Bị dứt tình, đón xe từ Huế vào Đà Nẵng để “xử” bạn gái
Sau khi hai bên nảy sinh mâu thuẫn, bạn gái ngỏ lời chia tay và còn gửi hình chụp với người mới, Tùng tức giận đón xe từ Huế vào Đà Nẵng với ý định giết chị D rồi tự sát…
Ngày 23/12, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trần Phi Tùng (SN 1995, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội “ Giết người”.
Theo cáo trạng, đầu năm 2023, Trần Phi Tùng và chị N.T.D (SN 2001) cùng làm việc tại một quán ăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và nảy sinh tình cảm yêu thương nhau. Trong thời gian yêu nhau, giữa Tùng và chị D phát sinh mâu thuẫn và Tùng từng đánh bạn gái.
Đến khoảng giữa tháng 6/2023, chị D nói lời chia tay với Tùng nhưng Tùng không đồng ý và đe dọa đòi giết. Để tránh mặt Tùng, chị D nghỉ việc ở quán ăn, chuyển qua bán dừa quả tại chợ Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Tối ngày 6/8, Tùng nhắn tin cho chị D trách móc, chửi và tiếp tục đe dọa.
Sáng hôm sau, Tùng đón xe khách từ Huế vào Đà Nẵng đến chợ Hòa Cầm và dùng tay đánh chị D. Tiếp đó, đối tượng đè người chị D xuống bàn và vớ lấy con dao chặt dừa chém liên tiếp 4-5 nhát vào vùng đầu, vùng cổ bạn gái. Chị D la hét kêu cứu và dùng hai tay ôm cổ để tránh những nhát dao tàn độc tiếp đó của Tùng.
Khi mọi người can ngăn thì Tùng dùng dao tự chặt vào cổ của mình 5 nhát để tự tử. May mắn là do lưỡi dao cùn nên cả Tùng và chị D chỉ bị thương tích, không nguy hiểm đến tính mạng. Tùng được đưa vào bệnh viện sơ cứu vết thương. Tại đây, khi gặp chị D đang được các bác sĩ chăm sóc, Tùng còn tiếp tục dùng tay đánh vào mặt chị D.
Video đang HOT
Tại phiên xét xử, Tùng khai, chỉ vì quá yêu nên bị cáo mới muốn níu kéo tình cảm và ghen tuông. Trong khi tình cảm bị cáo dành cho chị D vẫn còn thì chị D đã có tình mới và còn chụp ảnh với người mới gửi cho Tùng, đồng thời nhắn tin cho bị cáo thách thức. “Mục đích của bị cáo là giết D, sau đó cũng kết thúc cuộc đời mình để không còn phải đau khổ”- Tùng khai nhận trước tòa.
Cáo trạng của VKS truy tố Trần Phi Tùng tội “Giết người”, tội phạm và hình phạt quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS. Tuy nhiên tại phiên xét xử, VKS thay đổi truy tố bị cáo theo điểm q, phạm tội vì động cơ đê hèn.
Sau khi xem xét, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Trần Phi Tùng mức án 10 năm 6 tháng tù về tội “Giết người” và bồi thường thêm 15 triệu đồng cho bị hại.
Cái giá phải trả từ vụ nổ súng dưới chân đèo Hải Vân
2 băng nhóm với hơn 20 thanh niên dùng dao, rựa, bom xăng, vỏ chai bia... để đâm chém nhau, rồi dùng súng bắn liên tiếp vào 5 người ngay dưới chân đèo Hải Vân (nối liền 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) đã khiến 2 người tử vong và 3 người khác bị thương tật vĩnh viễn.
Để rồi hôm nay, có kẻ lãnh án tử hình, có kẻ nhận mức án chung thân...
"Hỏi thăm" để trả thù
Đã gần 1 năm rưỡi trôi qua nhưng nhiều người dân sống dưới chân đèo Hải Vân ở gần cầu Lăng Cô (nối giữa 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ án hơn 20 trai làng la hét, nổ súng, sử dụng bom xăng, dao, vỏ chai bia... để giải quyết mâu thuẫn. Cho đến khi 2 thanh niên trong số này nằm gục xuống đường sau khi bị dính đạn thì việc đánh nhau mới dừng lại.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Theo hồ sơ vụ án, do có mâu thuẫn với nhau từ trước giữa nhóm của Nguyễn Tấn Vinh và nhóm Bùi Huy Hiếu. Đỉnh điểm là việc Vinh và Bùi Văn Kiều bị nhóm của Hiếu đánh vào tối ngày 30/6/2022 tại quán karaoke Google Sing ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nơi Hiếu làm việc do xích mích trong việc hát hò và tính tiền. Vì vậy, giữa Vinh và Hiếu đã có những hành động thách thức lẫn nhau.
Chiều 2/7/2022, sau khi Vinh nhận được điện thoại của Lê Anh Tấn hỏi về việc Vinh bị nhóm của Hiếu đánh và hỏi có muốn đi "hỏi thăm" nhóm của Hiếu không. Vốn là dân "anh chị" nên nghe vậy Vinh liền đồng ý dạy cho Hiếu một bài học. Vinh đã gọi cho các bạn của mình gồm Hồ Thanh Pháp; Nguyễn Chí Thành; Trương Văn Ký; Bùi Văn Kiều; Trương Công Nô. Pháp gọi thêm Nguyễn Xuân Trí cùng đến nhà anh Đan tại tổ dân phố An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) ngồi ăn uống với nhau và thống nhất đi tìm nhóm Hiếu để đánh trả thù. Do biết nhóm của Hiếu đông người nên Nguyễn Chí Thành gọi cho Lê Văn Linh, Lê Văn Linh gọi cho Võ Đức Thọ cùng tham gia.
Sau khi gọi điện đông đủ các đối tượng trong nhóm, nhóm của Vinh chuẩn bị hung khí và cùng tập trung đến quán sửa xe mô tô Hà tại phía Nam chân cầu Lăng Cô - ngay dưới chân đèo Hải Vân rồi cất giấu hung khí tại khu vực này. Lúc này, do người đông nhưng hung khí ít nên Nguyễn Xuân Trí điều khiển xe máy chạy đến nhà Đỗ Hữu Tịch (sinh năm 1995, trú tại tổ dân phố Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) để tìm thêm hung khí nhưng không có. Tại đây, Vinh cử Thành và Ký đến quán karaoke Google Sing nơi Bùi Huy Hiếu làm việc để nắm tình hình. Sau khi Thành gọi điện về cho Vinh thông báo, Hiếu đang có mặt tại quán thì cả nhóm của Vinh cũng đồng loạt chạy đến quán karaoke. Tuy nhiên, do thời điểm này quán đông người nên nhận thấy việc "thanh toán" Hiếu tại quán sẽ bất lợi nên nhóm của Vinh quyết định rút về và đến tập trung tại khu tái định cư Đảo Ngọc tổ dân phố Hải Vân (thị trấn Lăng Cô). Tại đây Vinh đã gọi điện cho Bùi Huy Hiếu thông báo việc nhóm của mình vừa tìm đến quán của Hiếu để tìm đánh Hiếu và có những lời lẽ thách thức. Sau đó, cả nhóm Vinh tập trung ăn nhậu. Khoảng 21h30 cùng ngày, Bùi Huy Hiếu sau khi làm xong việc đã gọi điện nói chuyện với Vinh và cho biết nhóm Hiếu đã đến cầu Lăng Cô, nhóm của Vinh ở đâu thì ra đó đánh nhau.
Toàn cảnh phiên tòa xét xử 11 bị cáo
Thủ súng, bom xăng... để đánh đối phương
Trước khi đi "hỏi thăm" Hiếu, ngoài số hung khí đã được chuẩn bị, Vinh mua thêm 1 két vỏ bia mang theo với mục đích dùng làm hung khí đánh nhau. Nhóm của Vinh rời quán nhậu và di chuyển đến quán mô tô Hà gần chân cầu Lăng Cô. Do người đông mà hung khí không đủ nên Pháp và Trí chạy về nhà Pháp lấy thêm 1 khẩu súng hơi bắn đạn chì và mua xăng để cùng đồng bọn làm bom xăng. Theo cơ quan điều tra, việc Pháp và Trí về nhà Pháp lấy súng đem đi đánh nhau các đối tượng trong nhóm của Vinh đều biết nhưng không ai can ngăn. Khẩu súng tự chế này trước đó được Pháp đặt mua trên mạng.
Cầu Lăng Cô, dưới chân đèo Hải Vân - nơi xảy ra vụ hỗn chiến
Đến khoảng 22h cùng ngày, nhóm của Hiếu gồm 10 người: Bùi Huy Hiếu (sinh năm 1986), Phan Kim Khánh (sinh năm 1991), Nguyễn Nguyên Hoàng (sinh năm 1990), Nguyễn Văn Quốc (sinh năm 2001), Nguyễn Văn Đông (sinh năm 2002), Nguyễn Hữu Tuấn (sinh năm 1986), Nguyễn Hữu Tuấn (sinh năm 1995), Nguyễn Văn Giàu (sinh năm 2003), Tôn Thất Banh (sinh năm 1992), Dương Công Hiếu (sinh năm 1998, cùng trú tại tổ dân phố Lập An, thị trấn Lăng Cô) đi xe máy mang theo rựa, gậy, vỏ chai bia, vỏ chai nước ngọt kéo đến khu vực cầu Lăng Cô. Trong khi đó, nhóm của Vinh tổng cộng 11 người, gồm: Nguyễn Tấn Vinh (sinh năm 1987), Hồ Thanh Pháp (sinh năm 1999), Lê Anh Tấn (sinh năm 1993), Nguyễn Chí Thành (sinh năm 1997), Lê Văn Linh (sinh năm 1998), Nguyễn Xuân Trí (sinh năm 1996), Trương Văn Ký (sinh năm 1998), Bùi Văn Kiều (sinh năm 1994), Võ Đức Thọ (sinh năm 1984), Trương Công Nô (sinh năm 1994), Bùi Tấn Hải (sinh năm 1993, cùng trú tại thị trấn Lăng Cô). Nhóm của Vinh mang theo 1 khẩu súng hơi bắn đạn chì, dao tự chế, gậy ba khúc, nhiều vỏ chai bia, trong đó có loại vỏ chai có xăng bên trong... Nhóm của Vinh cũng sẵn sàng hung khí chạy bộ lên cầu Lăng Cô.
Khi hai nhóm đang dùng hung khí đánh nhau, dùng vỏ chai bia, chai nước ngọt ném vào nhau, thì Hồ Thanh Pháp bất ngờ dùng khẩu súng hơi lắp băng đạn vào và bắn 6 phát nhằm vào các đối tượng thuộc nhóm Hiếu, làm cho 2 người bị thương gục xuống mặt cầu. Lúc này, nhiều người dân đang ngủ nghe tiếng thất thanh bên ngoài, chạy ra thì chứng kiến sự việc và gọi điện đến Công an. Lúc này, cả hai nhóm mới ngừng đánh nhau và một số đối tượng bỏ chạy. Nhóm Hiếu đưa những người bị thương về Trạm y tế thị trấn Lăng Cô sơ cứu, sau đó thấy tính mạng những người này nguy kịch nên thuê xe taxi đưa vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để cấp cứu. Hậu quả, Phan Kim Khánh tử vong trên đường đi cấp cứu; Bùi Huy Hiếu được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đến ngày 6/7/2023 cũng đã tử vong. Đối với Nguyễn Văn Giàu bị tổn thương cơ thể 58%, Dương Công Hiếu tổn thương cơ thể 27%, Tôn Thất Banh tổn thương cơ thể 15% do đạn chì bắn vào vùng ngực, bụng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y xác định nguyên nhân chết đối với tử thi Phan Kim Khánh, Bùi Huy Hiếu. Trong đó, nguyên nhân chết của Khánh là do sốc mất máu và suy hô hấp tối cấp do vết thương ngực hở, thủng phổi và động mạch chủ. Cơ chế hình thành tổn thương nghi ngờ đạn súng hơi nén gây nên. Đối với cái chết của Hiếu được kết luận do suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng do các vết thương đạn vùng ngực phải, bụng phải... Công an thu giữ 1 khẩu súng hơi bắn đạn chì dài 93 cm, báng súng gấp lại được, trên thân súng có ghi chữ "TACTICAL", 3 viên đạn chì... Ngay trong đêm xảy ra vụ án mạng, hơn một trăm cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an huyện Phú Lộc và các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẩn trương khám nghiệm hiện trường, điều tra và lần lượt bắt giữ 11 đối tượng gây án.
Vướng vào lao lý vì muốn giúp bạn
Hầu hết các bị cáo trong số 11 bị cáo trong vụ án giết người không ngờ rằng, chỉ vì trong phút chốc nông nổi, chỉ vì muốn giúp cho bạn để dằn mặt mà không ngờ lại đẩy sự việc đi quá xa. Để rồi hôm nay, các bị cáo phải vướng vòng lao lý, đối diện với bản án nghiêm khắc. Trong đó, bị cáo Hồ Thanh Pháp bị tuyên mức án tử hình bởi đã dùng súng bắn liên tục vào 5 người của nhóm Hiếu. Thời điểm gây án, Hồ Thanh Pháp chỉ mới 23 tuổi, chưa có vợ con và con đầu trong gia đình có 2 anh em. Tại phiên tòa, bố mẹ Pháp như "sét đánh ngang tai" khi tòa tuyên con trai mình mức án tử hình và cũng là bị cáo duy nhất trong vụ án lãnh mức án này. Nhiều người đến dự khán cũng khá bất ngờ khi biết cánh cửa cuộc đời đã đóng sập lại với một thanh niên còn quá trẻ, chỉ vì muốn giúp bạn giải quyết mâu thuẫn.
Vốn là những người lương thiện, cả cuộc đời này, ông Hồ L. và bà Dương Thị H. (mẹ của Hồ Thanh Pháp) chăm chỉ lao động, quanh năm đánh bắt cá trên sông với khao khát nuôi con ăn học đến nơi đến chốn nhưng khi học đến năm 12 thì Pháp nghỉ học. Dù đã khuyên con tiếp tục theo con chữ nhưng không thành nên bố mẹ Pháp vận động con đi nghĩa vụ quân sự. Sau 2 năm ra quân, Pháp trở về địa phương làm nghề lao động tự do và chưa một lần vi phạm pháp luật. Cho đến hôm, Nguyễn Tấn Vinh gọi điện rủ Pháp đi đánh nhau giúp Vinh để trả thù thì Pháp vì cả nể bạn bè mà đã nhận lời tham gia. Sau khi có mặt tại địa điểm tập trung, Pháp nhớ lại, trước đây có đặt mua khẩu súng để bắn chim đang cất giữ ở nhà nên chạy về lấy để thủ thân khi cần. Trong khi hai băng nhóm dùng hung khí, Pháp bất ngờ dùng súng bắn liên tiếp vào 5 người trong nhóm đối phương khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương tật vĩnh viễn. Những ngày bị tạm giam, khi nghe tin 2 nạn nhân tử vong, Pháp tỏ ra hối hận, giày vò nhưng sự hối hận này đã quá muộn màng. Bản án tử hình dành cho Pháp là đúng người, đúng tội bởi hành vi của Pháp được nhận định là rất dã man, côn đồ, xem thường tính mạng của nhiều người... Qua đây, cũng là bài học đắt giá cho những trai làng có "máu lạnh".
Ngoài bị cáo Hồ Thanh Pháp, 9 bị cáo còn lại (phần lớn đều có hoàn cảnh khó khăn), có bị cáo chưa vợ, có bị cáo có vợ dại con thơ... cũng đang đối mặt với bản án nghiêm khắc chỉ vì muốn giúp cho bạn mình là Nguyễn Tấn Vinh "hỏi thăm" đối thủ. Một bị cáo đã thốt lên rằng: Giá như khi nghe Pháp gọi điện rủ đánh nhau thì có lời khuyên can bạn thì hậu quả sẽ không tồi tệ như hôm nay khiến 2 người mất mạng, 3 người thương tật, người tử hình, người chung thân... Và đằng sau đó là 21 gia đình, người thân của 21 đối tượng của 2 băng nhóm đánh nhau cũng khổ sở, bỏ công ăn việc làm để theo con, theo chồng. TAND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, 11 bị cáo trong nhóm Nguyễn Tấn Vinh phạm tội thuộc trường hợp đồng phạm. Trong đó, Nguyễn Tấn Vinh là người khởi xướng nên đóng vai trò chính. Hồ Thanh Pháp dùng súng hơi bắn làm tử vong 2 người, bị thương 3 người nên đóng vai trò thứ hai.
Các bị cáo còn lại là những người thực hành và giúp sức tích cực. Sau 2 ngày xét xử, ngày 24/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên án 11 bị cáo phạm tội "Giết người", trong đó tuyên phạt Hồ Thanh Pháp mức án tử hình; Nguyễn Tấn Vinh tù chung thân; Lê Anh Tấn 14 năm tù; Nguyễn Xuân Trí 12 năm tù; Nguyễn Chí Thành, Lê Văn Linh, Trương Văn Ký cùng mức án 8 năm tù; Bùi Văn Kiều, Võ Đức Thọ, Trương Công Nô với mức án 7 năm 6 tháng tù; Bùi Tấn Hải 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Nhậu từ trưa tới khuya rồi dùng kéo đâm chết bạn rượu Đến 9h30 ngày 28/11, hàng chục cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công an huyện Phú Lộc và Công an xã Vinh Hiền đang nỗ lực truy tìm đối tượng dùng kéo đâm chết bạn thân sau chầu nhậu. Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h40 ngày 27/11, ngay trước quán...