Bị FBI “chọc tức,” Nga đòi điều tra vụ Mỹ đưa người tới Mặt Trăng
Một phát ngôn viên ủy ban điều tra Nga đã yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế nhằm vào cuộc đổ bộ xuống Mặt Trăng của Mỹ hồi năm 1969.
Nga đòi điều tra vào vụ biến mất một đoạn phim ghi hình vụ hạ cánh của tàu Apollo lên Mặt Trăng vào năm 1969.
Động thái diễn ra ngay sau khi Mỹ mở cuộc điều tra vào Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), phủ bóng nghi ngờ quanh sự công bằng và trung thực khi lựa chọn Nga là nước đăng cai World Cup tiếp theo.
Chín quan chức FIFA đã bị bắt trong cuộc điều tra do Mỹ và Thụy Sĩ thực hiện, nhằm vào cáo buộc tham nhũng. Vụ bê bối đã dẫn tới việc Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter, phải từ chức.
Cả Nga và Qatar đều bác bỏ thông tin nói quyền đăng cai của họ có liên quan tới các sai phạm ở FIFA. Tuy nhiên gần đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận với tờ Telegraph về việc đang mở cuộc điều tra, nhằm vào những thỏa thuận tài trợ cho các giải đấu bóng đá tổ chức ở 2 nước trên.
Trong bài viết trên tờ Izvestia, ông Vladimir Markin, phát ngôn viên Ủy ban điều tra liên bang Nga, đã chống lại cuộc điều tra của FBI.
Theo Markin, Mỹ đã vượt quá ranh giới khi điều tra FIFA và tự coi mình là những “trọng tài tối cao của bóng đá quốc tế.” Ông cáo buộc Mỹ đã phớt lờ các vấn đề tham nhũng đang hình thành ở nước này.
Video đang HOT
Tiếp đó, ông đưa ra nhiều cáo buộc khác, gồm việc nghi ngờ Mỹ từng đưa người lên Mặt Trăng. Theo ông, cần phải mở một cuộc điều tra vào vụ biến mất một đoạn phim ghi hình vụ hạ cánh của tàu Apollo lên Mặt Trăng vào năm 1969. Ông cũng muốn kiểm tra 400kg đá mà các phi hành gia Mỹ đã mang về sau các nhiệm vụ Apollo, xem chúng có thực sự là đá Mặt Trăng hay không.
Năm 2009, NASA thừa nhận họ đã xóa đoạn video ghi lại cảnh hạ cánh vì các lý do ngân sách. Nhưng sau đó đoạn video đã lại được phục hồi nhờ hoạt động lưu trữ nội dung truyền hình của thời hiện đại. Trong khi đó, kho đá Mặt Trăng đang được lưu giữ tại Trung tâm không gian Lyndon B. Johnson ở Texas.
Markin cũng nói rằng trong 25 năm qua, Washington đã cài các quan chức xấu xa vào Ukraine thời hậu Liên Xô, dẫn tới cuộc nội chiến ở miền Đông nước này hiện nay.
Theo ông, cơ quan điều tra Mỹ nên điều tra khả năng tham nhũng trong sự kiện World Cup 1994 tổ chức ở Mỹ. Tuy nhiên ông không cho biết vì sao Mỹ phải mở cuộc điều tra này./.
Theo Linh Vũ (Vietnam )
WSJ đánh giá cuộc gặp cấp cao Nga-Mỹ ở Sochi
Theo "Nhật báo Phố Uôn" (WSJ), trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Nga giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, và sau đó là với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 12/5 ở Sochi, hai bên đã cam kết cùng nhau hợp tác để giải quyết khủng hoảng ở Ukraine và Syria...
Ngoại trưởng Mỹ hội kiến Tổng thống Nga Putin ngày 12/5. (Ảnh:AFP/TTXVN)
... Lời lẽ khoa trương của đôi bên đã dịu bớt bất chấp những bất đồng gay gắt.
Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry cho biết cả hai phía không tìm kiếm "đột phá lớn" trong bất cứ vấn đề cụ thể nào, song tìm cách duy trì liên lạc thậm chí trong bối cảnh quan hệ vẫn căng thẳng. Ông Kerry đã cảm ơn Tổng thống Putin dành thời gian tiếp mình và cho biết họ đã có cuộc đối thoại "nghiêm túc, đáng kể".
Điều đáng chú ý là sự thay đổi trong giọng điệu, phía Nga cũng ca ngợi các cuộc gặp ngày 12/5 như động thái thăm dò tiến tới khôi phục quan hệ. Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời trợ lý Tổng thống Yuri Ushakov nói: "Ít nhất đây là biểu hiện về những tín hiệu hiểu biết đầu tiên rằng 2 nước lớn cần nối lại hợp tác bình thường".
Ông Kerry đã thảo luận với người đồng cấp Lavrov trong gần 4 giờ và sau đó thảo luận tiếp 4 tiếng nữa với Tổng thống Putin. Điện Kremli đã để Washington phải hồi hộp về khả năng Tổng thống Putin gặp ông Kerry, và chỉ xác nhận sự kiện này 1 tiếng trước khi ông Kerry tới. Theo ông Ushakov ý tưởng về chuyến thăm là của Washington .
Các nhà lãnh đạo phương Tây chủ yếu tránh Nga kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine trở nên sâu sắc. Đầu năm nay ông Kerry đã hoãn chuyến thăm Moskva để gặp ông Putin khi giao tranh bùng phát tại miền Đông Ukraine.
Các quan chức Mỹ đã thận trọng trước các cuộc gặp ngày 12/5, điều phản ánh những kỳ vọng thấp của họ. Mặt khác, Moskva lại sử dụng ngôn từ gay gắt với Washington, chỉ trích Mỹ khiến cho quan hệ rơi vào "giai đoạn khó khăn".
Trước khi gặp ông Kerry, Tổng thống Putin đã yêu cầu tiếp tục củng cố các lực lượng vũ trang Nga. Phát biểu trước các lãnh đạo quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng, Tổng thống Putin tuyên bố Nga cần trang bị lại công nghiệp quân sự để thay thế các nhà cung cấp nước ngoài, trong đó có các nhà cung cấp Ukraine, nước đã ngừng buôn bán chủ yếu do nguyên nhân chính trị. Nhiều mặt hàng nhập khẩu của Nga đã bị ảnh hưởng bới các biện pháp trừng phạt của phương Tây do hành động của nước này ở Ukraine.
Sau cuộc gặp, hai ông Kerry và Lavrov đã nhấn mạnh tới bất đồng về Ukraine song cam kết sử dụng ảnh hưởng của mình để đảm bảo tiếp tục thực thi thỏa thuận hòa bình kéo dài 3 tháng giữa lực lượng của chính phủ Kiev và phe li khai tại Ukraine. Hai ông cũng thảo luận việc nối lại đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập ở Syria, và thông báo họ sẽ tiếp tục hợp tác hướng tới mục tiêu này trong vài tuần tới. Mỹ và Nga cũng thảo luận các cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran và nhấn mạnh sự đoàn kết trong tiếp xúc với Tehran, cũng như bất ổn tại Trung Đông và chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Ông Kerry dự kiến sẽ nêu sự phản đối của Mỹ đối với việc Nga bán hệ thống phòng không S-300 tiên tiến cho Iran, song theo ông Lavrov, điều này đã không xảy ra. Ông Kerry cho biết Mỹ phản đối thương vụ này song nó "có thể cho phép" theo thỏa thuận đạt được tại LHQ.
Ngay sau khi tới Sochi, ông Kerry và ông Lavrov đã tham dự lễ đặt vòng hoa tại tượng đài chiến tranh Zavokzalny, nhằm tưởng nhớ hơn 2.000 lính Nga thiệt mạng tại các bệnh viện của Sochi trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Theo ông Ushakov trong cuộc gặp với Tổng thống Putin, ông Kerry đã bày tỏ lòng biết ơn "về tình cảm và rộng rãi" với người dân Xô Viết vì những đóng góp của họ trong việc đánh bại phát xít Đức.
Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, cho rằng ông Putin có lẽ sẽ vui mừng trước sự kính phục này của ông Kerry, 2 ngày sau kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh ở châu Âu. Ông Trenin bình luận: "Nỗ lực tỏ lòng kính trọng, 2 ngày sau kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh ở châu Âu. Tính tới tính cách của Putin, ít nhất đây là dấu hiện thể hiện sự tôn trọng nào đó. Là dấu hiệu ông sẵn sàng cho đối thoại".
Theo ông Ushakov, ông Putin đã mời ông Kerry uống rượu địa phương sau cuộc hội đàm, để bầu không khí thoải mái hơn. Ông được Interfax dẫn lời nói: "Cả hai bên thể hiện mong muốn đàm phán một cách điềm tĩnh và không chính thức. Theo quan điểm của tôi đó là dấu hiệu tốt".
Sau Sochi, Ngoại trưởng Kerry tới Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) để ngày 13/5 tham dự cuộc họp các ngoại trưởng NATO. Tham gia cùng ông Kerry trong cuộc gặp với Tổng thống Putin có Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft. Cùng tham gia với ông Putin có trợ lý đối ngoại hàng đầu Điện Kremli, Yuri Ushakov và Ngoại trưởng Lavrov.
Theo Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)
baotintuc.vn
Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu điều tra toàn diện vụ quỹ đen Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa yêu cầu điều tra toàn diện vụ bê bối quỹ đen, sau khi Thủ tướng nước này đệ đơn từ chức vì cáo buộc dính líu vụ hối lộ chấn động Hàn Quốc. "Việc truy tố phải làm sáng tỏ mọi việc thông qua cuộc điều tra toàn diện", hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm...