Bị giam oan hơn 300 ngày, lái tàu “vụ cầu Ghềnh” được bồi thường 322 triệu đồng Chia sẻ
Lái tàu trong vụ “tai nạn cầu Ghềnh” bị giam oan hơn 300 ngày, khi ra tòa phúc thẩm được HĐXX tuyên buộc phía bị đơn là Viện KSND TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bồi thường oan sai mức hơn 322 triệu đồng.
Ông Túy cho rằng số tiền tòa tuyên bồi thường chỉ một phần thiệt hại so với gần 300 ngày ông bị bắt giam oan.
Chiều 22/2, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa phúc thẩm xét xử tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Túy (lái chính tàu SE2 trong vụ tàu hỏa tông ôtô trên cầu Ghềnh khiến hai người chết, 22 người bị thương xảy ra vào năm 2011) với bị đơn là Viện KSND TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, HĐXX đã tuyên chấp nhận một phần kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm, buộc VKSND TP. Biên Hòa bồi thường số tiền hơn 322 triệu đồng cho ông Túy vì bị giam oan gần 300 ngày. Ngoài ra, VKSND TP Biên Hòa phải thực hiện xin lỗi công khai tại nơi làm việc của ông Túy và cơ quan truyền thông.
Trước đó, tháng 9/2016, TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) xử sơ thẩm tuyên án, yêu cầu bị đơn là Viện KSND TP Biên Hòa chính thức xin lỗi ông Túy, đồng thời tuyên buộc phải bồi thường số tiền hơn 274 triệu đồng cho ông Túy.
Diễn biến vụ việc xảy ra vào ngày 6/2/2011, ông Túy được phân công lái tàu SE2 đi từ ga Sài Gòn đến ga Mương Mán (Bình Thuận) cùng với phụ lái là ông Nguyễn Xuân Phú (51 tuổi, ngụ TP.Hồ Chí Minh). Khi tàu đi đến gần cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa) khoảng 1km, thấy tín hiệu đèn xanh (cho phép được đi tiếp) nên ông Túy tiếp tục cho tàu chạy.
Khi còn cách cầu Ghềnh khoảng 100m, ông Túy phát hiện có ánh đèn ô tô trên cầu chiếu ngược lại và phán đoán là có tai nạn trên cầu, nên ông Túy đã kéo thắng ở cấp độ khẩn cấp (cấp độ cao nhất – PV) nhưng tai nạn vẫn xảy ra làm 2 người chết và 22 người bị thương. Sau đó, ông Túy bị bắt giam và truy tố về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
Ngày 11/11/2011, ông Túy được cho tại ngoại. Ngày 11/3/2016, ông Túy và ông Phú nhận được quyết định đình chỉ bị can của Viện KSND TP.Biên Hòa. Từ đó, ông Túy làm đơn kiện Viện KSND TP.Biên Hòa ra TAND thị xã Thuận An (nơi ông Túy cư trú) đòi bồi thường vật chất 2,4 tỉ đồng.
Video đang HOT
Hiện trường vụ tai nạn trên cầu Ghềnh vào năm 2011.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Túy cho rằng mức bồi thường trên không thỏa đáng với những tổn thất mà Viện KSND TP Biên Hòa gây ra cho ông và gia đình trong thời gian ông bị tạm giam. Ông Túy cho rằng ông bị bắt giam oan sai là trên 9 tháng và bị truy tố đến ngày 11/3/2016 mới được đình chỉ bị can nên VKS ND TP.Biên Hòa phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần, thu nhập bị mất, giảm, tổn thất của gia đình cha mẹ, vợ con; tổn thất do bị giam, khởi tố, tuy tố theo và thiệt hại vật chất do suy giảm sức khỏe theo thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bồi thường nhà nước. Ông Túy yêu cầu tính mức thiệt hại, thu nhập bị mất giảm của ông từ tháng lương trước khi bị bắt giam là trên 15 triệu đồng/tháng.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKSND tỉnh Bình Dương yêu cầu tòa bác kháng cáo của ông Túy vì cho rằng kháng cáo không có cơ sở, không cung cấp được thêm những chứng cứ mới.
HĐXX cho rằng nguyên đơn không cung cấp thêm chứng cứ so với tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, sau khi xem xét những tài liệu, chứng cứ, tòa nhận thấy việc tính số tiền bồi thường thiệt hại ngày công gần 6 triệu đồng/tháng mà hơn 9 tháng ông Túy bị giam giữ oan là chưa đúng. Vì vậy, tổng số tiền bắt giam oan sau hơn 9 tháng là gần 52 triệu đồng. Trong khi thu nhập thực tế của ông Túy là 12 triệu đồng/tháng. Vì vậy, tòa thấy chấp nhận một phần yêu cầu trong kháng cáo của nguyên đơn.
Từ đó, HĐXX tuyên VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường hơn 81 triệu đồng tiền tổn thất thu nhập, hơn 161 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần, 10 triệu đồng tiền thuê người chăm con nhỏ khi vợ sinh, 70 triệu đồng tiền thuê luật sư, khoảng 10 triệu đồng tiền đi lại, lưu trú ngoài Hà Nội. Tổng số tiền mà VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường là hơn 322 triệu đồng.
Liên quan đến “vụ tai nạn cầu Ghềnh), lái phụ Nguyễn Xuân Phú cũng nộp đơn kiện VKSND TP Biên Hòa ra TAND quận 9 (TP.HCM) yêu cầu được bồi thường oan. Tòa này đã thụ lý nhưng chưa đưa ra xét xử.
Trung Kiên
Theo Dantri
Bị giam oan hơn 300 ngày, lái tàu "vụ cầu Ghềnh" được bồi thường 322 triệu đồng
Lái tàu trong vụ "tai nạn cầu Ghềnh" bị giam oan hơn 300 ngày, khi ra tòa phúc thẩm được HĐXX tuyên buộc phía bị đơn là Viện KSND TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bồi thường oan sai mức hơn 322 triệu đồng.
Ông Túy cho rằng số tiền tòa tuyên bồi thường chỉ một phần thiệt hại so với gần 300 ngày ông bị bắt giam oan.
Chiều 22/2, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa phúc thẩm xét xử tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Túy (lái chính tàu SE2 trong vụ tàu hỏa tông ôtô trên cầu Ghềnh khiến hai người chết, 22 người bị thương xảy ra vào năm 2011) với bị đơn là Viện KSND TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, HĐXX đã tuyên chấp nhận một phần kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm, buộc VKSND TP. Biên Hòa bồi thường số tiền hơn 322 triệu đồng cho ông Túy vì bị giam oan gần 300 ngày. Ngoài ra, VKSND TP Biên Hòa phải thực hiện xin lỗi công khai tại nơi làm việc của ông Túy và cơ quan truyền thông.
Trước đó, tháng 9/2016, TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) xử sơ thẩm tuyên án, yêu cầu bị đơn là Viện KSND TP Biên Hòa chính thức xin lỗi ông Túy, đồng thời tuyên buộc phải bồi thường số tiền hơn 274 triệu đồng cho ông Túy.
Diễn biến vụ việc xảy ra vào ngày 6/2/2011, ông Túy được phân công lái tàu SE2 đi từ ga Sài Gòn đến ga Mương Mán (Bình Thuận) cùng với phụ lái là ông Nguyễn Xuân Phú (51 tuổi, ngụ TP.Hồ Chí Minh). Khi tàu đi đến gần cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa) khoảng 1km, thấy tín hiệu đèn xanh (cho phép được đi tiếp) nên ông Túy tiếp tục cho tàu chạy.
