Bị giữ suốt 9 tiếng vì trùng tên với khủng bố IS
Sally Jones, một phụ nữ Anh, bị cấm vào Tunisia sau khi cô bị nhầm với một người cùng tên được cho là đã tới Syria gia nhập Nhà nước Hồi giáo hồi đầu năm nay.
Một bà mẹ hai con người Anh bị nhầm lẫn với nhân vật bị nghi là kẻ khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS (ảnh nhỏ) khi cùng gia đình đi nghỉ ở thành phố cảng Port El Kantaoui của Tunisia. Ảnh: Mirror.
Jones, một nhân viên kiểm soát công nợ 43 tuổi, cho biết gia đình cô bị đối xử “như những con vật” sau khi từ Manchester tới Tunisia hôm 24/10 để đi nghỉ. Lính biên phòng đã sao hộ chiếu của cô, trước khi lôi gia đình này đi, rồi giám sát họ với lính canh có vũ trang mà không cho uống nước, tờManchester Evening News đưa tin.
“Trải nghiệm đó khiến tất cả chúng tôi cực kỳ tổn thương. Họ đã giữ gia đình tôi suốt gần 9 tiếng. Họ chẳng nói gì cả, không cho chúng tôi thức ăn, nước uống mà còn đe dọa”, Sally kể. “Họ chỉ nói với tôi là Sally Jones có hộ chiếu ghi ngày sinh trùng với ngày sinh của tôi và chúng tôi trông giống nhau. Đó là điều duy nhất họ nói”.
Người trùng tên với vị khách trên là một ca sĩ rock thất nghiệp 45 tuổi đến từ thị trấn Chatham ở hạt Kent, Anh. Người đó được tin rằng tới thành lũy Raqqa của IS cùng chồng và bỏ mặc hai con nhỏ, sau khi có những quan điểm cực đoan. Cựu ca sĩ đó được cho là đã cải đạo và đổi tên.
Theo Mirror, cuối cùng, Jones đã thuyết phục được lính biên phòng rằng mình không phải cô Sally Jones mà họ đang tìm kiếm bằng việc đưa tên họ cũ thời còn con gái.
Jones cho hay cô phải giải thích sự việc nhầm lẫn trên với các con khi chúng khóc suốt sau khi bị giữ trên đường tới khách sạn Port El Kantaoui.
“Chúng tôi khóc và các con cũng vậy. Chúng đang tự hỏi cái quái gì đang diễn ra thế này và chúng tôi phải giải thích cho chúng hiểu”, Jones kể.
Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, gia đình Jones đã trở về nước hôm 31/10.
Video đang HOT
Bình Minh
Theo VNE
Nỗi buồn của những người trùng tên với Nhà nước Hồi giáo
Nhiều phụ nữ trên thế giới có tên Isis, giống tên tiếng Anh viết tắt của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, đang mở chiến dịch yêu cầu truyền thông ngừng sử dụng cụm từ này.
Cô Isis Martinez. Ảnh: News Week.
Chiến dịch nêu trên nhằm gia tăng áp lực với truyền thông, đề nghị họ chuyển từ ISIS, viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria, sang ISIL, viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông. Nhóm phiến quân hiện chỉ sử dụng tên Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng phần lớn các hãng truyền thông phương Tây vẫn chưa gọi theo cách này.
Việc gọi nhóm phiến quân là gì và nên dịch như thế nào từ tiếng Arab sang tiếng Anh trở thành vấn đề gây tranh cãi. Nhiều phụ nữ trên thế giới có tên gọi Isis, trùng với từ viết tắt của nhóm phiến quân chuyên nô dịch phụ nữ và bạo lực, đang phải đối mặt với những khó khăn mới nảy sinh.
"Tên tôi là Isis và tôi yêu tên mình. Tôi còn yêu nó hơn trước", Isis Martinez, một phụ nữ đến từ Miami nói. Cô cũng là người đi đầu trong chiến dịch "Save Our Name", tạm dịch "Cứu lấy tên của chúng ta". Trong đoạn video đăng tải trên Youtube, Isis mô tả khoảng thời gian vài tuần gần đây là "cực kỳ khó khăn".
Trong cuộc phỏng vấn hôm qua với hãng tin CBC News, Martinez cho biết phản ứng tiêu cực về tên cô bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 8, ban đầu là khó chịu sau đó nó sớm khiến cô rối loạn. "Nó ảnh hưởng tới tôi. Mọi người gần như lúc nào cũng phản ứng", cô nói.
Lần gần đây nhất là khi Martinez tới một bệnh viện và nhân viên tiếp đón đã hỏi tên cô được đánh vần như thế nào. "Gương mặt cô ta thể hiện một sự buồn bã lạ thường và nói cảm thấy nó có hại cho tôi. Sau đó, cô ta hỏi tôi có thể thay thế bằng tên lót không", Martinez kể lại.
Kiến nghị phản đối truyền thông dùng ISIS
Martinez được đặt tên Isis, giống tên mẹ cô, tên một vị thần của Ai Cập và cũng là tên của hàng nghìn phụ nữ khác. Cô nói sẽ không đổi tên và những người đồng cảnh cũng không cần phải làm như vậy.
Martinez lập một trang "Save Our Name" trên mạng xã hội Facebook rồi có người đề nghị cô nên tạo đơn kiến nghị. Sau đó, cô chuyển sang website kiến nghị Care 2 và thiết lập một yêu cầu, đề nghị truyền thông "ngừng gọi bọn khủng bố bằng tên của chúng tôi.". Mục tiêu của cô chỉ là thu thập 1.000 chữ ký nhưng con số này hiện đã vượt mức 37.000.
Trang "Save Our Name" trên Facebook cũng đang trở thành nơi những phụ nữ, những gia đình có con tên là Isis chia sẻ câu chuyện của họ. Martinez được kể rằng những đứa trẻ thường bị trêu trọc còn cha mẹ chúng thường xuyên được hỏi liệu họ có muốn đổi tên con mình hay không.
"Tôi co rúm người lại mỗi khi tên con mình được truyền thông nhắc tới, nhưng lại là ám chỉ một nhóm khủng bố cuồng tín", một phụ nữ viết.
"Tôi đã dành nhiều năm để xây dựng tiếng tốt về mình và trở thành một hình mẫu phụ nữ tích cực. Tôi rất đau lòng khi nhìn thấy tên Isis bị nói xấu và sử dụng theo phương diện không mấy đẹp đẽ trong những tuần vừa qua", Isis Ardrey, một phụ nữ ở Toledo, bang Ohio, viết. "Cha mẹ đặt tên tôi là 'Isis' vì sự mạnh mẽ và ý nghĩa tích cực ẩn chứa trong đó".
"Ban muốn gọi tên con gái rồi sau đó nhận được những cái nhìn khó hiểu. Điều đó là không thể chấp nhận được", David Emami ở thành phố Portland, bang Oregon, trả lời kênh truyền hình địa phương KATU khi nhắc đến cô con gái ba tuổi tên Isis. "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi lại phải trả giá cho việc một cụm từ viết tắt được sử dụng không đúng cách".
Tấm thẻ tên Isis Martinez mang theo trong một hội nghị cô tham dự năm ngoái. Ảnh:CBC News.
Isis là "một cái tên đẹp"
"Đó là một cái tên đẹp", Emami nói. "Con bé được đặt tên giống một vị thần Ai Cập. Thật đau khổ khi thấy cái tên đó bị dùng sai dưới hình thức như vậy".
Martinez, từng tiếp xúc với Emami, nói việc phải dùng chung tên với ISIS không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn tác động tới cả tài chính, kể từ khi công việc của cô cần liên hệ với khách hàng.
"Tôi yêu tên mình nhưng buộc phải ngập ngừng khi giới thiệu bản thân", Martinez chia sẻ, đồng thời cho biết việc này giờ luôn xuất hiện trong tâm trí cô.
Martinez, Emami cùng nhiều người khác có thể có hành động pháp lý bởi những tổn thất họ đang phải chịu.
"Chúng tôi đang cảnh báo các hãng truyền thông, cảnh báo chính thức. Chúng tôi không muốn nhưng buộc phải làm vậy. Nếu chúng tôi biết rằng các hãng truyền thông hiểu rõ họ đang làm gì nhưng vẫn muốn tiếp tục thì chúng tôi không còn lựa chọn nào khác", cô nói. Martinez nói họ không làm việc này vì tiền mà chỉ muốn truyền thông sử dụng một cái tên khác.
Những phụ nữ tên Isis quyết không từ bỏ tên họ một cách dễ dàng. Cùng với kiến nghị, trang "Save Our Name" và khả năng hành động pháp lý, họ còn có ý định công bố một video gồm khoảng 20 phụ nữ tự giới thiệu bản thân. "Xin chào, tên tôi là Isis" và yêu cầu truyền thông ngừng sử dụng tên họ.
"Không nhất thiết phải làm tăng thêm những phản ứng mà chúng tôi đang phải trải qua", Martinez nói.
Như Tâm
Theo VNE
'Ông lớn' Kpop bị nghi chi tiền để được giữ tên Red Velvet Ngoài dự đoán của fan, công ty SM quyết không đổi tên gà mới. Mới đây, tân binh sắp ra mắt Red Velvet của công ty SM bỗng gặp rắc rối vì tên gọi đã được một ban nhạc indie sử dụng từ năm 2013. Nhóm Red Velvet indie này đã lên tiếng trách công ty SM không kiểm tra kĩ dữ liệu...