Bị gấu tấn công, người đàn ông tự cắt đứt tay để thoát thân
Người đàn ông Thụy Sĩ dùng dao bỏ túi cắt đứt một phần cánh tay sau khi bị gấu cắn tại một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã ở Chiang Mai, Thái Lan.
Tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã thò tay vào chuồng gấu để cho nó ăn thì bất ngờ bị con vật cắn vào cánh tay. Ảnh: Straitstimes
Ngày 29/1, các hãng tin Thái Lan đưa tin sự việc xảy ra vào chiều 25/1 vừa qua. Stefan Specogna (32 tuổi), một tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã, đã bị thương nặng sau khi bị một con gấu đen cắn trong khu bảo tồn động vật hoang dã ở Chiang Dao, Chiang Mai.
Được biết, thời điểm xảy ra vụ việc, Stefan Specogna đưa tay vào chuồng gấu đen để cho con vật ăn thì bất ngờ bị nó cắn lấy cánh tay không chịu buông.
Quá bàng hoàng và lo sợ cho tính mạng của bản thân, người đàn ông quyết định dùng dao bỏ túi cắt đứt cánh tay của mình để thoát thân. Những người chứng kiến sự việc đã chạy đến sơ cứu và đưa anh đến bệnh viện Chiang Dao trong tình trạng cánh tay bị thương từ khuỷu tay trở xuống.
Sau đó, anh được chuyển đến một bệnh viện tư nhân ở Chiang Mai để tiến hành phẫu thuật. Phần cánh tay bị mất được tìm thấy trong tình trạng không còn nguyên vẹn.
Tờ The Sun dẫn lời một người dân địa phương ca ngợi Stefan Specogna là người có trái tim nhân hậu, vì anh thà chặt đứt cánh tay của mình còn hơn làm tổn thương con gấu.
Video đang HOT
Con gấu được giải cứu vào năm 2013 sau khi bị lạc ngoài rừng và được đưa đến công viên quốc gia trước khi được chuyển đến khu bảo tồn động vật hoang dã.
Gấu đen châu Á là loài dễ bị tổn thương do diện tích rừng bị thu hẹp, nạn săn trộm và các mối đe dọa khác. Mặc dù thường có vẻ nhút nhát nhưng nó hung dữ với con người hơn gấu nâu Á-Âu hoặc gấu đen Mỹ.
Gấu lớn xuất hiện ở miền quê Nhật Bản, gợi nhớ thảm kịch 109 năm trước
Một con gấu lớn được phát hiện gần ngôi làng phía bắc Sankebetsu, nơi từng có vụ gấu nâu thảm sát 7 người dân địa phương vào tháng 12/1915.
Một con gấu nâu ở Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock
Gần đây, một con gấu nâu ước tính dài khoảng 2 mét từ mũi đến đuôi, đã nhiều lần được nhìn thấy ở khu vực chỉ cách làng Sankebetsu, Hokkaido vài km. Vụ việc dấy lên nỗi lo sợ cho người dân địa phương, vì đây chính là nơi xảy ra thảm kịch một con gấu nâu giết chết 7 người dân địa phương và làm bị thương 3 người khác trong cơn thịnh nộ kéo dài 6 ngày vào tháng 12/1915.
Vụ việc đã trở thành câu chuyện lưu truyền mãi về sau trong loạt phim truyền hình, phim ảnh và truyện tranh, đồng thời được nhiều người cho là cuộc đối đầu tồi tệ nhất giữa động vật và người định cư trong lịch sử Nhật Bản.
Tờ Asahi đưa tin, mối lo ngại về một loài săn mồi mạnh mẽ khác đang rình mò trong khu vực đã tăng cao sau bốn lần nhìn thấy con gấu, trong khoảng thời gian 6 ngày tính đến ngày 10/1. Ba trong số những lần đó là do những người lái xe ủi tuyết nhìn thấy và báo cáo lại khi họ dọn đường vào đất liền từ thị trấn ven biển Obira, Hokkaido, Nhật Bản.
Các nhân viên của thị trấn cho biết họ nhìn thấy con gấu đang ăn thứ có vẻ là một con nai và trong một lần khác, chúng đang chôn xác một con mồi. Cũng có nhiều báo cáo về dấu vết của gấu trong lớp tuyết dày, bao gồm cả dấu vết gần một ngôi nhà ở ngoại ô Obira.
