kinh tế mới.
Video đang HOT
Khó khăn thiếu thốn đủ đường, đến độ năm 2000, thôn Thanh Sơn mới bắt đầu có trạm biến áp, có đường dây điện vào đến đầu thôn. Thế nhưng nhà nước chỉ kéo gần 1km điện cao thế vào đến trạm biến áp. Còn dân, ai muốn có điện thì tự bỏ tiền túi để kéo điện hạ thế về nhà. Bấy giờ ông Phạm Văn Lịch là chủ nhiệm Hợp tác xã đứng ra vận động bà con xây dựng đường điện hạ thế. Xóm Cửa Chùa nằm gần trạm điện nhất, mỗi hộ dân khi đó phải đóng 650.000 đồng để mua cột và dây điện. Xa hơn, các hộ dân ở khu Con Phượng, mỗi hộ đóng 1,2 triệu đồng (thời điểm năm 2002).
Song đường từ trạm biến áp vào khu Con Phượng, Cửa Đải, Động Đình khá xa nên đầu tư một đường dây đủ tải với bà con là điều rất khó vì chi phí lớn. Đường dây điện bé tẹo, đứt nối nham nhở gá trên những cột điện tre kéo từ nhà này sang nhà kia là hình ảnh thường thấy ở Thanh Sơn. Như ở đầu khu Động Đình nhà anh Quý, những năm qua vẫn chỉ 3 – 4 hộ dân có điện, những nhà hàng xóm có muốn cũng không dám “câu” nhờ điện vì san sẻ thêm nữa thì ngay cả việc bóng điện sáng vào ban ngày cũng đã là điều không tưởng.
Trưởng thôn Ngô Quang Tiến nhớ lại ngày đầu dựng trạm điện: “Cái bốt điện này ban đầu rất khỏe, đủ để cấp điện cho những hộ dân đã kéo đường dây. Nhưng đến giờ cái bốt đó không còn là cái bốt nguyên thủy nữa. Khoảng năm 2008, sau trận bão to, bốt điện bị cháy, sở điện mang về một cái khác để thay. Từ đấy điện bắt đầu yếu”.
Bà con Thanh Sơn, 180 hộ chịu đựng sống trong cảnh điện đóm phập phù, 100 hộ khác gần 30 năm mò mẫm trong đêm tối. Đến năm 2010, khi Thanh Sơn bàn giao điện lưới hạ áp cho Công ty điện lực Hà Nam, điện đã yếu nay lại càng xuống cấp hơn. Ông Huy ngoài 70 tuổi, giọng chậm rãi: “Bây giờ chế độ, chính sách ban hành toàn thấy thông báo trên tivi, trên đài, mà lại không có điện thì chúng tôi không biết được. Rồi những kiến thức về khoa học trồng trọt chúng tôi cũng đều mù tịt hết”.
Về vấn đề 100 hộ ở Thanh Sơn 29 năm qua chưa từng có điện, đại diện công ty Điện lực Hà Nam từng trả lời: Các thiết kế và dự toán xây dựng đường dây, trạm biến áp cho Thanh Sơn đã được phê duyệt để triển khai xây dựng. Tuy nhiên, theo thiết kế, đường dây tải điện từ đường dây 35kV đến trạm biến áp đặt tại trung tâm thôn Thanh Sơn dài 1.784m phải đi theo đường đồi núi. Do đó, để bảo đảm an toàn lưới điện, cần phải chặt cây hai bên hành lang đường điện chạy qua với khoảng cách mỗi bên là 7m. Chính vì vậy, các hộ dân đòi tiền đền bù khi chặt cây của họ. Theo tính toán của chúng tôi, số tiền đền bù cho số cây phải chặt lên đến hơn 1 tỉ đồng, nếu chi trả như vậy, chúng tôi sẽ không còn đủ kinh phí để đầu tư cho dự án.
Ông Nguyễn Quốc Trưởng hóm hỉnh mà chua chát: “Nếu cứ không có điện như trước đây thì chả sao, bà con vẫn thấy bình thường – như trong khu Động Đình ấy, gần 30 năm rồi chưa một ngày có điện, họ không bức xúc nặng nề như chúng tôi đâu. Nhưng đã có điện hẳn hoi rồi mà đến lúc không có điện nữa thì không thể chịu được. Chúng tôi vẫn đùa nhau rằng hôm nay tôi thuê ông 50.000 đồng ông quạt cho tôi cả ngày thì ông có quạt được không?!”.
Ông Tiến trưởng thôn thì đay đả: “Bà con muốn thái được củ sắn thì phải canh điện từ nửa đêm. Nhà nào mà dậy muộn thì chỉ có nước thái… bằng tay, vì điện quá tải, chạy máy làm sao được”.
Trời nhá nhem tối, bà Phạm Thị Minh chân thấp chân cao trổ dốc từ đỉnh đồi về nhà. Bà Minh nói, “Điện đóm lại cứ như trêu ngươi, trêu tức. Chị em chúng tôi đi làm về lại bắt đầu vào bếp tay nến tay đèn. Tôi thấy cuộc sống như thế này quá khổ”.
Nằm giữa đường biểu tình đòi điện
Nỗi khổ sống trong cảnh thiếu điện hàng chục năm, khiến bà con bức xúc và đỉnh điểm là 2 cuộc biểu tình đã xảy ra.
Vào tháng 7.2012, 11 ngày mất điện giữa ngày hè, mọi người kéo ra ủy ban hỏi sao lại mất điện lâu thế ?. “Ủy ban trả lời không biết, cái đó là của ngành điện. 50 – 60 con người chúng tôi kéo nhau ra cái dốc cửa Đình ngoài xã, căng lều bạt nằm ở đấy biểu tình để đòi điện. Cuối cùng cả tỉnh, cả huyện, cả công an về giải quyết. Họ nói chúng tôi giải tán rồi sẽ có điện, và họ bắt công ty điện lực Hà Nam phải giải quyết cho chúng tôi. Ngày thứ 12 là đã có điện ngay. Rõ ràng là họ làm nhanh được” – ông Nguyễn Xuân Luận cam đoan sự thật với các nhà báo.
Đầu hè năm nay, lại xảy ra biểu tình vì điện. Nguyên nhân do công ty ximăng Xuân Thành (đóng trên địa bàn xã) xúc đất làm đường khiến chân cột điện lún, đứt đường điện. Bà con kiến nghị thì công ty Xuân Thành bảo phải đến công ty điện. Đến công ty điện lực Hà Nam thì họ bảo Xuân Thành làm đứt dây, đổ cột, trách nhiệm thuộc về Xuân Thành.
Trước đây, bà con xã viên quản lý điện thì còn đỡ “bi đát”, từ ngày bàn giao về cho công ty điện quản lý “các ông ấy mặc kệ, hết tháng thu tiền, còn nhiều việc lẽ ra là của bên thợ điện thì dân chúng tôi vẫn phải làm” – ông Nguyễn Quốc Trưởng cho biết. “Cơn bão cuối năm 2012, dây đứt, cột điện đổ. Nhân viên điện lực không đoái hoài. Dân tự dựng lại. Rồi nữa, khi điện lực về thay cái cột điện do Xuân Thành làm đổ, họ đập tan cái cột ximăng cũ, lấy lõi sắt mang về trong khi dân phải dùng cột điện bằng tre, hỏi trách nhiệm của họ để đâu?” – ông Trưởng nói.
Công ty điện lực Hà Nam nhiều lần giải thích rằng chưa thể kéo điện phủ khắp Thanh Sơn vì bà con đòi tiền đền bù nhiều quá. Ông Nguyễn Quốc Trưởng và bà Phạm Thị Minh thẳng thắn trả lời: “Dự án không triển khai do dân đòi đền bù nhiều là sai. Để có điện, chúng tôi sẵn sàng hy sinh cây cối, hoa màu”. Một cụ già ở đây than thở: “Cùng là công dân, tại sao tận Mù Cang Chải (Yên Bái) dân thưa hơn, qua bao nhiêu là núi mà bà con còn có điện cơ mà?”.
Theo Dantri
Bước trượt ngã đầu đời đẩy gã trai làng thành sát nhân máu lạnh
Đang học lớp 7, Trần Văn Ngà (sinh năm 1990, trú tại thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam) đã cùng 3 đứa trẻ trong thôn "chơi trò người lớn" với một cô bé cùng tuổi.
Gia đình nạn nhân tố cáo, Ngà bị đưa đi trại giáo dưỡng 2 năm. Trở về thiếu sự giáo dục của gia đình, gã thanh niên mới lớn sa vào con đường nghiện ngập ma túy và một hệ lụy tất yếu đã xảy ra khi Ngà vừa gây ra vụ án chấn động làng quê: Cướp của, hãm hiếp rồi sát hại một người phụ nữ hàng xóm vào đêm 6.4 vừa qua.
Hung thủ Trần Văn Ngà.
Chi tiết quan trọng giúp lần ra hung thủ
Người đầu tiên phát hiện ra sự việc là chị Lê Thị Chung - 28 tuổi, con gái nạn nhân. Chị Chung kể: "Sáng 6.4, gia đình tôi làm lễ động thổ xây nhà ở xóm bên. Đợi mãi không thấy mẹ đến, tôi liền chạy sang thì thấy cửa nhà vẫn đóng im ỉm. Đứng ở ngoài cổng gọi với vào nhưng không thấy trong nhà có động tĩnh.
Linh tính có chuyện chẳng lành, tôi trèo cổng vào trong sân. Vào đến nơi, thì thấy trên sân nước và máu lênh láng chảy ra từ trong nhà". Sau đó, chị Chung vội hô hoán mọi người xung quanh đến giúp đỡ. Khi mọi người chạy sang phá cửa vào trong nhà thì cảnh tượng kinh hoàng ngay trước mắt, bà Nguyễn Thị Dung (51 tuổi) nằm chết dưới vũng máu trong tình trạng lõa thể, chăn phủ trên người.
Sau khi khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định bà Dung tử vong do bị một nhát dao đâm vào cổ, máu ra nhiều cùng với việc xuất hiện nhiều vết bầm tím khác trên cơ thể. Qua công tác khám nghiệm, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam nhận định nạn nhân chết sau khi bị hãm hiếp, rồi giết hại, đồ đạc xung quanh bị lục tung và dính nhiều vết máu.
Hàng rào sắt, nơi hung thủ trèo qua để gây án.
Theo một điều tra viên tham gia phá án: Trong lúc đang tiến hành thu thập chứng cứ, các điều tra viên đã phát hiện dấu vết quan trọng để phá án. Trên phía hai mái nhà giáp ranh với gia đình ông Trần Văn Sơn có những dấu dép dính đất, bước qua để đột nhập sang nhà ông Trần Văn Thúy (chồng nạn nhân).
Xác định được phương hướng xâm nhập của hung thủ, Cơ quan CSĐT nhanh chóng cho triệu tập những đối tượng nghi vấn, đặc biệt là Trần Văn Ngà - con trai ông Sơn, vốn là một đối tượng có tiền án về tội hiếp dâm và nghiện ma túy.
Một nhóm công tác đã khẩn trương xác minh nơi làm việc của Ngà tại một mỏ khai thác đá ở địa phương. Khi đến nơi, Ngà vẫn đang cùng người bác ruột kéo dây điện để chuẩn bị cho việc khai thác đá. Ngà nhanh chóng được mời về trụ sở Công an xã để làm rõ những điều nghi vấn.
Ban đầu, Ngà quanh co chối tội, nhưng trước những chứng cứ không thể chối cãi như trên tay, cổ của Ngà có nhiều vết cào cấu mới. Đôi dép Ngà đi phù hợp với vết dép còn in trên mái nhà nạn nhân. Không thể giải thích được những vết cào cấu trên cơ thể và biết không thể chối tội, cuối cùng Ngà đã phải cúi đầu khai nhận lại toàn bộ quá trình gây án và hành vi tàn độc của mình với người phụ nữ hàng xóm hơn Ngà gần 30 tuổi.
Kẻ sát nhân máu lạnh
Theo lời khai của Trần Văn Ngà tại cơ quan chức năng, tối 5.4, Ngà gọi điện thoại cho một đối tượng nghiện trong làng rủ đi TP.Phủ Lý chơi. Tuy nhiên, đối tượng này không đi, Ngà đã ra đường cái bắt xe ôtô lên một nhà nghỉ ở TP.Phủ Lý. Tại đây, Ngà đã quan hệ tình dục với một gái mại dâm và có uống rượu. Đến khoảng 11 giờ đêm thì Ngà từ nhà nghỉ trở về nhà.
Hung thủ Ngà biết rõ trong nhà chỉ còn mỗi mình bà Dung, bởi bố con ông Thúy đã đi Hòa Bình giúp người con trai làm nhà từ mấy ngày trước. Sang đến nhà bà Dung, đang lục tìm tài sản thì bị bà Dung phát hiện, Ngà đã vật lộn với nạn nhân rồi khống chế trói cổ nạn nhân, rồi thực hiện hành vi đồi bại. Sợ bị tố giác hành vi của mình, Ngà đã ra tay sát hạt nạn nhân bằng một vết cắt ở cổ. Ra tay xong, hung thủ đã vào nhà tắm múc nước giội lên xác nạn nhân hòng xóa dấu vết.
Sau khi sát hại nạn nhân, hung thủ vẫn bình thản về nhà ngủ và sáng hôm sau dậy đi làm như không có chuyện gì xảy ra. Số tài sản cướp được của nạn nhân là 500.000 đồng cùng chiếc điện thoại đã được thu hồi, còn con dao gây án Ngà vứt xuống ao trước nhà nhằm phi tang. "Sáng hôm sau, tôi vẫn còn thấy Ngà sang nhà bà Dung xem như không có việc gì xảy ra. Đúng là kẻ máu lạnh" - một người hàng xóm cho biết.
Hệ lụy từ thiếu giáo dục
Một số người dân xung quanh cho hay, bố mẹ Ngà đều làm ruộng, cũng là những người chân lấm, tay bùn hiền lành. Kể từ khi cùng nhóm bạn trong làng "làm chuyện người lớn" với một cô bé cùng tuổi, bị đưa đi trường giáo dưỡng 2 năm, trở về, Ngà cũng bỏ học luôn, rồi giao du với đám bạn xấu, rồi sa vào con đường tệ nạn xã hội, cuối cùng gây ra vụ án chấn động dư luận địa phương...
Do thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ, sau khi trở về, với thái độ bất cần đời, nhiều lần Ngà đã hành hung cả bố đẻ là ông Trần Văn Sơn (41 tuổi), đến nỗi gia đình đã không ít lần phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương. Vì tiền làm ra không đủ cho những lần hút chích, nên Ngà đã không ít lần đột nhập vào các gia đình hàng xóm để chôm đồ. Chính gia đình ông Thúy cũng đã nhiều lần là nạn nhân của Ngà. Vào khoảng tháng 2 năm 2012, gia đình ông Thúy trong lúc vắng nhà đã bị đối tượng cạy tủ và lấy đi số tiền 17 triệu đồng. Gia đình ông đã báo lên chính quyền địa phương, nhưng không đủ chứng cứ nên sự việc đã không được làm rõ.
Phóng viên đang trao đổi với chồng nạn nhân.
"Dù lần mất tài sản trước, gia đình có thể biết được chính Ngà là người gây ra. Nhưng ở nhà chỉ có hai vợ chồng già và người con tàn tật, lại không có tang chứng nên vợ chồng tôi cứ bảo nhau thôi của đi thay người vậy. Thế nhưng, điều không ai ngờ nhân lúc tôi vắng nhà nó lại có thể ra tay tàn độc với nhà tôi như vậy" - ông Thúy vừa nói vừa đưa tay gạt nước mắt. Được biết, ông bà Thúy - Dung có 4 người con (1 trai, 3 gái). Người con trai hiện đã lập gia đình ở Hòa Bình, 2 cô con gái cũng đã lập gia đình ở địa phương, còn một người con nữa bị tàn tật không làm được gì. Theo hàng xóm thì gia đình ông Thúy, bà Dung là người hiền lành, luôn sống biết điều, được lòng mọi người trong làng
Ông Trần Văn Khánh - công an viên xã Thanh Nghị, trực tiếp quản lý địa bàn thôn Nham Kênh - cho biết: "Điều làm dư luận địa phương vô cùng bức xúc là hung thủ lại lạnh lùng ra tay tàn độc với cả người hàng xóm đáng tuổi mẹ mình như vậy. Rồi đây, đối tượng sẽ chịu hình phạt đích đáng của pháp luật về tội ác do mình gây ra, nhưng cũng là bài học sâu sắc của mỗi gia đình trong việc dạy bảo con cái, nhất là khi con cái từng vấp ngã đầu đời, nhưng lại thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình".
Theo Dantri
Đâm tàu cá rồi bỏ chạy: Tàu vận tải chấp nhận bồi thường Ngày 17/7, Đồn Biên phòng Xuân Đài (thị xã Sông Cầu) thuộc Bộ chỉ huy đội Biên phòng Phú Yên cho biết, chủ tàu vận tải Thiên Anh 08 (Hải Phòng) đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho tàu cá PY-94442 do ông Huỳnh Ngọc Đảm (ở Phú Yên) làm chủ. Theo đó, chủ tàu Thiên An 08 (Hải Phòng) đã chấp...