Khi còn cách cầu Ghềnh khoảng 100m, ông Túy phát hiện có ánh đèn ô tô trên cầu chiếu ngược lại và phán đoán là có tai nạn trên cầu, nên ông Túy đã kéo thắng ở cấp độ khẩn cấp (cấp độ cao nhất - PV) nhưng tai nạn vẫn xảy ra làm 2 người chết và 22 người bị thương. Sau đó, ông Túy bị bắt giam và truy tố về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
Ngày 11/11/2011, ông Túy được cho tại ngoại. Ngày 11/3/2016, ông Túy và ông Phú nhận được quyết định đình chỉ bị can của Viện KSND TP.Biên Hòa. Từ đó, ông Túy làm đơn kiện Viện KSND TP.Biên Hòa ra TAND thị xã Thuận An (nơi ông Túy cư trú) đòi bồi thường vật chất 2,4 tỉ đồng.
Hiện trường vụ tai nạn trên cầu Ghềnh vào năm 2011.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Túy cho rằng mức bồi thường trên không thỏa đáng với những tổn thất mà Viện KSND TP Biên Hòa gây ra cho ông và gia đình trong thời gian ông bị tạm giam. Ông Túy cho rằng ông bị bắt giam oan sai là trên 9 tháng và bị truy tố đến ngày 11/3/2016 mới được đình chỉ bị can nên VKS ND TP.Biên Hòa phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần, thu nhập bị mất, giảm, tổn thất của gia đình cha mẹ, vợ con; tổn thất do bị giam, khởi tố, tuy tố theo và thiệt hại vật chất do suy giảm sức khỏe theo thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bồi thường nhà nước. Ông Túy yêu cầu tính mức thiệt hại, thu nhập bị mất giảm của ông từ tháng lương trước khi bị bắt giam là trên 15 triệu đồng/tháng.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKSND tỉnh Bình Dương yêu cầu tòa bác kháng cáo của ông Túy vì cho rằng kháng cáo không có cơ sở, không cung cấp được thêm những chứng cứ mới.
HĐXX cho rằng nguyên đơn không cung cấp thêm chứng cứ so với tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, sau khi xem xét những tài liệu, chứng cứ, tòa nhận thấy việc tính số tiền bồi thường thiệt hại ngày công gần 6 triệu đồng/tháng mà hơn 9 tháng ông Túy bị giam giữ oan là chưa đúng. Vì vậy, tổng số tiền bắt giam oan sau hơn 9 tháng là gần 52 triệu đồng. Trong khi thu nhập thực tế của ông Túy là 12 triệu đồng/tháng. Vì vậy, tòa thấy chấp nhận một phần yêu cầu trong kháng cáo của nguyên đơn.
Từ đó, HĐXX tuyên VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường hơn 81 triệu đồng tiền tổn thất thu nhập, hơn 161 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần, 10 triệu đồng tiền thuê người chăm con nhỏ khi vợ sinh, 70 triệu đồng tiền thuê luật sư, khoảng 10 triệu đồng tiền đi lại, lưu trú ngoài Hà Nội. Tổng số tiền mà VKSND TP.Biên Hòa phải bồi thường là hơn 322 triệu đồng.
Liên quan đến "vụ tai nạn cầu Ghềnh), lái phụ Nguyễn Xuân Phú cũng nộp đơn kiện VKSND TP Biên Hòa ra TAND quận 9 (TP.HCM) yêu cầu được bồi thường oan. Tòa này đã thụ lý nhưng chưa đưa ra xét xử.
Trung Kiên
Theo Dantri
Lái tàu vụ cầu Ghềnh được nâng mức tiền bồi thường oan sai TAND Bình Dương chấp nhận một phần bản kháng cáo của lái tàu bị bắt oan 9 tháng trong vụ tai nạn cầu Ghềnh năm 2011, buộc VKSND TP Biên Hòa (Đồng Nai) bồi thường thêm 48 triệu đồng. Ngày 22/2, TAND Bình Dương đã tuyên chấp nhận một phần bản kháng cáo của ông Nguyễn Văn Túy (lái tàu trong vụ tai...