Yurie Tano - người phát ngôn của thị trấn chỉ có 2.781 cư dân, cho biết: "Năm ngoái, chúng tôi chỉ có một báo cáo về việc nhìn thấy một con gấu gần thị trấn. Chúng tôi rất hiếm khi nhìn thấy bất kỳ con gấu nào gần đây, nhưng chúng ở trên những ngọn đồi gần đó và chúng tôi đã yêu cầu mọi người đề phòng".
Các quan chức địa phương đã đến từng nhà trong cộng đồng để cảnh báo người dân về mối nguy hiểm tiềm tàng, với những người sống trong các khu nhà ở ngoại ô thị trấn và những người ở các thung lũng biệt lập được coi là có nguy cơ đặc biệt.
Yurie Tano xác nhận rằng các thợ săn địa phương đã đặt ít nhất một cái bẫy, mặc dù cô không chắc liệu những người thợ săn có ý định bắn con gấu hay chỉ bẫy nó và thả nó ở một khu vực nào đó xa xôi hơn ở Hokkaido.
Do lịch sử của khu vực, không có gì đáng ngạc nhiên khi những cảnh tượng này khiến người dân địa phương lo lắng.
Năm 1915, ban đầu một con gấu nâu đã mò vào làng Sankebetsu để "ăn trộm" ngô và vật nuôi. Khi nó quay trở lại vài ngày sau đó, đã bị một nông dân địa phương bắn bị thương. Người dân địa phương tin rằng điều đó sẽ đủ để ngăn chặn con gấu tiếp cận khu định cư của họ lần nữa, nhưng không ngờ điều ngược lại đã xảy ra.
Con gấu đột nhập vào nhà của một người nông dân và gia đình anh ta vào ngày 9/12, giết chết một em bé và vợ của người nông dân khi cô chạy trốn trong tuyết. Trốn tránh lực lượng tuần tra có vũ trang, con gấu đã xuyên thủng bức tường gỗ của một trang trại khác vào ngày hôm sau, tiếp tục giết chết 5 phụ nữ và trẻ em.
Trong những ngày tiếp theo, con quái thú đã trốn tránh được nhiều thợ săn và binh lính được cử đến làng và lục soát những ngôi nhà bị người dân địa phương bỏ hoang. Phải đến ngày 14/12, binh lính mới truy lùng được con gấu và tiêu diệt nó. Khi đó, con gấu có chiều dài đến 2,7 mét và nặng 340kg.
Kevin Short, một nhà tự nhiên học và giáo sư nhân chủng học tại trường Đại học Nghiên cứu Thông tin Tokyo cho biết: "Đã có nhiều người nhìn thấy nhiều gấu hơn ở khắp Hokkaido trong vài năm qua, một phần do có ít thợ săn hơn trước đây và số lượng hươu đã tăng lên".
Ông chia sẻ: "Mặc dù lẽ ra gấu đang ngủ đông vào thời điểm này trong năm, nhưng có vẻ như việc có sẵn nhiều con mồi đã khiến chúng ra ngoài sớm hơn".
Ngày càng có nhiều cuộc chạm trán giữa gấu và con người ở Hokkaido. "Gấu cũng đang tiến gần hơn đến các khu định cư của con người, vì trước đây những khu rừng đóng vai trò là vùng đệm giữa những ngọn núi và các thị trấn do cộng đồng địa phương quản lý, nhưng giờ không còn được chăm sóc nữa. Điều đó có nghĩa là những con gấu có thể đến rất gần các ngôi nhà trước khi bị phát hiện và chúng cũng bớt sợ hãi con người hơn trước đây", Kevin Short nói.
Nhưng ông cũng cảnh báo không nên phản ứng thái quá khi phát hiện một con gấu ở ngoại ô thị trấn, ngay cả khi đó là một con gấu lớn.
"Con gấu này chưa tấn công ai và nó cũng chưa mạo hiểm vào trung tâm thị trấn nên tôi thực sự không thấy có vấn đề gì. Việc nhìn thấy một con gấu trên đồi là điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên và chúng ta không nên hoảng sợ khi điều này xảy ra. Mặc dù chuyện này xảy ra gần Sankebetsu và vụ việc đó rất nổi tiếng, nhưng chúng tôi không thể phản ứng thái quá mỗi khi ai đó nhìn thấy một con gấu", ông nói thêm.
Chìa khóa để du lịch Chiang Mai (Thái Lan) phát triển bền vững Là thành phố lớn thứ 2 của "xứ sở Chùa Vàng" Thái Lan, Chiang Mai là một điểm đến du lịch rất nổi tiếng bởi những tuyệt tác kiến trúc do thiên nhiên và con người tạo nên, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Chùa Phrathat Doi Suthep - một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng...